Thời điểm chín muồi để làm cuộc cách mạng sắp xếp bộ máy
Với phương châm "tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả", chủ trương sắp xếp tinh gọn bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đang được triển khai mạnh mẽ nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động của bộ máy, giảm chồng chéo, tiết kiệm ngân sách, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, tạo tiền đề đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới. Trong đó, việc bỏ cấp huyện và sáp nhập tỉnh là một trong những nội dung quan trọng được đặt ra, nhằm đơn giản hóa bộ máy hành chính, giảm bớt các khâu trung gian, đồng thời tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả hơn.
Câu chuyện sáp nhập, tinh giản cũng vì vậy mà trở thành vấn đề thời sự, mối quan tâm rất lớn của người dân trên mọi miền đất nước thời gian gần đây. Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh đã dành cho Thời báo VTV một cuộc trò chuyện mà như lời ông: "không chỉ là vấn đề thời sự, nó còn là câu chuyện của cảm xúc, của lịch sử".
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Đảng và Nhà nước ta đã triển khai rất nhiều cải cách để thúc đẩy sự phát triển. Đại hội Đảng năm 1986 cũng đã đưa ra chương trình cải cách hành chính về thể chế thế, tổ chức bộ máy và con người. Nhà nước cũng đã thực hiện 3 chương trình cải cách tổng thể về cải cách hành chính, bắt đầu từ năm 2001 cho đến 2010, 2011 cho đến 2020 và 2021 đến 2030.
Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" bàn đến cải cách về thể chế, trong đó có cải cách thể chế về xây dựng chính sách pháp luật và kể cả thể chế về tổ chức bộ máy.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vào ngày 1/12/2024. Ảnh: TTXVN
Hay đội ngũ cán bộ công chức, chúng ta có tinh giản nhưng cũng chỉ đạt được số lượng không lớn. Đúng là ta có giảm được hơn 10% từ 2017 cho đến 2021 nhưng trước đó thì lại không làm được.
Đến bây giờ chúng ta đang hoàn thiện Nghị quyết 18. Để tránh vuột mất thời cơ, Đảng coi đây là cuộc cách mạng và đặt ra tiến độ, mục tiêu, kế hoạch, mốc thời gian cụ thể.
Đây là thời điểm chín muồi. Chúng ta phải nắm lấy thời cơ nếu không nó sẽ vuột mất. Chúng ta mà không cẩn thận sẽ bị rơi vào bẫy thu nhập thấp. Nhìn vào kinh nghiệm của các nước đã đạt được thành tựu của châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,… Trong 20 năm, các nước đó giữ được tăng trưởng 8-10%. Còn chúng ta, như các chuyên gia đã nhận xét đang đều đều ở tầm 7%, chính vì vậy mà chúng ta đã phải điều chỉnh lên 8% và bắt đầu từ năm 2026 phấn đấu tăng trưởng lên hai con số.
Thêm một điều nữa, chúng ta đang ở thời điểm cơ cấu dân số vàng, nhưng thời gian đó rất ngắn, sắp chuyển thành cơ cấu dân số già. Theo kinh nghiệm của rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong thời gian cơ cấu dân số vàng mà không phát triển được thì đến khi chuyển sang cơ cấu dân số già sẽ không thể phát triển được. Đây là cơ hội để đột phá nhưng cũng còn điểm nghẽn, điểm nghẽn đó là thể chế về tổ chức bộ máy với nhiều tầng lớp trung gian và quá nhiều thủ tục hành chính, tạo thành lực cản, thành độ trễ cho sự phát triển của đất nước trong thời điểm này.
Tôi lấy ví dụ, nếu như trước kia, điều kiện thiết bị khoa học công nghệ chưa được nâng cao, trình độ quản lý của cán bộ cơ sở chưa được tốt, thì phải có một cấp trung gian là cánh tay nối dài của cấp tỉnh là cấp huyện. Nhưng cấp huyện không quyết định được vì tất cả các mặt chính sách hay ngân sách đều do cấp tỉnh hết. Bây giờ chúng ta áp dụng khoa học công nghệ. Đảng cũng đã có Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia nên chúng ta hoàn toàn tin tưởng sự tinh gọn sẽ mang lại hiệu quả.
Như tôi đã nói, cấp huyện là cấp trung gian, mà trước kia thì cấp huyện chỉ là cấp trung gian truyền tải các chủ trương đường lối của cấp tỉnh đến cấp xã, nhưng mà sẽ có độ trễ trong quá trình truyền tải. Như Tổng Bí thư cũng đã từng nói, có nhiều cơ quan đơn vị làm ra thể chế, ra chính sách pháp luật nhưng mà ngay bản thân các cơ quan làm ra còn không biết thực hiện thế nào. Bên cạnh đó là vấn đề chi phí hành chính, vì hệ thống chính quyền cấp huyện là rất lớn, đó là những vấn đề dẫn đến giảm hiệu lực hiệu quả. Hiệu lực là thế nào? Hiệu lực là tất cả chủ trương đường lối của Đảng đều phải được tiếp thu, đều phải được triển khai, hiệu quả là giữa cái kết quả đạt được với chi phí bỏ ra. Đó là hiệu lực hiệu quả, nhưng thực tế nhiều vấn đề đâu có triển khai được hết, "rơi vãi" ở cấp trung gian, tạo ra nghịch cảnh.
Chính quyền hai cấp sẽ "chuyển" thẳng luôn, từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Cấp cơ sở là cấp gần dân nhất, sát dân nhất, giải quyết cho nhân dân cũng rất thuận tiện và nhanh nhất, dân sẽ không cần phải lên huyện, lên tỉnh mà chỉ cần đến xã thôi. Như vậy, sẽ tạo hiệu lực, hiệu quả hơn nhiều. Mà từ cấp tỉnh xuống cấp xã nghĩa là tất cả chủ trương của Đảng sẽ được triển khai nhanh nhất có thể, vì không phải qua cấp trung gian, cấp trung gian thì dễ "rơi vãi".
Một ví dụ rất rõ là ngành Công an, bỏ cấp huyện, giao thẩm quyền cho Công an xã, từ đăng ký xe, cấp đổi bằng lái xe sẽ chuyển về Công an xã, như vậy nên dân chỉ cần đến xã thôi, không cần phải lên huyện nữa.
Đây chính là hành động cụ thể để minh chứng cho phương châm "Lấy dân làm trung tâm".
Cán bộ công an hướng dẫn thủ tục hành chính cho người dân tại Đắk Nông
Tất nhiên là không. Về phân cấp, chúng ta vẫn nặng việc phân cấp là quyền của cấp trên, sau đó tôi phân cấp cho anh, nên nếu khi anh làm anh phải xin ý kiến tôi và tôi lại đi kiểm tra giám sát anh. Nên xảy ra nhiều trường hợp phải lên xin ý kiến, hoặc là cho làm nhưng phải lên xin ý kiến, từ đó sẽ tạo độ trễ.
Còn tới đây chúng ta phân quyền, cái nào của địa phương thì phân quyền luôn, đúng với tinh thần của câu nói "Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước kiến tạo, tạo điều kiện hành lang pháp lý cho nhân dân, doanh nghiệp, không có rào cản gì.
Kể cả bây giờ là thời kỳ trí tuệ nhân tạo, công nghệ 4.0, con người vẫn là yếu tố then chốt, có nhiều việc robot, trí tuệ nhân tạo không thể thay thế con người được.
Về mặt tổ chức bộ máy, như trước kia thì xã chỉ có 7 chức danh công chức nhưng bây giờ sẽ thành một huyện thu nhỏ, thì phải có các phòng để cơ quan tham mưu giúp việc cho UBND.
Thứ hai là về mặt chất lượng, phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng. Trước kia, trong luật cán bộ công chức vẫn phân 2 loại công chức, là công chức hành chính Nhà nước và công chức cấp xã. Nhưng giờ chúng ta nên bỏ sự phân biệt ấy. Chỉ nên gọi một tên chung là công chức Nhà nước thôi. Ta có thể điều cán bộ tỉnh về hoặc điều cán bộ xã lên tỉnh, liên thông không có sự chênh lệch về trình độ. Mà muốn như vậy thì từ đầu vào, đầu ra, chế độ chính sách, kể cả chế độ đào tạo bồi dưỡng đều phải như nhau thì mới có chất lượng đồng đều được. Nếu anh làm tốt, đưa lên tỉnh, nếu cần thiết thì đưa cấp tỉnh về.
Đó là về mặt số lượng và chất lượng, một điều kiện khác nữa là ngân sách, mặc dù xã được cấp ngân sách rồi nhưng vẫn còn hạn chế.
Tiếp đến là điều kiện cho hoạt động của bộ máy như trụ sở, thiết bị họp trực tuyến. Tức là, xã sẽ như một huyện thu nhỏ, phải tăng cường từ nguồn ngân sách đến con người, cơ sở vật chất để hoạt động hiệu quả.
Về việc sáp nhập các tỉnh, đều phải có những tiêu chí. Tiêu chí đầu tiên là dân số, tiếp đến là diện tích tự nhiên, tiến đến là đơn vị hành chính trong đó, và các yếu tố khác. Trong đó, chúng ta rất quan tâm đến mục tiêu của việc sáp nhập tỉnh là gì.
Tôi còn nhớ, tháng 12/1975, Quốc hội đã quyết hợp nhất một số tỉnh, đến năm 1976 còn 38 tỉnh, từ 1976 đến 1978 bắt đầu lại tách ra, đến năm 2024 có 64 tỉnh.
Vậy tại sao lại như vậy? Tôi cho rằng cũng có nhiều lý do. Do ngày đó hạ tầng, điều kiện giao thông còn khó khăn, do năng lực quản lý, nên mới tách các tỉnh ra. Trong thực tế, khi tách ra, đa số các tỉnh đều phát triển, tôi có thể lấy ví dụ là tỉnh Vĩnh Phúc (tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú), Bắc Ninh (tách ra từ tỉnh Hà Bắc),…
Điểm lại để thấy như vậy, nhưng rõ ràng, phát triển cũng đã tới giới hạn rồi, giới hạn về nguồn lực, nguồn lực về đất đai, nguồn lực về con người.
Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, tiếp tục cho ý kiến về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp - Ảnh: VGP
Bài học là Hà Nội và Hà Tây, nếu là Hà Nội cũ thì làm gì có không gian phát triển nữa, tôi còn nhớ khi sáp nhập với Hà Tây, có rất nhiều ý kiến băn khoăn khi vì sao ở Thủ đô lại có miền núi, người đồng bào dân tộc thiểu số, rồi mất đi văn hoá xứ Đoài, nhưng khi sáp nhập thì sẽ tạo dư địa để phát triển hơn nữa, nếu chỉ là Hà Nội cũ thì không còn dư địa.
Hay một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên… cũng đã tới giới hạn về nguồn lực đất đai. Vì vậy, để tạo điều kiện phát triển thì phải hợp nhất những địa phương mà có những vị trí tự nhiên, tương đồng trong truyền thống văn hoá… để hợp lực lại, phát huy lợi thế, tạo ra một không gian và dư địa để phát triển.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải xem xét về việc tương đồng giữa chính trị, kinh tế, địa lý, văn hoá giữa các tỉnh để tạo thành hợp lực, sáp nhập để cộng lực phát triển, tạo ra dư địa phát triển.
Chúng ta phải củng cố, kiện toàn lại cấp xã. Tôi nghĩ phải làm đồng thời, đưa ra thiết chế, kiện toàn cấp xã, rồi đưa cán bộ cấp huyện về cấp xã. Còn trên tỉnh hợp nhất lại cũng phải thiết lập ngay việc tổ chức bộ máy, xác định chức năng nhiệm vụ và phân cấp, phân quyền cho phù hợp. Cũng như vừa rồi giải thể Công an cấp huyện thì cũng đã phân cấp cho Công an cấp xã rồi, đưa bộ máy về cấp xã luôn, trong thời hạn đến ngày 1/3 là thực hiện được luôn, vận hành cũng thông suốt.
Cấp tỉnh cũng vậy, tổ chức lại bộ máy, phân cấp, phân quyền, cấp xã cũng phải tổ chức lại bộ máy. Như tôi đã nói, không phải nguyên nghĩa như cấp xã cũ, chắc chắn những bộ máy kia hợp nhất lại sẽ như một huyện thu nhỏ, 3 - 4 xã sẽ hợp nhất, bởi từ 10035 xã sẽ chỉ còn 2000 xã thôi.
Với cấp cơ sở, về thiết chế bộ máy thì có thể có các phòng, cơ quan chuyên môn để giúp cho UBND cấp xã hoạt động cho tốt, đặc biệt là phân cấp phân quyền cho cụ thể, rồi tổ chức bộ máy phải có con người, việc này phải làm ngay, như ngành Công an họ giải thể cấp huyện từ 1/3, bộ máy hoạt động nhịp nhàng, thông suốt, không bị ách tắc, tất cả những chỉ đạo vẫn diễn ra bình thường.
Có chứ. Một số người cũng sẽ rơi vào tâm lí tâm tư khi đã nằm trong quy hoạch, có thể thời gian tới sẽ được đề bạt chức này, chức nọ nên tâm tư là không thể tránh khỏi. Nhưng hỏi họ chủ trương này có đúng không? Có khoa học không thì ai cũng đều phải thừa nhận nó khoa học, hợp lí và cần thiết.
Bên cạnh đó chúng ta thấy không ít người, còn tuổi, đang ở vị trí lãnh đạo nhưng cũng tình nguyện xin nghỉ sớm để việc tinh giản được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. Tôi nghĩ họ đã biết hi sinh vì đại cục, vì sự phát triển lâu dài của đất nước, của nhân dân.
Hơn nữa, Đảng ta cũng đã rất kịp thời ban hành những chính sách hỗ trợ hợp lý cho những người xin nghỉ sớm để thuận lợi cho việc sắp xếp.
Cho nên có thể nói, việc sắp xếp tinh gọn lần này như một cuộc cách mạng mà ở đó, sự đồng thuận, ủng hộ của toàn thể cán bộ, Đảng viên và nhân dân lại lên rất cao, đúng với tinh thần "trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt".
Theo: vtv.vn
vtv.vn
Tin mới hơn

Đẩy mạnh sản xuất lúa chất lượng cao: Liên kết chặt chẽ để đảm bảo đầu ra cho nông dân
Trong những năm gần đây, sản xuất lúa chất lượng cao đang trở thành xu hướng tất yếu trong chiến lược nâng cao giá trị hạt gạo Việt. Tuy nhiên, để mô hình này thực sự bền vững, bài toán đầu ra ổn định và nguồn lực tài chính vẫn là những thách thức cần được giải quyết đồng bộ.

Hàng không dự kiến đón 2,4 triệu khách cao điểm 30/4-1/5
(VTC News) - Theo tính toán của cơ quan chức năng, lượng khách qua các cảng hàng không cao điểm lễ 30/4-1/5/2025 dự kiến đạt khoảng 2,4 triệu khách.

Yêu cầu đảm bảo cung ứng xăng dầu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
ANTD.VN - Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa có công văn gửi thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu về việc đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu trong dịp nghỉ lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (30/4-1/5/2025).

Bộ đội Việt Nam rèn tập duyệt binh tại thủ đô Liên bang Nga
TPO - Sau khi tới Liên bang Nga, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đang tích cực rèn tập để tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025).

Tạo những đột phá mạnh mẽ trợ lực cho doanh nghiệp
VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, để tạo động lực cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn thách thức hiện nay, nhà nuóc cần tạo những đột phá mạnh mẽ hơn nữa nhằm trợ lực giúp doanh nghiệp phát triển.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Cầu nối giữa sáng kiến công nghệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội
Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã và đang được Đảng, Nhà nước, nhân dân triển khai mạnh mẽ. Nghị quyết ra đời không chỉ phản ánh tầm nhìn chiến lược mà còn định hướng bước đi cụ thể cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Nhiều đoàn quốc tế từ Ấn Độ, Nepal, Úc, Mỹ, Nhật, Pháp... dự Lễ 50 năm Ngày thống nhất đất nước
(PLO)- Ngoài dự lễ kỷ niệm, các đoàn quốc tế còn đến thăm các di tích lịch sử tại TP.HCM và thành phố Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Nội.

Ngày 28/4, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến Đông Bắc Bộ
VTV.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường bảo vệ bí mật đời sống riêng tư của trẻ em
VOV.VN - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa ra công văn gửi Cục Báo chí, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử về việc tăng cường công tác bảo vệ bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.

Giá vàng hôm nay 26/4: Vàng SJC đứng ở mức 120,5 triệu đồng/lượng
VOV.VN - Vàng SJC được niêm yết ở mức 118,5 – 120,5 triệu đồng/lượng, giá vàng thế giới giao ngay trên sàn Kitco đang ở mức 3.316,3 USD/oz.

Cận cảnh: Tấm bản đồ Bảo vật quốc gia của Chiến dịch Hồ Chí Minh
VOV.VN - Tấm bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh được thực hiện tại Sở chỉ huy chiến dịch ở Tây Ninh vào tháng 4/1975 và được công nhận Bảo vật quốc gia vào tháng 1/2015.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Triển khai các dự án đường sắt "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa"
VTV.vn - Sáng 26/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên...

Infographic: Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Hồ Chí Minh
VTV.vn - Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là mốc son chói lọi, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kết thúc thắng lợi.

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Bắc Bộ mưa rào và dông, Trung Bộ chấm dứt nắng nóng diện rộng
VTV.vn - Ở miền Bắc dự báo hôm nay có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Trời dịu mát, dễ chịu với mức nhiệt từ 28-31 độ C.

Khán giả tùy chọn 4 luồng tín hiệu trực tiếp Lễ Diễu binh, diễu hành trên VTVgo
VTV.vn - Với 4 luồng tín hiệu trực tiếp trên VTVgo, khán giả có thể tùy chọn những hình ảnh mình thích để trải nghiệm trọn cảm xúc trong ngày vui lớn của...

Cảnh báo đục thủy tinh thể thứ phát do tự ý dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid
VTV.vn - Bệnh nhân nam, 35 tuổi, đến viện khám vì hai mắt thường xuyên nhìn lóa, đặc biệt khi ra nắng, kèm theo biểu hiện đỏ mắt tái diễn.