Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Đòn bẩy kích thích tiêu dùng và nhu cầu nội địa

Tại kỳ họp "Lưỡng hội" vừa kết thúc, Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 là "thúc đẩy tiêu dùng và kích thích nhu cầu nội địa". Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, Quốc Vụ Viện nhấn mạnh vai trò của chính sách "Hai đổi mới" - trụ cột chính để hiện thực hóa mục tiêu này. Chính sách này được công bố lần đầu vào năm 2023 nhưng chỉ thực sự được đẩy mạnh trong năm qua. Đáng chú ý, vào năm 2024, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập một doanh nghiệp tái chế cấp quốc gia, coi đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, giảm phát thải và hướng tới sự bền vững lâu dài.

Chính sách "Hai đổi mới" là gì?

Chính sách "Hai đổi mới" là viết tắt của chương trình "Nâng cấp thiết bị quy mô lớn và thay thế hàng tiêu dùng cũ". Mục tiêu chính là kích thích nhu cầu trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời cải thiện hiệu suất của thiết bị để giảm phát thải.

Theo tạp chí tư tưởng hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Qiushi (Cầu Thị), ý tưởng này lần đầu được đề xuất vào năm 2023 tại một hội nghị kinh tế do Quốc Vụ Viện tổ chức, nhằm nâng cao các tiêu chuẩn về công nghệ, tiêu thụ năng lượng và phát thải... Đến đầu năm 2024, khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh lại chính sách này, nó đã trở thành kế hoạch hành động với các phương thức thực hiện cụ thể.

Theo Giáo sư Bai Quan, Giám đốc Bộ phận Chuyển đổi năng lượng tại Học viện Nghiên cứu kinh tế vĩ mô (trực thuộc Quốc Vụ Viện), chính sách "Hai đổi mới" tập trung vào bốn trọng điểm. Trước hết, chính sách này thúc đẩy việc nâng cấp thiết bị trong sản xuất, bao gồm lò hơi công suất lớn, tua-bin, máy bơm nhiệt và hệ thống chiếu sáng dùng cho sản xuất nhằm nâng cao hiệu suất năng lượng. Đồng thời, nó khuyến khích việc thay thế hàng tiêu dùng cũ theo hình thức "đổi mới lấy cũ", áp dụng cho các thiết bị như tủ lạnh và điều hòa không khí. Ngoài ra, việc tái chế các sản phẩm cũ hoặc có mức phát thải cao cũng được đẩy mạnh để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cuối cùng, chính sách đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe hơn về hiệu suất sản phẩm và phát thải nhằm ngăn chặn việc tái mua thiết bị lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng. Trong đó, ba yếu tố đầu giúp cắt giảm phát thải trực tiếp, còn yếu tố cuối cùng gián tiếp hỗ trợ tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải carbon.

n1.jpg

Nguồn: ITN

Theo chính sách này, Chính phủ sẽ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng để đổi thiết bị cũ lấy các sản phẩm mới có hiệu suất cao hơn. Các doanh nghiệp tái chế cũng nhận được ưu đãi về thuế và tài chính để đẩy mạnh hoạt động tái chế.

Năm 2025, Quốc Vụ Viện cập nhật chính sách "Hai đổi mới", tăng ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng, đồng thời mở rộng danh mục sản phẩm có thể đổi mới, bao gồm cả các dòng xe xăng cũ. Chính phủ cũng cam kết ban hành bộ tiêu chuẩn đổi xe chi tiết cho 294 mặt hàng vào cuối năm nay.

Ông Li Gang, quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc, chia sẻ với Tân Hoa xã rằng, chương trình sẽ giúp "kích thích chi tiêu tiêu dùng và thúc đẩy nhu cầu trong nước", đồng thời khuyến khích tất cả doanh nghiệp - dù là tư nhân hay nhà nước, trong nước hay nước ngoài - tham gia.

Cơ chế nâng cấp thiết bị hoạt động

Cơ chế chính của "Hai đổi mới" là cung cấp tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng đổi mới thiết bị và tái chế sản phẩm cũ. Ví dụ, một người có thể đổi xe xăng cũ lấy xe điện mới và nhận được khoản trợ cấp từ chính phủ.

Báo cáo công tác của Thủ tướng Lý Cường tại "Lưỡng hội" cho biết, Trung Quốc sẽ phát hành 300 tỷ nhân dân tệ (41 tỷ USD) trái phiếu đặc biệt để tài trợ cho chương trình đổi hàng tiêu dùng vào năm 2025. Đồng thời, 700 tỷ nhân dân tệ (96 tỷ USD) sẽ được phân bổ cho chương trình "Hai dự án trọng điểm” - hỗ trợ xây dựng hạ tầng giao thông như đường bộ và đường sắt.

Theo tài liệu chi tiết của Quốc Vụ Viện, khoảng 90% ngân sách sẽ do chính phủ trung ương cung cấp, phần còn lại do chính quyền địa phương đảm nhiệm.

Các cá nhân và doanh nghiệp sẽ nhận được tiền mặt khi gửi thiết bị cũ có mức phát thải cao, như tàu biển, xe tải, máy kéo và xe buýt, vào hệ thống tái chế. Ngoài ra, khi mua thiết bị mới có mức phát thải thấp hơn, họ cũng được hưởng chiết khấu.

Riêng các doanh nghiệp cũng có thể xin khoản vay lãi suất thấp để nâng cấp thiết bị quy mô lớn. Chính phủ đã nới lỏng quy định về các khoản vay này, giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tiếp cận hơn. Các dự án có thể xin tài trợ từ quỹ tiền mặt bao gồm "đổi mới thiết bị tại hiện trường, cũng như tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải carbon và cải thiện an toàn trong các ngành công nghiệp quan trọng", chẳng hạn như giao thông vận tải và nông nghiệp.

Ngoài ra, chính sách còn phân bổ 7,5 tỷ nhân dân tệ (1 tỷ USD) cho hoạt động "tái chế và xử lý rác thải điện tử", mở rộng phạm vi ngoài danh mục sản phẩm đổi trả.

Chính sách "Hai đổi mới" hỗ trợ tái chế

Trung Quốc hiện là nhà sản xuất năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới với 1.408 gigawatt (GW) công suất điện gió và mặt trời. Đến năm 2030, khoảng 35 triệu tấn rác thải từ thiết bị năng lượng tái tạo sẽ cần được tái chế.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Waste Management chỉ ra rằng, việc xây dựng năng lực tái chế đầy đủ có thể mang lại lợi ích kinh tế đáng kể. Tuy nhiên, theo truyền thông Trung Quốc, số lượng doanh nghiệp tái chế còn hạn chế do chi phí cao và thời gian hoàn vốn dài.

Theo Giáo sư Du Huanzheng, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế tuần hoàn của Đại học Đồng Tế, mặc dù Bắc Kinh ban hành các chính sách vào năm 2023 và 2024 để khuyến khích doanh nghiệp, nhưng vẫn cần một thị trường tái chế mạnh hơn để thúc đẩy chính sách "Hai đổi mới".

Năm 2024, Trung Quốc đã thành lập Tập đoàn Tái chế tài nguyên Trung Quốc - một doanh nghiệp tái chế nhà nước chuyên xử lý thép phế liệu, pin xe điện và thiết bị năng lượng tái tạo cũ.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp tái chế tư nhân vẫn gặp khó khăn do thiếu "biên lai gốc" từ nhà sản xuất, tức là biên lai mua hàng từ nhà sản xuất cho phép bên tái chế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Chính sách mới năm 2024 đã cho phép sử dụng hóa đơn mua hàng thay thế biên lai gốc, giúp tháo gỡ rào cản tài chính và thúc đẩy mục tiêu "Hai đổi mới" đến năm 2027.

