Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lý luận kiên định, xuất sắc của Đảng

Với một nền tảng học thuật vững chắc và kiến thức sâu rộng về lý luận chính trị, văn hóa và lịch sử, Tổng Bí thư đã áp dụng những hiểu biết đó vào công tác lãnh đạo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lý luận kiên định, xuất sắc của Đảng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà cho trẻ em Trường Mầm non Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa (5/5/2016). (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Qua thực tiễn lãnh đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện rõ tầm vóc của một nhà lý luận xuất sắc của Đảng. Tổng Bí thư đã khẳng định rằng “ngọn cờ lý luận” của Đảng sẽ giúp xác định được tầm nhìn chiến lược của Đảng và của dân tộc.

Ngọn cờ lý luận dẫn lối

Theo Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vừa kiên định, vừa sáng tạo, rất xuất sắc của Đảng và Nhà nước ta.

Tổng Bí thư thường nhắc các cộng sự của mình ghi nhớ lời dạy của lãnh tụ V.I. Lenin: "Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng. Chỉ đảng nào có được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì đảng đó mới làm tròn được vai trò là người chiến sỹ tiên phong."

Với một nền tảng học thuật vững chắc và kiến thức sâu rộng về lý luận chính trị, văn hóa và lịch sử đất nước, Tổng Bí thư đã đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị và đã áp dụng những hiểu biết đó vào công tác lãnh đạo.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lý luận kiên định, xuất sắc của Đảng
Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.” (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Tổng Bí thư nhấn mạnh rằng phải chủ động nâng tầm tư duy lý luận của Đảng, đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp kịp thời cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phải gắn nghiên cứu lý luận với thực tiễn phát triển các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; với xây dựng hệ thống chính trị, đặc biệt là xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Tất cả đi theo cách tiếp cận và yêu cầu mới là hình thành đồng bộ thể chế phát triển đất nước dựa chủ yếu vào nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy cao độ nhân tố con người.

Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales cũng cho rằng chính cơ sở lý luận vững chắc đã khiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đạt được những thành tựu lớn trong thời gian lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, điển hình là thành tựu trong chiến dịch chống tham nhũng.

Giáo sư Carl Thayer khẳng định với chiến dịch “đốt lò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể và được ghi nhận trong việc bài trừ tham nhũng, tạo sự liêm chính trong Đảng.

Song, Giáo sư Carl Thayer cho rằng chống tham nhũng chỉ là một phần trong sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đó là xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đưa những người có đức, có tài đứng trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của Đảng, kiên quyết loại bỏ những người không còn xứng đáng với lòng tin của nhân dân. Chính nhờ những nỗ lực đó mà uy tín của Việt Nam được tăng lên trên trường quốc tế.

Đặc biệt, với chính sách “ngoại giao cây tre,” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có các cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi… và điều đáng nói là trong các tuyên bố chung được đưa ra sau các cuộc gặp, các nước đều bày tỏ sự tôn trọng đối với hệ thống chính trị của Việt Nam.

Khi đồng chí Nguyễn Phú Trọng trở thành Tổng Bí thư năm 2011, Việt Nam chỉ có một đối tác chiến lược toàn diện là Trung Quốc. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Việt Nam đã bổ sung thêm sáu đối tác mới vào danh sách: Nga (2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ (9/2023), Nhật Bản (11/2023) và Australia (2024).

Theo Giáo sư Carl Thayer phân tích, kể từ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, tiếp tục thu hút lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. Ví dụ, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là 6,17% trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng Bí thư (2011-2015) và 6,27% trong nhiệm kỳ thứ hai (2016-2020).

Là một chuyên gia về lĩnh vực xây dựng Đảng, ông Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng cơ sở lý luận mà Tổng Bí thư xây dựng không chỉ dừng lại ở phương diện nhận thức mà đã trở thành cương lĩnh hành động.

Kể từ năm 1984, Tổng Bí thư cho ra mắt gần 40 cuốn sách, bàn về rất nhiều vấn đề từ xây dựng nền văn hóa Việt Nam cho tới Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất nước, chủ nghĩa xã hội, chính sách đối ngoại.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lý luận kiên định, xuất sắc của Đảng
Độc giả tìm hiểu cuốn sách về ngoại giao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Ông Nhị Lê đánh giá đây là một hệ thống lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam một cách toàn diện, từ tầm nhìn vĩ mô cho đến các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, từ an ninh quốc phòng cho đến đối ngoại, ngoại giao. Tất cả đã hợp thành một hệ thống lý luận kết tinh trí tuệ, tầm nhìn của toàn Đảng mà Tổng Bí thư là người đứng đầu.

“Hệ thống lý luận của Tổng Bí thư lấp lánh tư tưởng xây dựng Đảng về mặt văn hóa. Đó là một bước tiến xuất phát từ yêu cầu phát triển và sự trưởng thành của Đảng ta. Tổng Bí thư luôn trăn trở việc tạo dựng niềm tin của nhân dân, từ đó hình thành quan điểm 'lấy dân làm gốc', xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng,” ông Nhị Lê nói.

'Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội'

Với một nền tảng học thuật vững chắc và kiến thức sâu rộng về lý luận chính trị, văn hóa và lịch sử đất nước, Tổng Bí thư đã đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị và đã áp dụng những hiểu biết đó vào công tác lãnh đạo.

Theo nhận định từ các chuyên gia, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn tiêu biểu cho tinh thần đổi mới, luôn cổ vũ cho những cải cách, đổi mới cần thiết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, giúp đất nước hội nhập quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lý luận kiên định, xuất sắc của Đảng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết nhân dân và các cháu thiếu nhi tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội, 28/1/2017). (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Phó Giáo sư-Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng hệ thống cơ sở lý luận của Tổng Bí thư qua các tác phẩm sách, báo không chỉ thể hiện kiến thức uyên thâm mà còn cho thấy sự trăn trở về con đường phát triển đất nước, làm sao để vừa giữ gìn được truyền thống dân tộc, vừa hội nhập, phát triển hiện đại.

Theo ông Sơn, những hiện tượng văn hóa tiêu cực gây xói mòn những giá trị văn hóa dân tộc, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển đạo đức cộng đồng, cá nhân, đòi hỏi một định hướng đúng đắn, rõ ràng để làm hệ điều tiết, dẫn dắt sự phát triển văn hóa cũng như sự phát triển chung của đất nước.

Trong bối cảnh đó, những bài báo, tác phẩm nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng và văn hóa dân tộc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

"Tổng Bí thư luôn hướng đến việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cách mạng trong công tác lãnh đạo chính trị. Tình yêu dành cho văn hóa thấm đẫm trong từng chỉ đạo, bài viết, câu nói của Tổng Bí thư. Tinh thần ‘văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi’, hay ‘văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc dân tộc. Văn hóa còn, dân tộc còn’ đã thể hiện sâu sắc nhất mong muốn của Tổng Bí thư về vai trò dẫn dắt, điều tiết sự phát triển đất nước của văn hóa, cũng như ý nghĩa của việc giữ gìn những giá trị của văn hóa dân tộc,” ông Bùi Hoài Sơn nói.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực sự đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao tầm vóc và giá trị của văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế. Tổng Bí thư thực sự là một trong những nhà văn hóa lớn của Việt Nam, người đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của đất nước, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lý luận kiên định, xuất sắc của Đảng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu điển hình tiên tiến toàn quốc. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Cùng quan điểm trên, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Thế Kỷ cho rằng tư tưởng, lý luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội luôn khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; con người giữ vị trí trung tâm trong mọi chiến lược phát triển.

Ông Kỷ tâm đắc với phát biểu của Tổng Bí thư: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội.”./.

(Vietnam+)

www.vietnamplus.vn

Tin mới hơn

Hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững

Hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia sâu rộng và cam kết mạnh mẽ với quốc tế về các chương trình hành động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Để thực hiện các cam kết này, cần có sự chung tay hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị.

Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.

Định hướng chiến lược, tầm nhìn tự cường của ASEAN đến năm 2045

Định hướng chiến lược, tầm nhìn tự cường của ASEAN đến năm 2045

Với tầm nhìn tự cường đến năm 2045, ASEAN đang nỗ lực thực hiện các chiến lược phát triển bền vững để trở thành 'điểm sáng' kinh tế - văn hóa trong tương lai.

Tháo điểm nghẽn phát triển năng lượng sạch

Tháo điểm nghẽn phát triển năng lượng sạch

Việt Nam nhanh chóng thực hiện quá trình chuyển dịch năng lượng khi sản lượng tiêu thụ điện dự kiến tăng khoảng 10% hàng năm đến năm 2030.

Cuối tuần, miền Bắc đón đợt không khí lạnh tăng cường

Cuối tuần, miền Bắc đón đợt không khí lạnh tăng cường

Dự báo ngày 19/10, Bắc Bộ sẽ đón một đợt không khí lạnh gây mưa rào và dông.

CĐV gây bức xúc, ĐT Indonesia có thể bị thiệt lớn ở vòng loại World Cup 2026

CĐV gây bức xúc, ĐT Indonesia có thể bị thiệt lớn ở vòng loại World Cup 2026

Do lo ngại vấn đề an ninh, LĐBĐ Bahrain đã đề nghị lên FIFA về việc chuyển trận đấu lượt về giữa đội tuyển này và ĐT Indonesia sang sân trung lập.

Thời tiết ngày 17/10: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông rải rác

Thời tiết ngày 17/10: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông rải rác

VOV.VN - Thời tiết ngày 17/10, ở khu vực Tây Bắc và Việt Bắc, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 50mm.

Giá vàng hôm nay 17/10: Vàng SJC giữ nguyên, vàng thế giới tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 17/10: Vàng SJC giữ nguyên, vàng thế giới tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay trước giờ mở phiên 17/10, Công ty SJC đang duy trì niêm yết giá mua - bán ở mức 84 - 86 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới tăng mạnh lên mức 2.673,8 USD/oz.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
"Bốc thăm môn thi thứ 3 để tránh học lệch chứng tỏ công tác quản lý còn yếu kém"

"Bốc thăm môn thi thứ 3 để tránh học lệch chứng tỏ công tác quản lý còn yếu kém"

"Nếu vẫn tư duy dùng thi cử để học sinh phải học sẽ tạo ra tâm lý đối phó, nhiều nơi sẽ học cầm chừng chờ ngày công bố môn thi, hay khi công bố rồi thì việc học cũng chỉ để thi. Cách học như vậy không đáp ứng các yêu cầu của chương trình GDPT mới, là tập trung đánh giá năng lực học sinh. Chương trình mới không có chuyện không thi thì không học".

Sáng nay chính thức khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Sáng nay chính thức khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Sáng nay (17/10), Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 sẽ diễn ra phiên khai mạc trọng thể với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều hành kinh tế phù hợp để đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% trong năm 2024

Điều hành kinh tế phù hợp để đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% trong năm 2024

VOV.VN - Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực biến động nhanh và khó lường, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng GDP rất ấn tượng (6,82%) trong 9 tháng năm 2024. Nếu có những chính sách phù hợp và sự điều hành linh hoạt, Việt Nam đang có triển vọng rất lớn đạt được mức tăng trưởng cao trong cả năm nay và năm 2025.

Khai mạc Tuần lễ An ninh Mạng quốc tế Singapore năm 2024

Khai mạc Tuần lễ An ninh Mạng quốc tế Singapore năm 2024

Từ ngày 14-17/10, Tuần lễ An ninh Mạng quốc tế Singapore năm 2024 (SICW 2024), do Cơ quan An ninh Mạng Singapore (CSA) chủ trì tổ chức, diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm quốc tế Marina Bay Sands, với chủ đề “Tin cậy và an ninh trong Kỷ nguyên kỹ thuật số”.

Điều hành giá linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát

Điều hành giá linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát

Để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra, Chính phủ thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời và hiệu quả cũng góp phần kiểm soát lạm phát. Đây là chia sẻ của TS. Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế khi trao đổi với phóng viên TBTCVN về diễn biến giá cả năm nay.

Doanh nghiệp nông nghiệp bứt phá với mô hình kinh doanh bao trùm

Doanh nghiệp nông nghiệp bứt phá với mô hình kinh doanh bao trùm

Những năm gần đây, các tổ chức trong nước và quốc tế cũng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội… đã không ngừng hợp tác để đưa ra những sáng kiến, giải pháp áp dụng mô hình kinh doanh bao trùm tại châu Á và ASEAN.

Thời tiết ngày 16/10: Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa to, nguy cơ sạt lở đất

Thời tiết ngày 16/10: Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa to, nguy cơ sạt lở đất

VTV.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực vùng núi phía Bắc và Trung Bộ tiếp tục có mưa dông rải rác kèm nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Biện pháp đơn giản giúp giảm 40% nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm

Biện pháp đơn giản giúp giảm 40% nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm

Rửa tay với xà phòng có thể giảm tới 40% nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa và đường hô hấp ở trẻ em.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại