Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Làm gì để sinh viên tránh lạm dụng trí tuệ nhân tạo?

VOV.VN - Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở nên phổ biến, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Với học tập, AI giúp sinh viên có thể tiếp cận thông tin, thực hành nhanh chóng hơn. Nhưng nếu sinh viên quá lạm dụng thì sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

Công cụ, nguồn tài liệu nhanh

Là người theo học ngành Tâm lý học, Đăng Khoa, sinh viên trường Đại học Sư phạm TP.HCM thường sử dụng AI để tìm đọc tài liệu, đặc biệt là những tài liệu chuyên ngành nước ngoài và yêu cầu dịch sang tiếng Việt hoặc ngược lại.

Làm gì để sinh viên tránh lạm dụng trí tuệ nhân tạo?
Sinh viên trải nghiệm môi trường số (UEH)

Khoa cho biết công cụ này rút ngắn được thời gian tìm tài liệu và có thêm thời gian tập trung ở những công việc khác. “Em thấy có rất nhiều thuận lợi khi sử dụng chat GPT vào trong việc học, nó giúp tìm thông tin nhanh hơn và nếu nếu mình biết cách hướng dẫn những câu hỏi đưa ra cho mình cũng sẽ đáp ứng của mình rất nhiều", Đăng Khoa nói thêm.

Còn Văn Tùng, sinh viên năm 2 một trường Cao đẳng ở TP.HCM cho biết, bạn cũng thường sử dụng AI vì hầu hết phần mềm hiện nay đều tích hợp. Tùng thường yêu cầu AI xử lý về âm thanh, hình ảnh, đồ họa rất nhanh và không tốn quá nhiều thời gian.

"Ví dụ về thiết kế, mình dùng trí tuệ nhân tạo tách nền một nhân vật rất nhanh thay vì phải ngồi mình vẽ từng điểm một để tách được nền đó, mình thấy rất tiện khi sử dụng trí tuệ nhân tạo", Tùng cho biết thêm.

Tuy vậy, những sinh viên này cho biết, vì đã được cảnh báo nên các bạn thường tìm kiếm thông tin, kiểm chứng lại nội dung được AI đưa ra để lấy thông tin chuẩn xác nhất.

Cần sự dẫn dắt của người thầy

Không thể phủ nhận những lợi ích của trí tuệ nhân tạo đối với việc học tập hiện nay. Nhưng nếu sinh viên quá lạm dụng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bằng chứng là gần đây một sinh viên đã dùng AI để làm bài và bị chấm 0 điểm ở một trường Cao đẳng tại TP.HCM, gây tranh cãi ồn ào.

Làm gì để sinh viên tránh lạm dụng trí tuệ nhân tạo?
Ngoài sử dụng trí tuệ nhân tạo, sinh viên cũng cần những hoạt động, trải nghiệm tương tác trực tiếp (NTCC)

Theo PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh, Viện trưởng Viện công nghệ thông minh và tương tác thuộc Đại học Kinh tế TP.HCM, các công dụ AI có tác động tích cực đến tư duy sáng tạo của sinh viên, tạo cơ hội cho sinh viên cơ hội khám phá những kiến thức, kỹ năng mới

Tuy nhiên, điều đó cũng có mặt tiêu cực là giảm tính sáng tạo, quá phụ thuộc vào công cụ đó. Sinh viên sẽ cảm thấy nếu không có công cụ đó sẽ không thể giải quyết được vấn đề.

Ngoài ra, kết quả mà AI đưa ra chưa chắc đúng hoàn toàn vì chúng dựa trên cơ sở dữ liệu, nếu cơ sở dữ liệu sai thì câu trả lời cũng không đúng.

PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh cho rằng: "Giáo viên phải đủ kiến thức và năng lực để giám sát kiểm tra vấn đề đó. Nếu giáo viên không đủ kiến thức cũng như khả năng nhận biết vấn đề đó giải quyết bằng AI hay con người thì rất khó."

TS Lê Mạnh Hải, Trưởng khoa Khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Gia Định cho biết, hiện nay, ngoài phần mềm chống lạm dụng trí tuệ nhân tạo trong việc học hành, Khoa cũng đang áp dụng biện pháp giáo dục sinh viên. Tiếp đến, Khoa hướng đến việc thay đổi trong cách dạy học.

"Giáo viên phải sáng tạo những câu hỏi đòi hỏi sinh viên phải biện luận cho việc đúng hay sai, việc này AI không làm được. Hoặc những bài toán không có lời giải bắt buộc sinh viên phải suy nghĩ, hay những bài giải cần tư duy logic thì máy tính sẽ không thực hiện được bởi AI chỉ thực hiện trả lời đúng hoặc sai", TS Lê Mạnh Hải cho biết thêm.

Hiện nay, việc sử dụng AI không phải là xấu. Nếu biết tận dụng AI, biến nó trở thành công cụ hỗ trợ sẽ tiết kiệm nhiều thời gian để đầu tư cho việc sáng tạo. Tuy nhiên nếu quá phụ thuộc, sinh viên có thể đánh mất đi nhiều khả năng như tư duy phản biện, sáng tạo. Chính vì vậy nó cũng đòi hỏi giảng viên cần có đủ năng lực để nhận biết đâu là vấn đề do AI giải quyết và đâu là do con người giải quyết.

vov.vn

Tin mới hơn

Chính phủ ban hành 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

Chính phủ ban hành 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Những buổi học đầu tiên ở Làng Nủ sau trận lũ quét kinh hoàng

Những buổi học đầu tiên ở Làng Nủ sau trận lũ quét kinh hoàng

Buổi học thứ 3 sau ngày khai giảng, thầy và trò Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chưa nguôi nỗi đau buồn vì cùng lúc mất đi nhiều người thân và các bạn trong lớp. Những chỗ ngồi nay đã trống vì vắng trò, vắng bạn cùng những kí ức đau thương của trận lũ quét kinh hoàng không biết bao giờ nguôi.

Nhận tiền quyên góp nhưng không chuyển cho người dân vùng lũ sẽ bị xử lý thế nào?

Nhận tiền quyên góp nhưng không chuyển cho người dân vùng lũ sẽ bị xử lý thế nào?

VTV.vn - Hành vi vi phạm trong việc quyên góp tiền ủng hộ bão lũ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

VTV.vn - Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc sáng 18/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng khoảng 430 km

Áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng khoảng 430 km

VTV.vn - 16h hôm nay (18/9) tâm áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng khoảng 430 km về phía Đông Đông Bắc. Cường độ cấp 7, giật cấp 9.

CHỈ THỊ của Thủ tướng Chính phủ về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong LLVT vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông

CHỈ THỊ của Thủ tướng Chính phủ về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong LLVT vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông

CHỈ THỊ của Thủ tướng Chính phủ về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong LLVT vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông

Hà Nội còn hơn 30.500 người đang sơ tán tránh ngập lụt

Hà Nội còn hơn 30.500 người đang sơ tán tránh ngập lụt

VTV.vn - TP Hà Nội còn 30.536 người thuộc 6 huyện đang phải sơ tán tránh ngập lụt.

Hôm nay khởi tranh vòng bảng Cúp C1 châu Âu 2024/2025

Hôm nay khởi tranh vòng bảng Cúp C1 châu Âu 2024/2025

Hôm nay 17/9/2024, vòng bảng Cúp C1 châu Âu 2024/2025 sẽ chính thức khởi tranh với 6 trận đấu đầu tiên.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Cần Thơ liên kết người dân, doanh nghiệp trong ngành hàng lúa gạo

Cần Thơ liên kết người dân, doanh nghiệp trong ngành hàng lúa gạo

Với sản lượng lúa trên 1,3 triệu tấn, hiện nay Cần Thơ đã xây dựng được 143 cánh đồng lớn trên lúa với tổng diện tích hơn 36.000 ha. Sản xuất theo quy trình canh tác lúa bền vững, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, xây dựng vùng canh tác tập theo theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang thị trường EU.

Nhận định chứng khoán 17/9: VN-Index có thể sẽ “test” lại ngưỡng 1.235 điểm

Nhận định chứng khoán 17/9: VN-Index có thể sẽ “test” lại ngưỡng 1.235 điểm

Thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục giảm và chỉ số VN-Index có thể sẽ “test” lại ngưỡng 1.235 điểm. Đồng thời, thị trường đang giảm vào vùng quá bán ngắn hạn nên thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật, nhưng thị trường vẫn chưa có dấu hiệu xác lập vùng đáy trong ngắn hạn.

Áp thấp nhiệt đới có khả năng di chuyển vào Biển Đông và mạnh lên thành bão

Áp thấp nhiệt đới có khả năng di chuyển vào Biển Đông và mạnh lên thành bão

Áp thấp nhiệt đới có khả năng di chuyển vào Biển Đông và mạnh lên thành bão; sau đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đất liền nước ta; giai đoạn cuối tuần Bắc Bộ và các tỉnh miền TRung có khả năng mưa to

Tăng cường công tác cung ứng hàng hoá thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Tăng cường công tác cung ứng hàng hoá thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Tăng cường công tác cung ứng hàng hoá thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh: Cần những hỗ trợ dài hơi để tái thiết cuộc sống người dân khi bão lũ đi qua

Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh: Cần những hỗ trợ dài hơi để tái thiết cuộc sống người dân khi bão lũ đi qua

(Mặt trận) - “Những hỗ trợ bằng vật chất, hàng hóa thiết yếu ban đầu là rất cần thiết nhưng đã đến lúc chúng ta cần có những hỗ trợ dài hơi hơn để cho bà con có thể làm lại căn nhà, tái thiết lại ruộng đồng để ổn định cuộc sống và sản xuất”, đó là chia sẻ của Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh tại chương trình truyền hình trực tiếp Hướng về đồng bào nơi bão lũ do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tối ngày 14/9.

Góp yêu thương gửi tới đồng bào

Góp yêu thương gửi tới đồng bào

Những ngày này, đồng bào cả nước hướng về các vùng bão lũ phía Bắc, theo tinh thần Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: “Ai có của giúp của, ai có công giúp công, có ít giúp ít, có nhiều giúp nhiều…”. Nơi này gói bánh chưng, nơi khác chuẩn bị lương thực, thực phẩm đặc sản vùng miền để ủng hộ… Những chuyến xe chở hàng cứu trợ từ các tỉnh, thành nối dài cùng hướng về miền Bắc...

Chương trình đặc biệt "Điểm tựa Việt Nam": Tình người là điểm tựa trong bão lũ...

Chương trình đặc biệt "Điểm tựa Việt Nam": Tình người là điểm tựa trong bão lũ...

VTV.vn - Trong gian khó, đau thương, tinh thần kiên cường, đoàn kết, nghĩa đồng bào vốn là truyền thống quý báu của dân tộc chính là điểm tựa cho chúng ta vượt qua mọi thử thách.

Tăng cường cảnh giác, chủ động đối phó với diễn biến bất thường của thời tiết

Tăng cường cảnh giác, chủ động đối phó với diễn biến bất thường của thời tiết

VTV.vn - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại