Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tận dụng CPTPP để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
Sau gần 5 năm thực thi, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với mức độ cam kết mở cửa thị trường rất lớn, đã tạo ra nhiều cơ hội để DN Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu và tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các đối tác CPTPP cũng khởi sắc rõ nét.
Tận dụng nguồn nguyên liệu đầu vào với giá thành cạnh tranh, cùng việc tham gia kết nối, liên kết với các DN FDI chuyển giao công nghệ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa khi tham gia vào các chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia đến từ các thành viên của CPTPP trở thành lợi ích nổi bật cho các DN Việt Nam trong quá trình tận dụng cơ hội từ Hiệp định này.
Nhận định dư địa và cơ hội để DN tận dụng tại các thị trường CPTPP còn rất lớn, bà Nguyễn Thị Lan Phương, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài từ các thành viên CPTPP như Singapore, Nhật Bản đã tiếp cận thị trường Việt Nam một cách rất tích cực để tận dụng cơ hội, lợi thế từ CPTPP.
Tuy nhiên, mức độ tận dụng hiệp định và tỷ trọng hàng hóa Việt Nam tại các thị trường này còn tương đối hạn chế. Phần lớn DN tận dụng được các FTA này là các doanh nghiệp FDI thuộc lĩnh vực linh kiện điện tử, giày dép, dệt may, máy tính,…, trong khi những DN liên quan đến nông, thủy sản có thế mạnh của Việt Nam nhưng mức độ tận dụng chưa nhiều.
“Với những thị trường Việt Nam thúc đẩy thực thi FTA như CPTPP, tỷ trọng tận dụng thị trường còn rất hạn chế. Không chỉ CPTPP, những FTA thế hệ mới khác như EVFTA hay UKVFTA tỷ trọng tận dụng chỉ dưới 10%. Với những thị trường như CPTPP và Mexico và Canada, tỷ trọng này còn thấp hơn (dưới 2%) và tỷ lệ tận dụng ưu đãi với CPTPP năm 2022 chỉ khoảng gần 5%. Vì thế dư địa và cơ hội để DN tận dụng tại các thị trường FTA này còn rất lớn”, bà Phương thông tin.
Thời gian qua, đã có những DN Việt Nam tận dụng được cơ hội xuất khẩu sang các thị trường CPTPP, từ đó tham gia được một phần nào vào chuỗi cung ứng của các DN FDI. Tuy nhiên, các DN này cũng rất khó đáp ứng được rất nhiều những tiêu chuẩn ngày càng cao của các thị trường FTA, nhất là khi thị trường này dựng lên nhiều hàng rào kỹ thuật, khiến các DN phải tập trung tăng cường năng lực mới có thể đáp ứng.
Đơn cử nhà Công ty CNCTech Thăng Long (Tập đoàn CNCTech), những năm gần đây đã có hoạt động kết nối, liên kết với các DN của Nhật Bản nói riêng, cũng như DN trong chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia nói chung. Giám đốc CNCTech Thăng Long - ông Nguyễn Thành Chung cho biết, khi DN tham gia vào chuỗi giá trị của Nhật Bản đã phải thay đổi, thậm chí là chuyển đổi hoàn toàn từ phương thức sản xuất cũ sang phương thức sản xuất toàn cầu.
“DN đã phải thay đổi từ việc tự nâng cấp không chỉ về đầu tư các máy móc, thiết bị hiện đại, thậm chí phải đầu tư vào phần kỹ thuật của người lao động để thay đổi tư duy, thay đổi về phương pháp đảm bảo chất lượng, thay đổi về mặt bằng chất lượng để nâng cao hơn khả năng đáp ứng”, ông Trung cho biết.
Trong suốt gần 30 năm thành lập, Công ty Toyota Việt Nam cũng đã không ngừng nỗ lực phát triển hoạt động nội địa hóa, tìm kiếm nhà cung cấp linh kiện phụ tùng. Đến này DN đã nội địa hóa được hơn 1.000 linh kiện khác nhau, khiến những mẫu xe có thể đạt đến trên 40% hàm lượng nội địa hóa.
Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban Kế hoạch kinh doanh, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam cho biết, gần 5 năm vừa qua Toyota Việt Nam đã trực tiếp sàng lọc hàng trăm đơn vị, sau đó trực tiếp làm việc cụ thể với khoảng vài chục đơn vị và tuyển dụng được một vài đơn vị trở thành nhà cung cấp. “Khi thị trường biến động, đơn cử như dịch Covid-19 làm đứt gãy nguồn cung ứng từ nước ngoài, nhờ giảm bớt phụ thuộc vào nước ngoài DN đã có sự chủ động hơn rất nhiều với nguồn cung trong nước”, ông Hiếu nêu hiệu quả.
Để tăng cường sự kết nối, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, ngoài những cam kết hợp tác thu hút đầu tư từ phía Chính phủ, bản thân các DN Việt Nam cũng cần tích cực nâng cao năng lực từ đó tạo ra cơ hội cho mình.
Theo bà Nguyễn Thị Lan Phương, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), để có thể gia nhập vào chuỗi FDI hay sẵn sàng trao đổi trực tiếp với các DN, đối tác nước ngoài, bản thân DN Việt Nam phải có rất nhiều sự thay đổi để có thể hấp thụ được những cơ hội trong các FTA. Sự thay đổi của DN ở đây phải là sự thay đổi của cả hai chiều: DN Việt Nam và DN FDI. Bản thân DN Việt Nam cần thay đổi nhanh để đáp ứng, nhưng cũng cần sự dìu dắt từ cả doanh nghiệp FDI, bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ và các sở, ban ngành.
“Các tỉnh, thành dù đã đưa ra rất nhiều biện pháp hỗ trợ DN trong tiếp cận chuỗi cung ứng FDI, nhưng các biện pháp hỗ trợ rất chung chung, không có sự tập trung vào một ngành hàng hay một thị trường cụ thể. Vì thế, các chính sách đó phải thiết kế một cách chi tiết hơn, đồng hành với DN và những kết quả đó phải được đo lường một cách cụ thể, cũng như cần điều chỉnh cách thực hiện để DN có thể áp dụng, từ đó hấp thụ được các lợi ích của các FTA”, bà Phương nêu.
Theo vov.vn
Tin mới hơn
Thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển các mô hình bán lẻ hiện đại, bền vững
Ngày 4/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Chính sách và Pháp luật Phát triển Thương mại trong nước năm 2024 với chủ đề “Phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại nhanh, bền vững”.
Khẩn trương đáp ứng quy định EUDR để xuất khẩu vào thị trường EU
Sau ngày 30/12/2024, các tổ chức, doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU phải đáp ứng quy định của châu Âu về việc quản lý nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm không gây phá rừng, suy thoái rừng (EUDR). Tuy nhiên, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị vẫn chưa hoàn tất, khiến các doanh nghiệp ngành chế biến, xuất khẩu gỗ lúng túng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Việt Nam - Khát vọng hùng cường Đóng góp cho cộng đồng quốc tế, nâng cao vị thế Việt Nam
Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều đóng góp hiệu quả cho công việc chung của các tổ chức khu vực và quốc tế, góp phần giải quyết các vấn đề và thách thức mang tính toàn cầu. Thông qua hoạt động này không chỉ chứng minh năng lực, trách nhiệm của Việt Nam đối với các nỗ lực vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trên toàn thế giới, mà còn khẳng định vai trò, vị thế và uy tín quốc tế ngày càng được nâng cao của đất nước.
Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.
Miền Bắc tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm có sương mù
VTV.vn - Dự báo thời tiết ngày 4/12, miền Bắc sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời hửng nắng.
Cả nước xảy ra 458 trận động đất từ đầu năm
VTV.vn - Gần 460 trận động đất nhỏ đã xảy ra ở 17 tỉnh, thành phố của miền Bắc, miền Trung và khu vực Tây Nguyên từ đầu năm đến nay.
Hành vi sản xuất, buôn bán thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có thể bị xử lý hình sự
VTV.vn - Cá nhân, tổ chức sản xuất, buôn bán các loại thuốc lá thế hệ mới có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến...
Cuối tuần miền Bắc chuyển mưa rét, Trung Bộ mưa diện rộng
VTV.vn - Từ đêm thứ Sáu (6/12) tuần này, do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh, miền Bắc sẽ chuyển rét cả ngày lẫn đêm.
Những tên tuổi kiệt xuất thảo luận về AI tại Việt Nam
VTV.vn - Phiên tọa đàm "Triển khai AI trong thực tiễn" trong khuôn khổ Tuần lễ khoa học công nghệ VinFuture 2024 vđược dự báo sẽ là một trong những tọa đàm...
Đón đầu Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa nhằm tránh lãng phí
VTV.vn - Nhiều chuyển động mới đã được thực hiện trên khắp các địa phương, nhằm đón đầu nguồn vốn quan trọng từ Chương trình mục tiêu quốc gia về phát...