Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Ảnh minh họa: Chinhphu.vn
Công điện nêu: Để tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
1. Tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí; Nghị quyết số 98/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị. Tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết số 53/NQ-CP của Chính phủ về triển khai Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí và Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí năm 2024.
2. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí; các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí năm 2024 theo định hướng, chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí. Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, xóa bỏ cơ chế "xin - cho"; phân cấp, phân quyền cho cơ quan, địa phương có thẩm quyền giải quyết và chịu trách nhiệm. Tăng cường thực hiện giám sát, đánh giá và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức trong phục vụ Nhân dân.
3. Hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí, trong đó tập trung rà soát, đề xuất sửa đổi Luật thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí (Luật số: 44/2013/QH13); rà soát, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý, các định mức kinh tế - kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước. Tiếp tục thực hiện rà soát, đề xuất sửa đổi các luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí để bảo đảm đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, nâng cao hiệu quả việc quản lý, sử dụng các nguồn lực Nhà nước.
4. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí nhằm nâng cao, thống nhất nhận thức, trách nhiệm về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của công tác thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí đối với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội; xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí, đưa thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí trở thành tự giác, tự nguyện. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình trong thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí; thực hiện các biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí.
5. Tăng cường công tác tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí trên các lĩnh vực, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực sau:
a) Về quản lý ngân sách nhà nước: Tập trung triển khai hiệu quả các cơ chế chính sách trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia; tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước; triệt để cắt giảm chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển, nhất là các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, thiết yếu. Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý chi thường xuyên, tăng cường đấu thầu, đặt hàng, khoán kinh phí, khuyến khích phân cấp, phân quyền, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai minh bạch việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước. Kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong việc thực hiện cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động để tinh gọn đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải và trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công: Khẩn trương triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát…
c) Về quản lý, sử dụng tài sản công: Tiếp tục thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Chỉ thị số 32/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Trong đó, tập trung thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công; thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công, xây dựng Cơ sở dữ liệu thành phần để kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị…
d) Về quản lý tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là đối với đất đai: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc lập và giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quản lý đất đai; dự báo, cảnh báo điều tra, đánh giá, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai và hội nhập quốc tế. Công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; rà soát, đánh giá đúng thực trạng các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc, đề xuất các giải pháp, biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm giải phóng nguồn lực đất đai, đẩy nhanh việc thực hiện dự án, đưa đất đai vào sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phát huy nguồn lực đất đai.
đ) Về quản lý vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp: (1) Hoàn thành việc sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước; (2) Đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực tài chính, đổi mới quản trị, công nghệ, cơ cấu lại sản phẩm, ngành, nghề sản xuất kinh doanh, cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát theo quy định và kế hoạch việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp nhà nước. Bộ Tài chính phối hợp với Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp kiểm tra tình hình phê duyệt Đề án Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 360/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất giải pháp xử lý đối với các cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp nhà nước chưa phê duyệt Đề án theo Kế hoạch đề ra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2025.
e) Về tổ chức bộ máy, quản lý lao động, thời gian lao động: Khẩn trương thực hiện tổng kết 07 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Quản lý chặt chẽ thời gian lao động, kiểm tra, giám sát chất lượng, đảm bảo năng suất, hiệu quả công việc và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, tổ chức trong khu vực Nhà nước…
6. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí: Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực theo quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí và pháp luật chuyên ngành, trong đó tập trung lĩnh vực trọng điểm như đất đai, đầu tư công, xây dựng, tài chính công, tài nguyên, khoáng sản. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí.
7. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đề xuất sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, Chống lãng phí (Luật số: 44/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013). Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát lại toàn bộ tài sản công, trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả và đề xuất phương án xử lý theo quy định, không để lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước…
8. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng phụ trách những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.
9. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo việc triển khai, đôn đốc; xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện Công điện này.
Tin mới hơn
Thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển các mô hình bán lẻ hiện đại, bền vững
Ngày 4/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Chính sách và Pháp luật Phát triển Thương mại trong nước năm 2024 với chủ đề “Phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại nhanh, bền vững”.
Khẩn trương đáp ứng quy định EUDR để xuất khẩu vào thị trường EU
Sau ngày 30/12/2024, các tổ chức, doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU phải đáp ứng quy định của châu Âu về việc quản lý nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm không gây phá rừng, suy thoái rừng (EUDR). Tuy nhiên, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị vẫn chưa hoàn tất, khiến các doanh nghiệp ngành chế biến, xuất khẩu gỗ lúng túng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tận dụng CPTPP để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
VOV.VN - Để tăng cường sự kết nối, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, ngoài những cam kết hợp tác thu hút đầu tư từ phía Chính phủ, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tích cực nâng cao năng lực từ đó tạo ra cơ hội cho mình.
Việt Nam - Khát vọng hùng cường Đóng góp cho cộng đồng quốc tế, nâng cao vị thế Việt Nam
Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều đóng góp hiệu quả cho công việc chung của các tổ chức khu vực và quốc tế, góp phần giải quyết các vấn đề và thách thức mang tính toàn cầu. Thông qua hoạt động này không chỉ chứng minh năng lực, trách nhiệm của Việt Nam đối với các nỗ lực vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trên toàn thế giới, mà còn khẳng định vai trò, vị thế và uy tín quốc tế ngày càng được nâng cao của đất nước.
Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.
Miền Bắc tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm có sương mù
VTV.vn - Dự báo thời tiết ngày 4/12, miền Bắc sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời hửng nắng.
Cả nước xảy ra 458 trận động đất từ đầu năm
VTV.vn - Gần 460 trận động đất nhỏ đã xảy ra ở 17 tỉnh, thành phố của miền Bắc, miền Trung và khu vực Tây Nguyên từ đầu năm đến nay.
Hành vi sản xuất, buôn bán thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có thể bị xử lý hình sự
VTV.vn - Cá nhân, tổ chức sản xuất, buôn bán các loại thuốc lá thế hệ mới có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến...
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Cuối tuần miền Bắc chuyển mưa rét, Trung Bộ mưa diện rộng
VTV.vn - Từ đêm thứ Sáu (6/12) tuần này, do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh, miền Bắc sẽ chuyển rét cả ngày lẫn đêm.
Những tên tuổi kiệt xuất thảo luận về AI tại Việt Nam
VTV.vn - Phiên tọa đàm "Triển khai AI trong thực tiễn" trong khuôn khổ Tuần lễ khoa học công nghệ VinFuture 2024 vđược dự báo sẽ là một trong những tọa đàm...
Đón đầu Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa nhằm tránh lãng phí
VTV.vn - Nhiều chuyển động mới đã được thực hiện trên khắp các địa phương, nhằm đón đầu nguồn vốn quan trọng từ Chương trình mục tiêu quốc gia về phát...
Từ điển Oxford chọn "suy giảm trí não" là từ của năm 2024
VTV.vn - Nhà xuất bản Đại học Oxford vừa chọn từ nổi bật nhất năm 2024 là "brain rot" (sự suy giảm khả năng tập trung, tư duy và trí tuệ).
Sức ép cạnh tranh từ hàng ngoại giá rẻ qua thương mại điện tử
VTV.vn - Doanh nghiệp tiêu dùng Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức khi những sàn thương mại điện tử từ nước ngoài đang có chiến lược phát triển rầm rộ...
Tinh gọn bộ máy - Cuộc cách mạng chưa từng có
VTV.vn - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy là vấn đề rất cấp bách, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước.
Tổng Bí thư: Không để cơ quan nhà nước là 'vùng trú an toàn' cho cán bộ yếu kém
Tổng Bí thư nhấn mạnh việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, không để cơ quan nhà nước là 'vùng trú an toàn' cho cán bộ yếu kém.
Hướng nghiên cứu, sắp xếp đối với các cơ quan của Quốc hội, MTTQ Việt Nam
VTV.vn - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết, thực hiện phương án này sẽ giảm được 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.