Chọn kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024
![]() |
Kỳ vọng về sự phục hồi của nền kinh tế đang ngày càng lớn dần. Ảnh: Đức Thanh |
Ba kịch bản
Dù tăng trưởng GDP năm 2023 vẫn chưa thể sớm dự báo một cách chính xác, bởi những yếu tố bất định của kinh tế thế giới còn rất lớn, song những phác thảo ban đầu về kinh tế - xã hội năm 2024 đã được hé lộ.
Vẫn có 15 chỉ tiêu như Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, song có lẽ, mục tiêu tăng trưởng GDP sẽ là một trong những mục tiêu được quan tâm nhiều nhất. Điều này là dễ hiểu khi 3 năm đầu tiên của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, kinh tế - xã hội Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, còn năm 2024 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá trên các lĩnh vực, nhằm đạt mức cao nhất các mục tiêu Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.
Báo cáo Chính phủ mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dựa trên cả mục tiêu của giai đoạn 2021-2025, cùng với phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2023, đã dự kiến 3 kịch bản tăng trưởng GDP năm 2024.
Cụ thể, với kịch bản 1, mục tiêu đặt ra là tăng trưởng GDP 6%. Con số này được đưa ra dựa trên giả định rằng, tăng trưởng toàn cầu năm 2023 vẫn ở mức khiêm tốn; khả năng phục hồi của thương mại và đầu tư toàn cầu còn nhiều thách thức. Trong khi đó, ở trong nước, các động lực tăng trưởng dự kiến phục hồi không đồng đều. Dịch vụ và thị trường trong nước có thể tăng trưởng khá, nhưng xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo chưa thể có chuyển biến mạnh, do phụ thuộc vào thị trường thế giới.
Khi kinh tế tiếp tục gặp khó khăn, bất lợi, kinh tế thế giới đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình phục hồi, thì mục tiêu tăng trưởng 6% là hợp lý.
Trong khi đó, với kịch bản 2, mục tiêu tăng trưởng dự kiến là 6,5%. Tuy nhiên, đi kèm với đó là dự báo bối cảnh thế giới, khu vực có thể phục hồi nhanh hơn dự báo của các tổ chức quốc tế; nhu cầu của các thị trường đối tác lớn phục hồi; thương mại và đầu tư toàn cầu có thể tăng trưởng khá.
Còn trong nước, khu vực dịch vụ và thị trường tiêu dùng nội địa tăng trưởng tích cực; sản xuất - kinh doanh phục hồi, xuất khẩu, đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài tăng trưởng khá…
Còn kịch bản 3, dựa trên dự báo rằng, bối cảnh tình hình thế giới, trong nước biến động nhanh, khó lường, rất khó dự báo, mục tiêu dự kiến là tăng trưởng 6 - 6,5%.
Đưa ra 3 kịch bản khác nhau, song Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ xem xét, cho ý kiến và lựa chọn kịch bản 3. Kịch bản này được cho là sẽ đáp ứng yêu cầu xây dựng các cân đối kinh tế phù hợp, hướng tới thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm 2021 - 2025.
Kỳ vọng sự phục hồi
Dù những kỳ vọng về sự phục hồi của nền kinh tế đang ngày càng lớn dần, song thực tế, khó khăn, thách thức ở phía trước vẫn còn rất lớn. Đó là một trong những lý do khiến các tổ chức, các chuyên gia kinh tế cả trong và ngoài nước còn khá dè dặt khi dự báo về tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay, cũng như năm tới.
Việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế đã được thực tế và khoa học chứng minh có tác động tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp khoảng 0,05 - 0,27 điểm phần trăm mỗi năm vào tăng trưởng GDP, tùy theo quy mô và chất lượng hoàn thiện thể chế.
- Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hồi trung tuần tháng 7/2023 đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 từ 6,5% xuống còn 5,8% và năm 2024 từ 6,8% xuống còn 6,2%. Ít ngày nữa, vào cuối tháng 9 này, ADB sẽ công bố báo cáo cập nhật triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam. Có thể, ADB sẽ tiếp tục có sự điều chỉnh, nhưng nhìn vào các diễn biến kinh tế gần đây, cũng chưa thể kỳ vọng những dự báo lạc quan cho kinh tế Việt Nam.
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) hồi đầu tháng 8/2023 dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 4,7% trong năm sau, sau đó sẽ phục hồi dần lên 5,5% vào năm 2024 và 6% vào năm 2025. Tuy có chững lại, nhưng cầu trong nước được WB cho rằng, vẫn là động lực tăng trưởng chính trong năm 2024.
“Chính sách tài khóa, các khoản hỗ trợ tổng cầu thông qua thúc đẩy đầu tư công hiệu quả sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam nói.
Còn TS. Cấn Văn Lực và nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, khi chuẩn bị tài liệu gửi tới Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023, dự kiến tổ chức trong tuần tới, dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 6% trong năm 2024 và 6,5% trong năm 2025.
Tuy nhiên, theo ông Cấn Văn Lực, nếu Việt Nam có thể củng cố tốt hơn các động lực tăng trưởng hiện hữu và khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới, thì mức tăng trưởng có thể cao hơn. Các động lực tăng trưởng mới được ông nhắc tới là từ xu hướng phát triển mạnh mẽ của kinh tế số; từ nâng cao năng suất lao động và năng suất tổng hợp TFP; từ khu vực kinh tế tư nhân; từ hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế; phát triển kinh tế xanh…
Báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề cập một loạt yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự báo tích cực hơn. Chẳng hạn, các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 có độ trễ, sẽ tác động rõ nét hơn vào nền kinh tế; các động lực đầu tư (đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ; các vấn đề nội tại được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp…
Việc một số công trình, dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, tác động lan tỏa lớn đưa vào khai thác cũng sẽ tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Chưa kể, việc các quy hoạch được ban hành, triển khai hiệu quả cũng sẽ góp phần quan trọng mở ra không gian phát triển và động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững.
Trong bối cảnh ấy, có thể kỳ vọng vào sự phục hồi mạnh mẽ hơn của nền kinh tế trong năm 2024 - năm tăng tốc để thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.
Theo baodautu.vn
Tin mới hơn

Sau 1 tháng định danh biển số xe: Siết quy định để đảm bảo minh bạch khi sở hữu
Sau khi quy định biển số định danh được áp dụng từ ngày 15/8, tại chợ buôn xe máy cũ chùa Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội), không khí ảm đạm bao trùm, vắng bóng khách mua. Hầu hết các tiểu thương còn mơ hồ, chưa hiểu rõ về Thông tư 24, do vậy, khi có khách đến mua, họ không biết phải tư vấn cho khách ra sao về việc sang tên, đổi chủ.

Bão Koinu giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Bắc
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão Koinu mạnh cấp 14, giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Bắc.

Giá vàng hôm nay 4/10: Giá vàng SJC giữ nguyên ở mức 68,9 triệu đồng/lượng
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/10, giá vàng SJC giữ nguyên ở mức 68,2 – 68,9 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Cùng lúc, giá vàng thế giới tăng nhẹ lên mức 1.825,2 USD/oz.

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/10: Sôi động Cúp C1 châu Âu và bán kết ASIAD 19
VOV.VN - Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/10, người hâm mộ bóng đá sẽ hướng sự chú ý tới các trận đấu tại vòng bảng Cúp C1 châu Âu, Cúp C1 châu Á và bán kết bóng đá nam ASIAD 19.

“Cán bộ cấp chiến lược phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”
GS. TS Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh: cán bộ cấp chiến lược là phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".

Tạo sức bật thương hiệu từ Cuộc vận động ưu tiên dùng hàng Việt
Ông Mạc Quốc Anh cho hay Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã giúp các doanh nghiệp có nhiều hoạt động thương mại hiệu quả, khẳng định giá thị thương hiệu Việt.

Doanh nghiệp đón xu hướng mới
Biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều hậu quả nặng nề đối với cuộc sống con người trong quy mô toàn cầu. Cùng đó, dịch COVID-19 bùng phát đã khiến người tiêu dùng suy nghĩ và lựa chọn nhiều hơn về sống xanh, lối sống bền vững.

Thu hút FDI: Việt Nam tiếp tục là lựa chọn ưu tiên
Giới chuyên gia nhận định, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng tích cực, với tổng vốn đăng ký trong 9 tháng vượt ngưỡng 20 tỷ USD. Điều đáng nói, cơ hội ở phía trước vẫn còn rất lớn.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Giá vàng tăng cao nhất từ đầu năm đến nay
TPO - Sáng nay (3/10), giá vàng SJC vượt mốc 69 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất từ đầu năm đến nay nên nhiều người dân tranh thủ canh giá tốt bán ra.

Biến thách thức thành cơ hội
Già hóa dân số đặt ra thách thức đối với kinh tế và xã hội, song nếu có chính sách phù hợp sẽ giúp tận dụng những lợi ích từ tình trạng này. Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10) năm nay, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi thế giới bảo đảm quyền của người cao tuổi để có thể thích ứng với xã hội dân số già.

Thông báo phương án phân luồng giao thông phục vụ thi công Đường nối QL 32C với QL 37 và đường Yên Ninh, TP Yên Bái
Thông báo phương án phân luồng giao thông phục vụ thi công Đường nối QL 32C với QL 37 và đường Yên Ninh, TP Yên Bái

Cảnh báo hội nhóm dạy chiêu trò quỵt nợ vay tiêu dùng
VTV.vn - Những admin giấu mặt còn hướng dẫn thành viên sử dụng các dịch vụ hỗ trợ vay qua các App, rồi trốn nợ bằng cách làm CCCD giả, bán tài khoản mạng...

Bắc Bộ nắng nhiều, Nam Bộ có mưa
VTV.vn - Sau một tuần mưa lớn, ngập lụt gây nhiều thiệt hại, dự báo sang tuần này (2-8/10), thời tiết miền Bắc, miền Trung sẽ ôn hòa hơn.

Nông nghiệp phát huy vai trò trụ đỡ của nền kinh tế
VTV.vn - Đảm bảo 2 mục tiêu an ninh lương thực, tăng trưởng xuất khẩu, ngành nông nghiệp đã và đang vượt khó để phát huy vai trò là lợi thế quốc gia, trụ...

Giá dầu thế giới tăng mạnh trong quý III năm nay
VTV.vn - Giá dầu thế giới đã chứng kiến mức tăng mạnh theo quý gần 30% trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay.

Nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam
VTV.vn - Việt Nam tiếp tục thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về công nghệ.