Các mục tiêu năm 2027 do Quốc Vụ Viện đề ra bao gồm tăng 25% đầu tư vào thiết bị mới trên khắp các lĩnh vực chính và tăng gấp đôi tỷ lệ ô tô được tái chế.

Chương trình đổi cũ lấy mới

Chương trình trợ giá đổi sản phẩm cũ lấy mới không phải là điều mới mẻ ở Trung Quốc để kích thích tiêu dùng và giải quyết tình trạng cung vượt cầu sản phẩm, cũng như nâng cao hiệu quả năng lượng. Năm 2025, số danh mục hàng hóa đủ điều kiện mở rộng từ 8 lên 12, bao gồm cả điện thoại di động và tủ lạnh.

Người mua có thể nhận tối đa 500 nhân dân tệ (70 USD) trợ cấp khi mua sản phẩm kỹ thuật số mới. Xe điện (EV) vẫn nằm trong danh mục hỗ trợ. Trợ cấp tái chế xe xăng cũng được mở rộng cho các xe đăng ký từ 2012 - 2014 thay vì 2011 - 2013. Người mua xe có thể nhận tối đa 20.000 nhân dân tệ (2.730 USD) trợ cấp cho xe điện hoặc hybrid và 15.000 nhân dân tệ (2.073 USD) cho xe xăng dưới 2 lít.

Năm 2024, hơn 60% số xe mới được mua theo chương trình là xe năng lượng mới (NEV, chủ yếu là xe điện và xe hybrid cắm điện). Các sản phẩm có mức hiệu suất năng lượng cao nhất chiếm hơn 90% doanh thu từ chương trình đổi mới thiết bị gia dụng.

Nói chung, giới chức trách Trung Quốc kỳ vọng rằng, chính sách "Hai đổi mới" sẽ giúp đất nước gấu trúc “đạt được ‘kết quả đáng chú ý’ trong quá trình chuyển đổi xanh” vào năm 2030 và thiết lập “hệ thống kinh tế phát triển xanh, ít carbon và tuần hoàn” vào năm 2035.

Một bản thông cáo chính thức cho biết, chính sách "Hai đổi mới" đã "tiết kiệm khoảng 28 triệu tấn than tiêu chuẩn và giảm lượng khí thải CO2 khoảng 73 triệu tấn" vào năm 2024.

Ngọc Minh

Theo daibieunhandan.vn

Tin mới hơn

Đẩy mạnh sản xuất lúa chất lượng cao: Liên kết chặt chẽ để đảm bảo đầu ra cho nông dân

Đẩy mạnh sản xuất lúa chất lượng cao: Liên kết chặt chẽ để đảm bảo đầu ra cho nông dân

Trong những năm gần đây, sản xuất lúa chất lượng cao đang trở thành xu hướng tất yếu trong chiến lược nâng cao giá trị hạt gạo Việt. Tuy nhiên, để mô hình này thực sự bền vững, bài toán đầu ra ổn định và nguồn lực tài chính vẫn là những thách thức cần được giải quyết đồng bộ.

Hàng không dự kiến đón 2,4 triệu khách cao điểm 30/4-1/5

Hàng không dự kiến đón 2,4 triệu khách cao điểm 30/4-1/5

(VTC News) - Theo tính toán của cơ quan chức năng, lượng khách qua các cảng hàng không cao điểm lễ 30/4-1/5/2025 dự kiến đạt khoảng 2,4 triệu khách.

Yêu cầu đảm bảo cung ứng xăng dầu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Yêu cầu đảm bảo cung ứng xăng dầu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

ANTD.VN - Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa có công văn gửi thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu về việc đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu trong dịp nghỉ lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (30/4-1/5/2025).

Bộ đội Việt Nam rèn tập duyệt binh tại thủ đô Liên bang Nga

Bộ đội Việt Nam rèn tập duyệt binh tại thủ đô Liên bang Nga

TPO - Sau khi tới Liên bang Nga, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đang tích cực rèn tập để tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025).

Tạo những đột phá mạnh mẽ trợ lực cho doanh nghiệp

Tạo những đột phá mạnh mẽ trợ lực cho doanh nghiệp

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, để tạo động lực cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn thách thức hiện nay, nhà nuóc cần tạo những đột phá mạnh mẽ hơn nữa nhằm trợ lực giúp doanh nghiệp phát triển.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Cầu nối giữa sáng kiến công nghệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Đột phá theo Nghị quyết 57: Cầu nối giữa sáng kiến công nghệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã và đang được Đảng, Nhà nước, nhân dân triển khai mạnh mẽ. Nghị quyết ra đời không chỉ phản ánh tầm nhìn chiến lược mà còn định hướng bước đi cụ thể cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Nhiều đoàn quốc tế từ Ấn Độ, Nepal, Úc, Mỹ, Nhật, Pháp... dự Lễ 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhiều đoàn quốc tế từ Ấn Độ, Nepal, Úc, Mỹ, Nhật, Pháp... dự Lễ 50 năm Ngày thống nhất đất nước

(PLO)- Ngoài dự lễ kỷ niệm, các đoàn quốc tế còn đến thăm các di tích lịch sử tại TP.HCM và thành phố Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Nội.

Ngày 28/4, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến Đông Bắc Bộ

Ngày 28/4, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến Đông Bắc Bộ

VTV.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường bảo vệ bí mật đời sống riêng tư của trẻ em

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường bảo vệ bí mật đời sống riêng tư của trẻ em

VOV.VN - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa ra công văn gửi Cục Báo chí, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử về việc tăng cường công tác bảo vệ bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.

Giá vàng hôm nay 26/4: Vàng SJC đứng ở mức 120,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 26/4: Vàng SJC đứng ở mức 120,5 triệu đồng/lượng

VOV.VN - Vàng SJC được niêm yết ở mức 118,5 – 120,5 triệu đồng/lượng, giá vàng thế giới giao ngay trên sàn Kitco đang ở mức 3.316,3 USD/oz.

Cận cảnh: Tấm bản đồ Bảo vật quốc gia của Chiến dịch Hồ Chí Minh

Cận cảnh: Tấm bản đồ Bảo vật quốc gia của Chiến dịch Hồ Chí Minh

VOV.VN - Tấm bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh được thực hiện tại Sở chỉ huy chiến dịch ở Tây Ninh vào tháng 4/1975 và được công nhận Bảo vật quốc gia vào tháng 1/2015.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Triển khai các dự án đường sắt "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa"

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Triển khai các dự án đường sắt "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa"

VTV.vn - Sáng 26/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên...

Infographic: Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Infographic: Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

VTV.vn - Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là mốc son chói lọi, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kết thúc thắng lợi.

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Bắc Bộ mưa rào và dông, Trung Bộ chấm dứt nắng nóng diện rộng

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Bắc Bộ mưa rào và dông, Trung Bộ chấm dứt nắng nóng diện rộng

VTV.vn - Ở miền Bắc dự báo hôm nay có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Trời dịu mát, dễ chịu với mức nhiệt từ 28-31 độ C.

Khán giả tùy chọn 4 luồng tín hiệu trực tiếp Lễ Diễu binh, diễu hành trên VTVgo

Khán giả tùy chọn 4 luồng tín hiệu trực tiếp Lễ Diễu binh, diễu hành trên VTVgo

VTV.vn - Với 4 luồng tín hiệu trực tiếp trên VTVgo, khán giả có thể tùy chọn những hình ảnh mình thích để trải nghiệm trọn cảm xúc trong ngày vui lớn của...

Cảnh báo đục thủy tinh thể thứ phát do tự ý dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid

Cảnh báo đục thủy tinh thể thứ phát do tự ý dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid

VTV.vn - Bệnh nhân nam, 35 tuổi, đến viện khám vì hai mắt thường xuyên nhìn lóa, đặc biệt khi ra nắng, kèm theo biểu hiện đỏ mắt tái diễn.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại