Đón đầu Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa nhằm tránh lãng phí
Nghị quyết phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 vừa được Quốc hội thông qua, được thực hiện trên phạm vi cả nước và một số quốc gia có mối quan hệ tương tác văn hóa lâu dài với Việt Nam, có đông đảo người Việt Nam sinh sống, lao động và học tập. Đây là tin vui với những người làm văn hóa, các văn nghệ sĩ, nghệ nhân, những người nắm giữ và thực hành di sản trên toàn quốc. Ngay từ thời điểm này, nhiều chuyển động mới đã được thực hiện trên khắp các địa phương, nhằm đón đầu nguồn vốn quan trọng này, hướng tới đầu tư trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, chống lãng phí, đạt hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu chương trình đề ra.
Quốc hội thông qua tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2030 tối thiểu là 122.250 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách Trung ương, vốn ngân sách địa phương, nguồn vốn khác. Đây sẽ là nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay để giải quyết các điểm nghẽn trong phát triển văn hóa.
“Khi có đầy đủ nguồn lực, chúng ta sẽ có điều kiện tốt hơn trong việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh. Trên cơ sở đó, chúng ta tạo ra điều kiện phát triển văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chia sẻ.
Thời gian dài, phạm vi rộng, kinh phí lớn nên việc làm sao để tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả là yêu cầu rất quan trọng. Chương trình đã đặt ra 9 mục tiêu đến năm 2035. Trong đó Xây dựng con người Việt Nam, cốt lõi là hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức được nhấn mạnh hàng đầu. Ngoài ra, hai mục tiêu được đánh giá là rất trúng nhu cầu của thời đại. Đó là thúc đẩy văn học nghệ thuật đỉnh cao và phát triển công nghiệp văn hóa. Phấn đấu đến năm 2035, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% vào GDP của cả nước. Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa cho thấy tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần của xã hội mà còn là động lực phát triển kinh tế.
Trong giai đoạn trước đây, chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa từng được triển khai. Tuy nguồn vốn khi đó không lớn, nhưng thực sự đã trở thành "bầu sữa" đầu tư cho văn hóa ở các tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn. Đứng trước cơ hội tiếp cận với một nguồn vốn lớn, nhiều địa phương miền núi đã chủ động trong công tác rà soát các trọng tâm, trọng điểm cần đầu tư, để hướng đến vừa thực hiện được các mục tiêu đề ra, vừa tránh dàn trải, lãng phí...
Câu chuyện ở câu lạc bộ xòe Thái xã Mường Khoa, Bắc Yên, Sơn La là một ví dụ điển hình. Câu lạc bộ hoạt động dựa trên đóng góp của các thành viên. Tình trạng thiếu trang phục, cơ sở vật chất, trang thiết bị được kỳ vọng sẽ thay đổi khi chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa được đưa vào triển khai.
Nhà văn hóa bản Suối Tăng chỉ là một trong rất nhiều các thiết chế văn hóa trên khắp các tỉnh miền núi phía Bắc cần trùng tu, sửa chữa. Tuy nhiên, thiếu nguồn lực nên các địa phương vẫn loay hoay đi tìm lời giải.
Ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, địa phương đã chủ động rà soát các hạng mục cần đầu tư cấp thiết, đón đầu nguồn lực quan trọng này. Sự chủ động của chính quyền địa phương ngay từ những ngày đầu sẽ đảm bảo chương trình được thực hiện đúng, trúng, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.
Một trong những nhận thức quan trọng mà Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa nhấn mạnh là định hướng phát triển văn hóa bằng cách "lấy văn hóa nuôi văn hóa". Cụ thể bằng các mục tiêu năm 2030, công nghiệp văn hóa đóng góp 7% vào GDP, năm 2035 là 8%. Để hiện thực hóa mục tiêu này, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa, các địa phương xác định lấy công nghiệp văn hóa làm mũi nhọn hàng đầu cũng đang bám sát chính sách, đưa ra những định hướng mới phù hợp. Công nghiệp văn hóa là mũi nhọn để phát triển văn hóa. Tuy nhiên, để công nghiệp văn hóa phát triển bền vững, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách ưu đãi, hỗ trợ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển hạ tầng kỹ thuật và các cơ hội đào tạo nghề cho các nghệ sĩ và nhà sáng tạo.
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá mới được quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và trong năm 2025 sẽ bắt đầu hoàn thiện khung chính sách, chuẩn bị cho giai đoạn đầu tiên 2025- 2030. Sự chủ động của các địa phương, các doanh nghiệp, các nhà sáng tạo sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đảm bảo thực hiện chương trình theo hướng trọng tâm, trọng điểm, không lãng phí. Về phía các cơ quan quản lý, cần nghiên cứu thật kỹ, lắng nghe ý kiến các chuyên gia và thực tiễn, bởi với nguồn kinh phí lớn, thời gian triển khai dài, chương trình này cũng gánh trên vai nó sứ mệnh lớn lao là chấn hưng văn hóa của đất nước.
Theo: vtv.vn
vtv.vn
Tin mới hơn
Khẩn trương đáp ứng quy định EUDR để xuất khẩu vào thị trường EU
Sau ngày 30/12/2024, các tổ chức, doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU phải đáp ứng quy định của châu Âu về việc quản lý nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm không gây phá rừng, suy thoái rừng (EUDR). Tuy nhiên, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị vẫn chưa hoàn tất, khiến các doanh nghiệp ngành chế biến, xuất khẩu gỗ lúng túng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tận dụng CPTPP để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
VOV.VN - Để tăng cường sự kết nối, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, ngoài những cam kết hợp tác thu hút đầu tư từ phía Chính phủ, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tích cực nâng cao năng lực từ đó tạo ra cơ hội cho mình.
Việt Nam - Khát vọng hùng cường Đóng góp cho cộng đồng quốc tế, nâng cao vị thế Việt Nam
Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều đóng góp hiệu quả cho công việc chung của các tổ chức khu vực và quốc tế, góp phần giải quyết các vấn đề và thách thức mang tính toàn cầu. Thông qua hoạt động này không chỉ chứng minh năng lực, trách nhiệm của Việt Nam đối với các nỗ lực vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trên toàn thế giới, mà còn khẳng định vai trò, vị thế và uy tín quốc tế ngày càng được nâng cao của đất nước.
Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.
Miền Bắc tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm có sương mù
VTV.vn - Dự báo thời tiết ngày 4/12, miền Bắc sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời hửng nắng.
Cả nước xảy ra 458 trận động đất từ đầu năm
VTV.vn - Gần 460 trận động đất nhỏ đã xảy ra ở 17 tỉnh, thành phố của miền Bắc, miền Trung và khu vực Tây Nguyên từ đầu năm đến nay.
Hành vi sản xuất, buôn bán thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có thể bị xử lý hình sự
VTV.vn - Cá nhân, tổ chức sản xuất, buôn bán các loại thuốc lá thế hệ mới có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến...
Cuối tuần miền Bắc chuyển mưa rét, Trung Bộ mưa diện rộng
VTV.vn - Từ đêm thứ Sáu (6/12) tuần này, do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh, miền Bắc sẽ chuyển rét cả ngày lẫn đêm.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Những tên tuổi kiệt xuất thảo luận về AI tại Việt Nam
VTV.vn - Phiên tọa đàm "Triển khai AI trong thực tiễn" trong khuôn khổ Tuần lễ khoa học công nghệ VinFuture 2024 vđược dự báo sẽ là một trong những tọa đàm...
Từ điển Oxford chọn "suy giảm trí não" là từ của năm 2024
VTV.vn - Nhà xuất bản Đại học Oxford vừa chọn từ nổi bật nhất năm 2024 là "brain rot" (sự suy giảm khả năng tập trung, tư duy và trí tuệ).
Sức ép cạnh tranh từ hàng ngoại giá rẻ qua thương mại điện tử
VTV.vn - Doanh nghiệp tiêu dùng Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức khi những sàn thương mại điện tử từ nước ngoài đang có chiến lược phát triển rầm rộ...
Tinh gọn bộ máy - Cuộc cách mạng chưa từng có
VTV.vn - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy là vấn đề rất cấp bách, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tổng Bí thư: Không để cơ quan nhà nước là 'vùng trú an toàn' cho cán bộ yếu kém
Tổng Bí thư nhấn mạnh việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, không để cơ quan nhà nước là 'vùng trú an toàn' cho cán bộ yếu kém.
Hướng nghiên cứu, sắp xếp đối với các cơ quan của Quốc hội, MTTQ Việt Nam
VTV.vn - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết, thực hiện phương án này sẽ giảm được 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo phương án đề xuất, tối thiểu sẽ giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ
VTV.vn - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã nêu lên phương án nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.