Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Vì sao Thành cổ Quảng Trị là nơi đọ sức quyết liệt nhất giữa Việt Nam và Mỹ 50 năm trước?

VOV.VN - Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị diễn ra trong một thời điểm nhạy cảm, đó là đàm phán Paris đang diễn ra. Lúc này, mọi thành bại trên chiến trường đều trực tiếp tác động tới vị thế của từng bên.

Cuộc tiến công giải phóng Quảng Trị và sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị năm 1972 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta, góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, mở đường cho đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa Anh hùng cách mạng, đồng thời thể hiện tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhìn lại sự kiện này, Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Cương Quyết, Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng cho rằng, Thành cổ Quảng Trị lại là nơi đọ sức quyết liệt nhất trong chiến dịch này.

Thành cổ Quảng Trị 50 năm trước. Ảnh tư liệu: Đoàn Công Tĩnh
Thành cổ Quảng Trị 50 năm trước. Ảnh tư liệu: Đoàn Công Tĩnh

Phóng viên: Thưa Thiếu tướng Vũ Cương Quyết, sau hơn một tháng chiến đấu thì Chiến dịch Trị Thiên giải phóng Quảng Trị của chúng ta đã giành được thắng lợi. Quảng Trị trở thành tỉnh đầu tiên của miền Nam được giải phóng. Vì sao mà Mỹ - ngụy lại dồn mọi nỗ lực, ra sức để tái chiếm Quảng Trị?

Thiếu tướng Vũ Cương Quyết: Như chúng ta đã biết, tỉnh Quảng Trị có vị trí hết sức đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Quảng Trị là mảnh đất địa đầu, nơi ngăn chia hai miền Nam - Bắc, chia cắt đất nước ta từ sau Hiệp định Genève. Trong cuộc tiến công chiến lược Xuân – Hè năm 1972 thì Quảng Trị là tỉnh đầu tiên được giải phóng hoàn toàn. Với thắng lợi này thì chúng ta đã buộc Mỹ - ngụy phải chấp nhận những điều khoản do chúng ta đề xuất trên bàn đàm phán Paris.

Thứ hai, Quảng Trị, trong đó có thành cổ Quảng Trị là mục tiêu tượng trưng mà Mỹ - ngụy ra sức tái chiếm chính là nhằm giành được lợi thế ở Hội nghị Paris. Chúng hy vọng, nếu giành được thắng lợi trong cuộc tái chiếm này sẽ có ý nghĩa tuyên truyền rất lớn, kích động binh lính, lừa bịp dư luận quốc tế về chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Mặt khác, Mỹ - ngụy mở cuộc tái chiếm này cũng là nhằm để cứu vớt, lấy lại danh dự sau khi hứng chịu hàng loạt những thất bại trong Chiến dịch Xuân Hè của ta. Bên cạnh đó, năm 1972, cũng là năm bầu cử Tổng thống Mỹ, vì lẽ đó, Ních- Xơn muốn giành được chiến thắng để có được lợi thế trong cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vài tháng sau đó. Đó là những lý do mà Mỹ - ngụy đã tập trung mọi nỗ lực cố gắng và mọi khả năng để tái chiếm Quảng Trị. Tuy nhiên, như chúng ta thấy, cuộc tái chiếm này đã không thành công.

Thiếu tướng Vũ Cương Quyết - Ảnh: QĐND
Thiếu tướng Vũ Cương Quyết - Ảnh: QĐND

Phóng viên: Phải chăng cũng chính vì vị trí đặc biệt, lại diễn ra trong thời điểm hết sức nhạy cảm và mang tính quyết định như vậy nên Thành Cổ Quảng Trị đã trở thành nơi đọ sức quyết liệt nhất giữa ta và địch trong Chiến dịch này?

Thiếu tướng Vũ Cương Quyết: Đúng vậy, Thành cổ Quảng Trị lại là nơi đọ sức quyết liệt nhất trong chiến dịch này. Như trên tôi đã nói về ý đồ của Mỹ khi mở cuộc tiến công tái chiếm Quảng Trị. Trong khi đó, chúng ta thấy, Thành cổ Quảng Trị là một chốt chặn quan trọng nhất phục vụ cho ý định phản công chiến lược của ta. Việc giữ được thị xã và Thành cổ Quảng Trị sẽ tạo điều kiện để ta chuyển vào phòng ngự được thuận lợi, thực hiện mục tiêu chiến lược đã xác định.

Thứ hai, cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị diễn ra trong một thời điểm nhạy cảm, đó là hội nghị đàm phán Paris đang diễn ra. Lúc này, mọi thành bại trên chiến trường đều trực tiếp tác động tới vị thế của từng bên trong Hội nghị Paris. Vì vậy, địch nỗ lực tái chiếm bằng được còn ta thì quyết tâm cao nhất để giữ cho được vị trí đặc biệt quan trọng này. Vì thế mà Thành cổ Quảng Trị là nơi đọ sức quyết liệt nhất, là đỉnh cao về tính quyết liệt nhất trong chiến dịch này.

Phóng viên: Theo ông, vì sao thắng lợi của chúng ta trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị và cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ đã trở thành vấn đề chính trị trung tâm làm lung lay nước Mỹ?

Thiếu tướng Vũ Cương Quyết: Đây cũng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị trong nước và quốc tế nhận định. Tôi cho rằng, thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Xuân- Hè 1972 giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị và cuộc chiến đấu phòng ngự 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ như một động lực bùng nổ, tiếp sức cho phong trào chống chiến tranh ở Việt Nam dâng cao chưa từng có ngay trong lòng nước Mỹ. Nhân dân trên đất Mỹ đã biểu tình, phản kháng đòi Mỹ rút nhanh, rút hết quân Mỹ về nước, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.

Chúng ta giải phóng Quảng Trị và cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ đã chứng minh cho ý chí Việt Nam, sức mạnh Việt Nam, điều này đã trực tiếp đẩy Mỹ đến thất bại hoàn toàn trên chiến trường, cũng như trên bàn đàm phán của Hội nghị Paris. Vì thế, mà đúng như đồng chí vừa nêu vấn đề: Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ đã trở thành vấn đề chính trị trung tâm làm lung lay cả nước Mỹ?

Thành Cổ Quảng Trị đêm cầu siêu tri ân các anh hùng liệt sỹ năm 2017.
Thành Cổ Quảng Trị đêm cầu siêu tri ân các anh hùng liệt sỹ năm 2017.

Phóng viên: Thưa Thiếu tướng, cuộc chiến đấu không cân sức ở Thành cổ Quảng Trị để lại cho chúng ta bài học gì trong việc giáo dục truyền thống và lòng yêu nước cho các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ trong tình hình hiện nay?

Thiếu tướng Vũ Cương Quyết: Vâng, cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị đã có nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bàn luận ở các thể loại và góc độ khác nhau. Ở phạm vi kế thừa, phát triển những giá trị lịch sử đó vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải xây dựng được lòng tự hào dân tộc, xây dựng được niềm tin, ý chí kiên cường, đoàn kết, dũng cảm cho mọi thành phần lực lượng, ở các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lực lượng vũ trang trong mọi điều kiện, môi trường, hoàn cảnh. Vì chúng ta thấy, trong Chiến dịch bảo vệ Thành cổ, Mỹ - ngụy đã sử dụng số lượng bom đạn có sức hủy diệt tương đương với 7 quả bom nguyên tử năm 1945, chúng cũng huy động những lực lượng, vũ khí mạnh nhất trong cuộc tái chiếm này.

Có thể nói, mỗi một mét vuông, tấc đấc trong thành cổ Quảng Trị đều thấm đẫm máu xương của đồng bào, chiến sĩ. Trong gian khó, ác liệt như thế nhưng chúng ta vẫn giữ vững bản lĩnh, niềm tin và ý chí chiến đấu, dù phải hy sinh đến người cuối cùng cũng không rời trận địa. Tôi cho rằng, điều này cần tiếp tục được giáo dục, được truyền thụ, được nhắc đến trong bối cảnh hiện nay và mai sau.

Phóng viên: Xin được cảm ơn Thiếu tướng, PGS, TS Vũ Cương Quyết, Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng về cuộc trao đổi này./.

Theo: Trường Giang/ Phát thanh Quân đội

Tin mới hơn

Công điện của UBND tỉnh về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão

Công điện của UBND tỉnh về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão

Công điện của UBND tỉnh về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão

Công điện của Thủ tướng về tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão

Công điện của Thủ tướng về tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão

VTV.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện hỏa tốc số 88 về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Bảo đảm mục tiêu có 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Bảo đảm mục tiêu có 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Văn bản số 673/TTg-CN yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025, hưởng ứng phong trào thi đua mà Thủ tướng Chính phủ đã phát động.

Bão số 3 sẽ đổ bộ đất liền với cường độ rất mạnh

Bão số 3 sẽ đổ bộ đất liền với cường độ rất mạnh

TPO - Đến sáng sớm nay (7/9), bão số 3 (bão YAGI) vẫn giữ cường độ mạnh cấp 14, giật cấp 17 khi hoạt động trên vịnh Bắc Bộ. Dự báo trong ngày hôm nay, bão đổ bộ Quảng Ninh – Thái Bình rồi quét qua toàn bộ miền Bắc nước ta với cường độ đổ bộ khoảng cấp 11-12, giật cấp 14.

Vốn FDI tiếp tục “đổ bộ” vào Việt Nam

Vốn FDI tiếp tục “đổ bộ” vào Việt Nam

Tính đến ngày 31/8/2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 20,52 tỷ USD, tăng 7%; vốn thực hiện dự án FDI ước đạt khoảng 14,15 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023.

Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

VTV.vn - Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước của 8 tháng năm 2024 ước đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước.

13 học sinh nhập viện tại Thái Nguyên: Không dương tính với bệnh bạch hầu và viêm màng não

13 học sinh nhập viện tại Thái Nguyên: Không dương tính với bệnh bạch hầu và viêm màng não

VTV.vn - Các chuyên gia đã có buổi làm việc và kết luận về chùm ca bệnh 13 em học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.

Công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo bắt đầu xuất hiện ở các nhà máy Việt Nam

Công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo bắt đầu xuất hiện ở các nhà máy Việt Nam

Xu hướng ứng dụng AI và công nghệ cao trong sản xuất tại Việt Nam đang phát triển mạnh. Chuyển đổi số nhanh giúp Việt Nam dần khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Những lưu ý sống còn trước giờ siêu bão Yagi đổ bộ

Những lưu ý sống còn trước giờ siêu bão Yagi đổ bộ

Siêu bão Yagi được đánh giá là bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Vì vậy, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng chống kịp thời trước giờ bão đổ bộ.

Ngày 7/9, tạm ngừng khai thác tàu bay tại 4 sân bay do ảnh hưởng bão số 3

Ngày 7/9, tạm ngừng khai thác tàu bay tại 4 sân bay do ảnh hưởng bão số 3

VTV.vn - Ngày 5/9, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng đã yêu cầu tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại một số cảng hàng không, sân bay...

Bão số 3 giật trên cấp 17 tiếp tục tiến gần tới Bắc bộ

Bão số 3 giật trên cấp 17 tiếp tục tiến gần tới Bắc bộ

VOV.VN - Siêu bão đang tiến nhanh trên vùng biển phía bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh khoảng 600km về phía Đông Đông Nam.

Hoả tốc: Tỉnh uỷ Yên Bái yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024

Hoả tốc: Tỉnh uỷ Yên Bái yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024

Hoả tốc: Tỉnh uỷ Yên Bái yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: "Ứng phó với bão số 3 phải nghiêm túc, trách nhiệm"

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: "Ứng phó với bão số 3 phải nghiêm túc, trách nhiệm"

VOV.VN - Chiều 5/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đồng chủ trì cuộc họp với các bộ, ban ngành và trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố để ứng phó với bão số 3 (tên gọi quốc tế Yagi).

Khi nào bão số 3 đổ bộ vào đất liền nước ta?

Khi nào bão số 3 đổ bộ vào đất liền nước ta?

VTV.vn - Bão số 3 dự kiến trưa đến tối thứ Bảy (ngày 7/9) sẽ đổ bộ vào đất liền Bắc Bộ. Tuy nhiên bão mạnh, hoàn lưu rộng sẽ gây mưa to, gió lớn ngay từ đêm thứ Sáu.

Sáng nay (5/9), hơn 20 triệu học sinh dự khai giảng năm học mới 2024-2025

Sáng nay (5/9), hơn 20 triệu học sinh dự khai giảng năm học mới 2024-2025

VTV.vn - Đây là năm học đánh dấu việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hoàn tất chu trình với các lớp học cuối cùng.

Bão số 3 đổi hướng mạnh cấp 15, giật cấp 17

Bão số 3 đổi hướng mạnh cấp 15, giật cấp 17

VTV.vn - Sáng 5/9, bão mạnh cấp 15 đang ở Bắc Biển Đông, dự báo di chuyển hướng Tây Tây Bắc, ảnh hưởng đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với mưa to, sóng biển dữ dội.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại