Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Tháo điểm nghẽn phát triển năng lượng sạch

Việt Nam nhanh chóng thực hiện quá trình chuyển dịch năng lượng khi sản lượng tiêu thụ điện dự kiến tăng khoảng 10% hàng năm đến năm 2030.

tren(2).jpg

Điện gió là thế mạnh phát triển năng lượng sạch của Việt Nam.

Áp lực tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam cùng gần 150 quốc gia đã cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ này. Việt Nam đã ban hành Quyết định số 500, ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) hướng đến việc đẩy mạnh phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo, giảm mạnh nhiệt điện than, phát triển hợp lý nguồn điện khí sử dụng LNG và sử dụng các nguồn điện sinh khối.

Quy hoạch điện VIII đã đưa ra con số rất cụ thể: mục tiêu từ 31-39% điện từ các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030 và 68-72% vào năm 2050. Quy hoạch điện VIII cũng xác nhận cho một bước tiến quan trọng thông qua kế hoạch thành lập 2 trung tâm công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng tại miền Bắc, Nam Trung Bộ và miền Nam của Việt Nam.

Ông Abhinav Goyal - Giám đốc Dịch vụ tư vấn dự án Đầu tư và Cơ sở hạ tầng PwC Việt Nam đánh giá những mục tiêu này mang lại cơ hội lớn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng bền vững, bao gồm các dự án năng lượng tái tạo, lưu trữ năng lượng và nâng cấp mạng lưới truyền tải. Chưa kể Việt Nam là một trong những nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh hàng năm. Cụ thể 9 tháng đầu năm 2024, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy GDP tăng dẫn đến nhu cầu sử dụng năng lượng cũng tăng cao, sản lượng này dự báo tăng trung bình khoảng 11% /năm. Tốc độ phát triển của nền kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho ngành năng lượng, đặc biệt là nguồn năng lượng tái tạo nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển xanh và bền vững.

Dưới góc độ doanh nghiệp (DN), ông Hà Mạnh - Giám đốc điều hành Tổng công ty May 10 cho biết, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đặt ra yêu cầu bảo vệ môi trường và phát thải thấp như một cam kết ràng buộc. Các sản phẩm và nhãn hàng đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và trách nhiệm đối với người lao động.

“Đặc biệt, vấn đề xanh hoá và phát triển bền vững là những tiêu chí cạnh tranh mà các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản yêu cầu ở các nhà cung cấp, bên cạnh các yếu tố về giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng” - ông Mạnh khẳng định và cho rằng, phát triển bền vững, “xanh hoá” ngành dệt may là hướng đi mà các DN trong ngành đang hướng tới.

Lưu ý đến vấn đề tự chủ công nghệ

Ông Abhinav Goyal - Giám đốc Dịch vụ tư vấn Dự án Đầu tư và Cơ sở hạ tầng PwC Việt Nam nhấn mạnh khi nhìn vào Quy hoạch điện VIII, có thể thấy sự tiến bộ đáng kể trong chính sách của Việt Nam, cũng như quyết tâm của Chính phủ trong việc nội địa hóa chuỗi cung ứng, thông qua việc thành lập các trung tâm dịch vụ và công nghiệp tái tạo liên vùng. Mặc dù vậy, tỷ lệ nội địa hóa trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam vẫn còn thấp. Do đó, ông Goyal kiến nghị cần phải áp dụng những biện pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy sự tham gia của các DN Việt Nam trong chuỗi cung ứng.

Theo ông Goyal, chuỗi cung ứng của một số các quốc gia trong khu vực như Indonesia đã có những yêu cầu về nội địa hóa trong một số lĩnh vực như năng lượng mặt trời, gió và địa nhiệt, hoặc có các chính sách khuyến khích hợp tác địa phương trong các dự án năng lượng tái tạo.

Hoặc trong lĩnh vực xe điện, Indonesia cũng tận dụng trữ lượng niken dồi dào trong nước để sản xuất pin. Tương tự, Thái Lan có các ưu đãi của chính phủ đã góp phần thiết lập các nhà máy sản xuất linh kiện EV. Chính vì vậy, chuỗi cung ứng trong lĩnh vực EV của Thái Lan có tỷ lệ nội địa hóa cao trong khoảng 50-60%.

Ông Goyal lưu ý, để thúc đẩy hơn nữa chuỗi cung ứng dịch chuyển năng lượng ở Việt Nam, cần giải quyết các thách thức về tài chính như đa dạng hóa các sản phẩm tài chính để phù hợp với các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là vốn vay ưu đãi, tài chính hỗn hợp và các cơ chế tài chính khí hậu mới.

Bên cạnh đó, thu hẹp khoảng cách năng lực trong chuỗi cung ứng địa phương thông qua việc thúc đẩy liên doanh và chuyển giao công nghệ, kiến thức giữa các công ty trong nước và các công ty nước ngoài có kinh nghiệm trong sản xuất, linh kiện năng lượng tái tạo. Đồng thời cung cấp các ưu đãi cho các DN địa phương đầu tư, phát triển năng lực R&D...

Giới chuyên gia cũng đưa ra những lợi thế trong việc chuyển đổi năng lượng, điều này không chỉ bổ sung thêm nguồn năng lượng của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển, mà còn mở ra cơ hội cho DN Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, do đáp ứng được các yêu cầu phát triển bền vững của các thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để thành công trong việc chuyển đổi, Việt Nam cần định hướng một chiến lược phát triển hạn chế phát thải carbon trong dài hạn và trung hòa carbon vào năm 2050 phù hợp với xu thế chung trên thế giới. Cùng với đó, khắc phục những điểm nghẽn cho nhà đầu tư tham gia vào quá trình chuyển dịch năng lượng.

Phát biểu tại Diễn đàn Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu, ngày 17/10, ông Nguyễn Sỹ Đăng - Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá, thẩm định và Giám định công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh, chuyển dịch năng lượng là cơ hội tốt để Việt Nam đạt được sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch năng lượng cũng cần lưu ý đến vấn đề tự chủ và dựa vào những thế mạnh và ưu thế đang có. Đặc biệt, thủy điện là công nghệ Việt Nam đã làm chủ được, nên không nên từ bỏ ngay để chạy theo xu hướng khác.

Theo daidoanket.vn

Tin mới hơn

Hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững

Hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia sâu rộng và cam kết mạnh mẽ với quốc tế về các chương trình hành động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Để thực hiện các cam kết này, cần có sự chung tay hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị.

Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.

Định hướng chiến lược, tầm nhìn tự cường của ASEAN đến năm 2045

Định hướng chiến lược, tầm nhìn tự cường của ASEAN đến năm 2045

Với tầm nhìn tự cường đến năm 2045, ASEAN đang nỗ lực thực hiện các chiến lược phát triển bền vững để trở thành 'điểm sáng' kinh tế - văn hóa trong tương lai.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Cuối tuần, miền Bắc đón đợt không khí lạnh tăng cường

Cuối tuần, miền Bắc đón đợt không khí lạnh tăng cường

Dự báo ngày 19/10, Bắc Bộ sẽ đón một đợt không khí lạnh gây mưa rào và dông.

CĐV gây bức xúc, ĐT Indonesia có thể bị thiệt lớn ở vòng loại World Cup 2026

CĐV gây bức xúc, ĐT Indonesia có thể bị thiệt lớn ở vòng loại World Cup 2026

Do lo ngại vấn đề an ninh, LĐBĐ Bahrain đã đề nghị lên FIFA về việc chuyển trận đấu lượt về giữa đội tuyển này và ĐT Indonesia sang sân trung lập.

Thời tiết ngày 17/10: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông rải rác

Thời tiết ngày 17/10: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông rải rác

VOV.VN - Thời tiết ngày 17/10, ở khu vực Tây Bắc và Việt Bắc, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 50mm.

Giá vàng hôm nay 17/10: Vàng SJC giữ nguyên, vàng thế giới tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 17/10: Vàng SJC giữ nguyên, vàng thế giới tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay trước giờ mở phiên 17/10, Công ty SJC đang duy trì niêm yết giá mua - bán ở mức 84 - 86 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới tăng mạnh lên mức 2.673,8 USD/oz.

"Bốc thăm môn thi thứ 3 để tránh học lệch chứng tỏ công tác quản lý còn yếu kém"

"Bốc thăm môn thi thứ 3 để tránh học lệch chứng tỏ công tác quản lý còn yếu kém"

"Nếu vẫn tư duy dùng thi cử để học sinh phải học sẽ tạo ra tâm lý đối phó, nhiều nơi sẽ học cầm chừng chờ ngày công bố môn thi, hay khi công bố rồi thì việc học cũng chỉ để thi. Cách học như vậy không đáp ứng các yêu cầu của chương trình GDPT mới, là tập trung đánh giá năng lực học sinh. Chương trình mới không có chuyện không thi thì không học".

Sáng nay chính thức khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Sáng nay chính thức khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Sáng nay (17/10), Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 sẽ diễn ra phiên khai mạc trọng thể với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều hành kinh tế phù hợp để đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% trong năm 2024

Điều hành kinh tế phù hợp để đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% trong năm 2024

VOV.VN - Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực biến động nhanh và khó lường, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng GDP rất ấn tượng (6,82%) trong 9 tháng năm 2024. Nếu có những chính sách phù hợp và sự điều hành linh hoạt, Việt Nam đang có triển vọng rất lớn đạt được mức tăng trưởng cao trong cả năm nay và năm 2025.

Khai mạc Tuần lễ An ninh Mạng quốc tế Singapore năm 2024

Khai mạc Tuần lễ An ninh Mạng quốc tế Singapore năm 2024

Từ ngày 14-17/10, Tuần lễ An ninh Mạng quốc tế Singapore năm 2024 (SICW 2024), do Cơ quan An ninh Mạng Singapore (CSA) chủ trì tổ chức, diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm quốc tế Marina Bay Sands, với chủ đề “Tin cậy và an ninh trong Kỷ nguyên kỹ thuật số”.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại