
Sáp nhập đơn vị hành chính và câu hỏi "miễn viện phí cho dân được không"?
VOV.VN - Sau chính sách miễn học phí, tại cuộc họp với Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đặt câu hỏi gợi mở: “Có thể phấn đấu đến 2030 miễn viện phí cho người dân được không, phải tính toán tới việc này”.
Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, tiếp tục sáp nhập xã được đánh giá là bước đi tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giảm gánh nặng ngân sách, thúc đẩy phát triển bền vững.
Phát biểu tại cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng tổ chức mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp không đơn thuần là điều chỉnh địa giới hành chính mà còn là vấn đề điều chỉnh không gian kinh tế; điều chỉnh về phân công, phân cấp, điều chỉnh về phân bổ và kết hợp các nguồn lực kinh tế…

Vừa qua, tại cuộc gặp mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng ở Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng nhấn mạnh, việc tinh gọn bộ máy chính là dành nguồn lực để chi cho đầu tư phát triển, chi cho văn hoá, xã hội. Vừa qua, việc Bộ Chính trị quyết định miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập là một minh chứng cho chủ trương này và tới đây sẽ có nhiều chính sách khác liên quan đến đời sống dân sinh của người dân trong lĩnh vực khám chữa bệnh.
Có thể phấn đấu đến 2030 miễn viện phí cho người dân được không?
Bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ cao với chính sách giàu tính nhân văn mà Đảng, Nhà nước đã dành cho giáo dục công lập, bà Hoàng Thị Thanh Thúy - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh nhìn nhận, đây là thành quả bước đầu của cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính các cấp; khẳng định đây là chủ trương lớn, rất đúng và trúng, được người dân đồng thuận, ủng hộ.
Theo vị đại biểu Quốc hội, cuộc cách mạng đang được gấp rút triển khai với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng” nhằm đạt được mục tiêu theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, để làm sao đời sống nhân dân được nâng lên trên tất cả các lĩnh vực.
Thành quả bước đầu của cuộc cách mạng này là sau khi cân đối tài chính trong và sau quá trình tinh gọn, Bộ Chính trị đã quyết định miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên phạm vi cả nước. Thời điểm thực hiện từ đầu năm học mới 2025 - 2026 (từ tháng 9/2025 trở đi).
“Không cần đến khi hoàn thành các nhiệm vụ của cuộc cách mạng đặt ra, mà trong quá trình vừa sắp xếp chúng ta đã sử dụng thành quả của việc tiết kiệm ngân sách để chăm lo tốt hơn cho nhân dân. Chính sách giàu tính nhân văn này được lòng dân, bởi tạo công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng học sinh. Chính sách này cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với giáo dục, xem giáo dục là quốc sách hàng đầu”, bà Thanh Thúy cho biết, hai lĩnh vực hiện nay mà Đảng, Nhà nước rất quan tâm đó giáo dục và y tế. Đây là hai lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của nhân dân.

Sau chính sách miễn học phí, tại cuộc họp với Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đặt câu hỏi gợi mở: “Có thể phấn đấu đến 2030 miễn viện phí cho người dân được không, phải tính toán tới việc này”.
Ủng hộ gợi mở bước đầu của người đứng đầu Đảng, bà Thanh Thúy cho rằng, nếu chính sách này được thực hiện trong tương lai sẽ đáp ứng được mong mỏi của không ít người dân. Bởi nguồn lực từ cải cách hành chính nếu được chi một phần cho y tế sẽ giúp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân. Hơn nữa, chính sách miễn, giảm đối với y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.
Tuy nhiên, theo bà, trong bối cảnh hiện nay khi quy mô nền kinh tế của nước ta còn nhỏ, nhu cầu về đầu tư rất lớn sẽ là những khó khăn cho nguồn ngân sách. Do vậy, cần nghiên cứu kỹ lưỡng và có cách làm hợp lý, có các bước trọng tâm, trọng điểm.
“Có thể chúng ta chưa miễn toàn bộ nhưng có thể miễn phí ở khâu nào đó trong quá trình chăm sóc y tế hoặc thực hiện đối với đối tượng ưu tiên trước để từng bước giảm gánh nặng viện phí, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh…”, bà Thanh Thúy nói
Chung góc nhìn, PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho biết, chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các địa phương và tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là chủ trương lớn, thực sự là một cuộc cách mạng. Đây cũng là đòi hỏi khách quan của sự phát triển trong giai đoạn mới, khi đất nước đang chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Sau 40 năm đổi mới, ông cho rằng, đất nước ta có thế và lực mới, cao hơn, chín muồi cả về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để tiến hành cuộc sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở địa phương. Hơn nữa, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đã được nâng lên rất nhiều, đã tích lũy được kinh nghiệm trong quản lý điều hành địa phương, lĩnh vực, có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý sau khi các đơn vị hành chính được sáp nhập với quy mô rộng lớn hơn.

Theo ông, với việc sáp nhập đơn vị hành chính, thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp cơ sở) dự kiến số lượng các đơn vị cấp tỉnh và xã sẽ giảm đáng kể, cũng có nghĩa là giảm được nguồn lực rất lớn đang chi cho cấp huyện cả nước. Nguồn lực giảm được này một phần sẽ chi cho đầu tư phát triển đất nước, một phần để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
“Trước mắt, Bộ Chính trị đã quyết định miễn học phí cho học sinh mầm non đến THPT công lập từ năm học 2025-2026. Sắp tới, nếu chi một phần nguồn ngân sách tiết kiệm được để giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân như gợi mở của Tổng Bí thư thì nhân dân rất đồng tình, ủng hộ. Những chính sách nhân văn này thể hiện đúng bản chất của xã hội chủ nghĩa mà đất nước ta đang xây dựng”, ông Vũ Văn Phúc nhấn mạnh.
Thoát ra khỏi “tấm áo cũ” đã quá chật chội
Theo ông Vũ Văn Phúc, mục đích cuối cùng của việc sắp xếp nhằm mở rộng không gian phát triển mới, phát huy lợi thế của từng địa phương, từ đó đời sống của nhân dân được nâng cao hơn.
Nói về những thuận lợi, ông Vũ Văn Phúc cho rằng, hiện nay chúng ta đang ứng dụng, triển khai mạnh mẽ có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thực hiện quyết liệt công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số… Đây là những tiền đề quan trọng để sáp nhập một số tỉnh, bỏ cấp huyện, tiếp tục sáp nhập xã.
“Trên nền tảng công nghệ số, quy mô về địa giới hành chính gần như không ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Với nền tảng công nghệ số, khoảng cách địa lý không còn là vấn đề lớn; việc lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết công việc hàng ngày của người dân, doanh nghiệp cũng không cần thiết phải có nhiều cấp chính quyền, không cần thiết phải có bộ máy cồng kềnh để giải quyết một đống giấy tờ khổng lồ như hiện nay”, ông Vũ Văn Phúc phân tích.
Xoay quanh vấn đề sáp nhập đơn vị hành chính, đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thanh Thúy cho biết, cuộc sắp xếp đồng bộ các ban, ngành, cấp tỉnh, huyện, xã lần này diễn ra trong bối cảnh thế giới cũng đang biến chuyển hết sức nhanh chóng từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng như cách mạng số hiện nay. Trong bối cảnh đó, đặt ra yêu cầu chúng ta không có sự lựa chọn nào khác là phải thay đổi, phải thoát ra khỏi “tấm áo cũ” đã quá chật chội, để vươn mình bước vào kỷ nguyên mới.
Lộ trình cụ thể đã được đặt ra với số lượng đơn vị hành chính trong diện sáp nhập rất lớn, thời gian cũng rất gấp, do đó đòi hỏi sự nỗ lực, khẩn trương với tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng", nếu không chúng ta sẽ bỏ qua cơ hội phát triển, đất nước sẽ lạc hậu xa hơn so với các quốc gia trên thế giới.
Tin mới hơn

Đẩy mạnh sản xuất lúa chất lượng cao: Liên kết chặt chẽ để đảm bảo đầu ra cho nông dân
Trong những năm gần đây, sản xuất lúa chất lượng cao đang trở thành xu hướng tất yếu trong chiến lược nâng cao giá trị hạt gạo Việt. Tuy nhiên, để mô hình này thực sự bền vững, bài toán đầu ra ổn định và nguồn lực tài chính vẫn là những thách thức cần được giải quyết đồng bộ.

Hàng không dự kiến đón 2,4 triệu khách cao điểm 30/4-1/5
(VTC News) - Theo tính toán của cơ quan chức năng, lượng khách qua các cảng hàng không cao điểm lễ 30/4-1/5/2025 dự kiến đạt khoảng 2,4 triệu khách.

Yêu cầu đảm bảo cung ứng xăng dầu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
ANTD.VN - Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa có công văn gửi thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu về việc đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu trong dịp nghỉ lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (30/4-1/5/2025).

Bộ đội Việt Nam rèn tập duyệt binh tại thủ đô Liên bang Nga
TPO - Sau khi tới Liên bang Nga, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đang tích cực rèn tập để tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025).

Tạo những đột phá mạnh mẽ trợ lực cho doanh nghiệp
VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, để tạo động lực cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn thách thức hiện nay, nhà nuóc cần tạo những đột phá mạnh mẽ hơn nữa nhằm trợ lực giúp doanh nghiệp phát triển.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Cầu nối giữa sáng kiến công nghệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội
Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã và đang được Đảng, Nhà nước, nhân dân triển khai mạnh mẽ. Nghị quyết ra đời không chỉ phản ánh tầm nhìn chiến lược mà còn định hướng bước đi cụ thể cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Nhiều đoàn quốc tế từ Ấn Độ, Nepal, Úc, Mỹ, Nhật, Pháp... dự Lễ 50 năm Ngày thống nhất đất nước
(PLO)- Ngoài dự lễ kỷ niệm, các đoàn quốc tế còn đến thăm các di tích lịch sử tại TP.HCM và thành phố Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Nội.

Ngày 28/4, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến Đông Bắc Bộ
VTV.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường bảo vệ bí mật đời sống riêng tư của trẻ em
VOV.VN - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa ra công văn gửi Cục Báo chí, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử về việc tăng cường công tác bảo vệ bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.

Giá vàng hôm nay 26/4: Vàng SJC đứng ở mức 120,5 triệu đồng/lượng
VOV.VN - Vàng SJC được niêm yết ở mức 118,5 – 120,5 triệu đồng/lượng, giá vàng thế giới giao ngay trên sàn Kitco đang ở mức 3.316,3 USD/oz.

Cận cảnh: Tấm bản đồ Bảo vật quốc gia của Chiến dịch Hồ Chí Minh
VOV.VN - Tấm bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh được thực hiện tại Sở chỉ huy chiến dịch ở Tây Ninh vào tháng 4/1975 và được công nhận Bảo vật quốc gia vào tháng 1/2015.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Triển khai các dự án đường sắt "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa"
VTV.vn - Sáng 26/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên...

Infographic: Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Hồ Chí Minh
VTV.vn - Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là mốc son chói lọi, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kết thúc thắng lợi.

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Bắc Bộ mưa rào và dông, Trung Bộ chấm dứt nắng nóng diện rộng
VTV.vn - Ở miền Bắc dự báo hôm nay có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Trời dịu mát, dễ chịu với mức nhiệt từ 28-31 độ C.

Khán giả tùy chọn 4 luồng tín hiệu trực tiếp Lễ Diễu binh, diễu hành trên VTVgo
VTV.vn - Với 4 luồng tín hiệu trực tiếp trên VTVgo, khán giả có thể tùy chọn những hình ảnh mình thích để trải nghiệm trọn cảm xúc trong ngày vui lớn của...

Cảnh báo đục thủy tinh thể thứ phát do tự ý dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid
VTV.vn - Bệnh nhân nam, 35 tuổi, đến viện khám vì hai mắt thường xuyên nhìn lóa, đặc biệt khi ra nắng, kèm theo biểu hiện đỏ mắt tái diễn.