Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.

Nhìn từ lợi ích lâu dài cho ngành rau quả

Theo cập nhật mới nhất từ Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 8/2024 (1/8 - 15/8), kim ngạch xuất khẩu (XK) các mặt hàng nông lâm thủy sản của cả nước đạt 1,09 tỷ USD, tăng mạnh 40,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng rau quả là mặt hàng có kim ngạch XK cao nhất trong nửa tháng 8 với 350 triệu USD, tăng tới 96% so với cùng kỳ năm trước. Theo ước tính trong tháng 8/2024 XK rau quả có thể sẽ đạt 700 triệu USD (tăng 51% so với cùng kỳ năm 2023).

Nếu tính chung 8 tháng đầu của năm 2024, XK rau quả có thể đạt 4,6 tỷ USD (tăng hơn 1 tỷ USD, tương đương tăng khoảng 29% so với cùng kỳ năm 2023). Như nhận định của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, với tình hình thuận lợi về mặt thị trường và giá cả như hiện tại thì kim ngạch XK rau quả trong năm nay có thể lập thêm đỉnh mới là đạt 7 tỷ USD (tăng 1,4 tỷ USD so với năm 2023).

lien ket chuoi  chia khoa giai bai toan nang cao gia tri nong san viet hinh 1

Với thành quả của XK rau quả như hiện nay sẽ thấy vai trò cực kỳ quan trọng của chuỗi giá trị ngày càng bền vững hơn ở ngành hàng rau quả Việt. Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng con số XK ngày càng tăng đang nói lên rằng chúng ta đã và đang đi vào hướng “xanh”. Tức là người nông dân, hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp (DN) biết cách để sản xuất theo tiêu chuẩn xanh, đáp ứng được nhu cầu của thế giới. Theo ông Nguyên, để ngành hàng rau quả Việt phát triển bền vững lâu dài thì phải mang lại lợi ích hài hòa cho các chủ thể tham gia (gồm nông dân, HTX, DN, nhà khoa học) trong chuỗi giá trị. Còn nếu như chỉ có một bên hưởng lợi, chắc chắn chuỗi đó sẽ “gãy”, sẽ gập ghềnh và không phát triển bền vững.

Phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản là nhiệm vụ cấp bách

Mặc dù vậy, phát triển nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại và thách thức, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, cạnh tranh ngày càng cao cùng với biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chưa hợp lý; năng suất và chất lượng nhiều nông sản chưa cao trong khi xu hướng tiêu dùng xanh và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường; bảo vệ môi trường; phương thức sản xuất còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Hệ thống logistics và chuỗi cung ứng còn yếu kém, dẫn đến tình trạng thất thoát sau thu hoạch và chi phí sản xuất cao...

Bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp Việt Nam phát triển còn thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn dựa vào nông hộ nhỏ, thiếu liên kết; chất lượng, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa cao. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam lại có giá trị và khả năng cạnh tranh thấp so với các nước trong khu vực, mức độ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu hàng nông sản còn chưa cao.

lien ket chuoi  chia khoa giai bai toan nang cao gia tri nong san viet hinh 2

Số liệu thống kê cho thấy có đến 70% - 85% nông sản của Việt Nam xuất khẩu dưới dạng thô hoặc với hàm lượng chế biến thấp. Tình trạng được mùa mất giá vẫn diễn ra phổ biến, sản xuất manh mún, chất lượng của hàng nông sản chưa được đồng đều, công nghệ chế biến lạc hậu, không đồng bộ, mẫu mã chưa hấp dẫn, giá thành sản xuất cao, dẫn đến cạnh tranh kém và bị ép giá trên thị trường quốc tế.

Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn thấp, chiếm khoảng 1,3% tổng số doanh nghiệp, trong đó đa số là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về nhân lực, tài chính, khoa học công nghệ, khả năng phát triển thị trường và vùng nguyên liệu. Do quy mô nhỏ, đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có đủ nguồn lực để đầu tư mua sắm trang thiết bị thử nghiệm, kiểm nghiệm, máy móc thiết bị chế biến và bảo quản tiên tiến. Các doanh nghiệp, hợp tác xã chưa tiếp cận được nguồn chuyên gia có kỹ thuật cao để hỗ trợ, tư vấn phát triển các ý tưởng kinh doanh, hoàn thiện sản phẩm…

Do đó, cần phải thay đổi tư duy trong phát triển nông nghiệp, đó là chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Tăng trưởng trong tương lai phải dựa vào hiệu quả trên cơ sở giống mới chất lượng hơn, chuyển sang hữu cơ, sản phẩm sạch. Ngoài ra, cơ cấu sản xuất và cách thức tổ chức chuỗi cung ứng cũng cần thay đổi để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, bền vững từ đó nâng cao giá trị xuất khẩu.

Ở góc độ quản lý nhà nước, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản, phải triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quyết định của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến cơ cấu lại ngành Nông nghiệp; trong đó có Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của BCH Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.

Thứ trưởng nêu một số giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới như đổi mới cơ cấu cây trồng và vật nuôi; sản xuất nông nghiệp hữu cơ và an toàn không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân mà còn góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng… Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của chuỗi giá trị nông sản.

Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu với vai trò là người điều hành chuỗi cần chủ động tiếp cận và ký kết các bản ghi nhớ về liên kết; sau đó tiến tới ký kết hợp đồng chính thức với các hộ sản xuất trong vùng nguyên liệu đã quy hoạch, theo hướng hợp đồng đảm bảo tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo lập niềm tin cho các hộ nông dân nuôi trồng, khuyến khích họ có trách nhiệm với việc nuôi trồng sản phẩm nông sản xuất khẩu.

Cùng với công tác xúc tiến thương mại, thị trường nông sản không ngừng mở rộng, xuất khẩu nông sản chuyển mạnh sang chính ngạch và có mặt trên 196 quốc gia, vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới; tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2023 trên 155,2 tỷ USD, năm 2024 dự kiến đạt 55 -56 tỷ USD. Trong đó, có 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên, với 6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD.

Phải đẩy mạnh phát triển liên kết

Để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản đồng thời nâng cao giá trị nông sản, theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp.

Về vấn đề phát triển chuỗi giá trị nông sản hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân cho rằng, trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, từ biến đổi khí hậu đến cạnh tranh trên thị trường quốc tế, việc tìm kiếm các giải pháp để phát triển chuỗi giá trị nông sản một cách hiệu quả đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Việc xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị từ người nông dân, HTX đến doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu là một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu này.

Theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước đang có trên 4.000 HTX tham gia liên kết theo chuỗi giá trị (chiếm gần 13% tổng số HTX) với các hình thức liên kết chuỗi giá trị phát triển đa dạng theo các công đoạn trong chuỗi giá trị nông sản.

“Có thể nói, để thúc đẩy tiêu thụ nông sản một cách tốt nhất và nâng cao giá trị cho nông sản Việt thì việc phát triển hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản là vấn đề sống còn trong tái cơ cấu nông nghiệp. Điều này nhằm đáp ứng cho thị trường quốc tế đang tiếp tục mở rộng cho Việt Nam với gần 20 FTA đã ký kết và đàm phán, cũng như đáp ứng nhu cầu cho thị trường trong nước với quy mô hơn 100 triệu dân”, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, cần nhìn nhận một thực tế là vẫn còn nhiều mặt hạn chế và thách thức nhất định cho việc phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản. Và một trong những hạn chế lớn nhất hiện nay là mối liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (liên kết ngang), cũng như giữa các khâu (liên kết dọc) trong chuỗi giá trị còn lỏng lẻo.

Trong đó, ở một số ngành hàng nông sản, mối liên kết ngang giữa các hộ nông dân thông qua hình thức tổ hợp tác và HTX thậm chí mới dừng lại ở việc chia sẻ kinh nghiệm sản xuất hoặc để tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ từ chương trình, dự án trong và ngoài nước, chưa thực hiện được hình thức cung ứng và tiêu thụ tập trung. Hoặc như trong khâu sơ chế biến chỉ mới dừng lại ở mức độ thỏa thuận không chính thức về phân vùng thu mua nguyên liệu, chưa hình thành liên kết ngang để thống nhất giá cả và chất lượng.

Thêm vào đó, liên kết giữa các tổ hợp tác/HTX trong một số ngành hàng cũng chỉ mới dừng lại ở chỗ liên kết mang tính thời vụ, chưa mang tính chia sẻ rủi ro và lợi ích, do vậy vẫn chưa đạt được tính bền vững cao. Nhìn chung, các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ vẫn chưa thật sự vững chắc.

Không những vậy, số HTX xây dựng được thương hiệu sản phẩm chưa nhiều, giá trị cạnh tranh trên thị trường chưa cao. Chưa có nhiều HTX có năng lực tổ chức liên kết, phát huy vai trò cầu nối thật sự hiệu quả, có khả năng lan tỏa trong phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

Chính vì thế, trong tái cơ cấu nông nghiệp, để chuỗi giá trị nông sản Việt phát triển bền vững và hiệu quả đòi hỏi phải khắc phục mặt những hạn chế cố hữu này. Nhất là cần liên kết chặt chẽ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Đồng thời, cần củng cố và phát triển các tổ chức sản xuất tập thể và các mối liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cũng khẳng định, liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững. Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX, doanh nghiệp và nông dân hợp tác với nhau. Đồng thời, việc xây dựng các chuỗi liên kết theo mô hình “từ nông trại đến bàn ăn” sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng giá trị gia tăng. Cùng với đó, hoàn thiện, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX nông nghiệp, đặc biệt là các HTX kiểu mới…

“Để ngành nông nghiệp Việt Nam không ngừng phát triển, nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững trong chuỗi giá trị nông sản; góp phần xây dựng, nâng tầm nông sản Việt trên thị trường thế giới, đây là nhiệm vụ không chỉ của riêng ngành nông nghiệp mà cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội, từ các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, HTX đến người nông dân”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Khánh An

Theo congluan.vn

Tin mới hơn

Xử lý đối tượng dùng thẻ nhà báo giả chở "hàng cấm"

Xử lý đối tượng dùng thẻ nhà báo giả chở "hàng cấm"

Công an tỉnh Đắk Lắk và Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh liên tiếp phát hiện, bắt giữ đối tượng vận chuyển pháo lậu, trong đó có đối tượng mang thẻ nhà báo giả để "xin xỏ".

Hiểm họa khôn lường từ việc trẻ nhỏ chế pháo từ hướng dẫn trên Internet

Hiểm họa khôn lường từ việc trẻ nhỏ chế pháo từ hướng dẫn trên Internet

VTV.vn - Thời gian qua, nhiều vụ việc thương tâm và đau lòng đã xảy ra mà nguyên nhân là sự tò mò của giới trẻ với pháo nổ cùng sự buông lỏng quản lý của...

"Vòi bạch tuộc" tín dụng đen bủa vây công nhân

"Vòi bạch tuộc" tín dụng đen bủa vây công nhân

VTV.vn - Cảnh báo gia tăng tội phạm tín dụng đen ở các khu công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm. Nạn nhân là các công nhân lao động.

Trả gộp 2 tháng lương hưu trước Tết, có người nhận hơn 320 triệu đồng

Trả gộp 2 tháng lương hưu trước Tết, có người nhận hơn 320 triệu đồng

VTV.vn - Gần 3,4 triệu người sẽ được trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp trước Tết Nguyên đán. Người nhận lương hưu cao nhất có thể lĩnh hơn 320 triệu đồng.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

VTV.vn - Tính đến nay, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với Nông dân đã được tổ chức 5 lần vào các năm 2018, 2019, 2020, 2022, 2023.

Hôm nay (24/12), thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT

Hôm nay (24/12), thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT

VTV.vn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025 được tổ chức từ ngày 24 - 26/12.

Y học thế giới - Những thành tựu nổi bật năm 2024

Y học thế giới - Những thành tựu nổi bật năm 2024

VTV.vn - Trong năm 2024, y học toàn cầu đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, góp phần cải thiện đáng kể việc chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý...

Hành vi quảng cáo trá hình bị xử lý như thế nào?

VTV.vn - Hành vi quảng cáo trá hình nhằm thu hút người dân tham gia vào các website, ứng dụng có tính chất cá độ, cờ bạc trực tuyến sẽ bị xử lý như thế...

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Bão số 10 giật cấp 10, Trung Bộ và Tây Nguyên có nơi mưa to

Bão số 10 giật cấp 10, Trung Bộ và Tây Nguyên có nơi mưa to

VTV.vn - Từ chiều tối và đêm 24/12, khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận và phía Đông khu vực Tây Nguyên có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa...

Dạy thêm không đúng quy định: Giáo viên bị xử phạt thế nào?

Dạy thêm không đúng quy định: Giáo viên bị xử phạt thế nào?

VOV.VN - Vấn đề dạy thêm và học thêm luôn thu hút nhiều sự quan tâm trên các diễn đàn trong thời gian vừa qua.

Áp thấp nhiệt đới gây gió giật cấp 9 trên khu vực quần đảo Trường Sa

Áp thấp nhiệt đới gây gió giật cấp 9 trên khu vực quần đảo Trường Sa

VOV.VN - Hồi 1 giờ ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 113,6 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển theo hướng Bắc, tốc độ 20-25km/h.

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 23/12

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 23/12

VOV.VN - Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 23/12, tâm điểm sẽ là giải VĐQG Italia - Serie A.

Khởi nghiệp sáng tạo đang được nhiều địa phương chú trọng phát triển

Khởi nghiệp sáng tạo đang được nhiều địa phương chú trọng phát triển

VOV.VN - Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là động lực quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Thời gian qua, tại nhiều địa phương tinh thần này đã lan tỏa mạnh mẽ, từ đó tạo nên những điểm sáng tiêu biểu, có nhiều đóng góp về xây dưng hệ sinh thái, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Cơ chế đặc thù làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Cơ hội nào cho nhà thầu nội?

Cơ chế đặc thù làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Cơ hội nào cho nhà thầu nội?

VOV.VN - Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam cần ưu tiên sử dụng các nhà thầu Việt Nam nhằm đảm bảo tạo nguồn công việc trong nước, tăng tính chủ động, tính tự chủ, khách quan, kiểm soát chi phí phù hợp với điều kiện trong nước.

Viết tiếp trang sử hào hùng trong thời kỳ mới

Viết tiếp trang sử hào hùng trong thời kỳ mới

Hôm nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12), trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, cả nước đang nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Liên kết dữ liệu, thúc đẩy đầu tư nông nghiệp bền vững

Liên kết dữ liệu, thúc đẩy đầu tư nông nghiệp bền vững

Mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản được xem là mấu chốt để hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng nông sản bền vững. Trong đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu kết nối chuỗi cung ứng sẽ giúp việc điều chỉnh cơ chế, chính sách trở nên linh hoạt và phù hợp với thực tiễn…

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại