Cẩn trọng với những bệnh truyền nhiễm dễ bùng phát mùa bão, lũ
![]() |
Hoàn lưu bão số 3 đã gây lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, đặc biệt tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Đây cũng là thời điểm các nguy cơ dịch bệnh mùa mưa lũ đe dọa sức khỏe cộng đồng.
Theo các chuyên gia Cục Y tế dự phòng, trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải,… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.
Kinh nghiệm từ trước tới nay cho thấy, dịch bệnh truyền nhiễm thường đi liền sau mưa bão lũ lụt. Trong và sau bão, lũ lụt chúng ta hay gặp các dịch bệnh sau đây:
Các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa: Tiêu chảy cấp, bệnh tả, bệnh lỵ trực khuẩn, bệnh lỵ amip, bệnh thương hàn, nhiễm khuẩn do E.coli, viêm gan virus A.
Nguyên nhân do nguồn nước sinh hoạt, nguồn nước ăn uống, lương thực, thực phẩm bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virus, nấm, đơn bào).
Các bệnh ngoài da hay gặp như: nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt. Ngoài ra người dân vùng lũ lụt có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua da niêm mạc như bệnh Whitmore, bệnh do xoắn khuẩn leptospira, bệnh do Vibrio vulnificus.
Nguyên nhân do nguồn nước bẩn, bị ô nhiễm các vi sinh vật, vi nấm gây bệnh; do người dân vùng lũ lụt thường phải ngâm mình, chân tay trong nước bẩn lâu, do điều kiện ăn ở sinh hoạt ẩm thấp
Các bệnh về mắt: đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ.
Nguyên nhân do môi trường sống, nguồn nước sinh hoạt ăn uống bị ô nhiễm.
Các bệnh đường hô hấp: Cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp
Nguyên nhân chủ yếu là nhiễm lạnh do phải ngâm mình lâu trong nước, thiếu quần áo, chăn màn; nhà cửa không bảo đảm che chắn kín gió, thậm chí người dân phải di dời đến ở nơi tập trung đông người, không bảo đảm vệ sinh.
Các bệnh do muỗi truyền: Bệnh hay gặp là sốt xuất huyết
Nguyên nhân do môi trường sau lũ lụt là điều kiện rất thuận lợi cho muỗi gây bệnh sinh sản phát triển. Điều kiện ăn ở, ngủ nghỉ, sinh hoạt tạm bợ không bảo đảm.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo các biện pháp dự phòng dịch bệnh trong và sau bão, lũ lụt như sau:
1. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước; lọc nước sinh hoạt ăn uống bằng cát sạch hoặc đánh phèn để lắng sau đó khử khuẩn nước bằng Cloramin B theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
2. Lựa chọn thực phẩm sạch và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, thực hiện "ăn chín, uống sôi", không ăn thức ăn cũ, ôi thiu.
3. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
4. Vệ sinh cá nhân hằng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn, không mặc quần áo ẩm ướt.
5. Hạn chế bơi lội vào chỗ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.
6. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế
7. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô... hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng
8. Mắc màn khi ngủ để tránh muỗi đốt, kể cả ban ngày.
9. Luôn giữ ấm cơ thể, nhất là người già và trẻ em; ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất.
10. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Sai lầm nào trong điều trị các bệnh truyền nhiễm mùa bão, lũ
Người bệnh chủ quan, coi thường bệnh tật, không đến các cơ sở y tế để khám bệnh hoặc đến khám bệnh muộn khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Người bệnh tự chẩn đoán bệnh, tự mua thuốc điều trị bệnh hoặc nghe theo mách bảo của người thân không phải là bác sĩ khám bệnh.
Không kiểm soát tốt các bệnh lý nền, bệnh lý mạn tính sẵn có do điều kiện giao thông đi lại trong mùa mưa bão, lũ lụt khó khăn, người bệnh không đến được các cơ sở y tế khám bệnh theo định kỳ.
Do đó, mọi người cần áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như đã nêu ở trên; đến khám bệnh tại các cơ sở y tế, hoặc tư vấn khám bệnh từ xa (qua điện thoại, mạng xã hội và các nền tảng khác) sớm ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường về sức khỏe.
Đồng thời, quản lý điều trị tốt bệnh nền, bệnh mạn tính. Trong trường hợp đến kỳ tái khám mà không đến khám tại cơ sở y tế được, cần xin tư vấn của bác sĩ thường xuyên quản lý, theo dõi, điều trị bệnh cho mình.
Theo: vtv.vn
vtv.vn
Tin mới hơn

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Sắp xếp bộ máy, cán bộ phải chấp nhận hy sinh
VOV.VN - Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, một bộ phận cán bộ, công chức còn tâm tư khi thực hiện cải cách bộ máy hành chính. Nhưng phải xác định rằng, một cuộc cách mạng lớn thì sẽ có sự hy sinh, mất mát và cần sự cống hiến và chấp nhận hy sinh.

Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng, Nam Bộ mưa dông
VTV.vn - Hôm nay (18/6), nắng nóng không chỉ tập trung ở khu vực Trung Bộ, mà sẽ mở rộng ra cả Bắc Bộ. Trong khi đó chiều nay ở Nam Bộ, mưa dông sẽ gia...
Công bố 34 Nghị quyết về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh thành
VTV.vn - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh,...

Đã chi trả hơn 1.150 tỷ đồng cho gần 1.250 người nghỉ chế độ theo Nghị định 178
VOV.VN - Đến ngày 15/6, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã xét cho gần 1.250 người nghỉ chế độ theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, thanh toán chi trả hơn 1.150 tỷ đồng.

Bộ GD-ĐT chỉnh sửa SGK sau sáp nhập tỉnh: Rà soát kỹ, chỉnh sửa đúng, dạy học ổn định
VOV.VN - Theo PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ: Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo các Nhà xuất bản phối hợp với các tác giả sách giáo khoa (SGK) để điều chỉnh nội dung, đảm bảo tính chính xác cho năm học tới. Hạn chế tối đa sự thay đổi SGK, tăng cường hướng dẫn để giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung giảng dạy.

Sáng 18/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận các vấn đề KT-XH và chống lãng phí
VOV.VN - Về công tác thực hành tiết kiệm, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần có cơ chế đặc thù để xử lý tình trạng các trụ sở dôi dư của các đơn vị sau sắp xếp, tránh lãng phí; áp dụng chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất toàn quốc trong quản lý tài sản công...

Charm vàng Quốc kỳ: Trang sức yêu nước dịp Giải Phóng và Quốc Khánh
VTV.vn - Giữa vô vàn những thiết kế mới lạ, charm vàng 18k mang hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam bỗng trở thành “cơn sốt. Điều gì tạo nên sức hút đặc biệt của món...

Top 5 điểm đến tại Việt Nam cho chuyến đi du lịch ngắn ngày
VTV.vn - Theo công bố từ Agoda, khách du lịch Việt Nam ngày càng ưa chuộng xu hướng du lịch ngắn ngày.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Luật Nhà giáo có những điểm gì nổi bật?
VTV.vn - Luật Nhà giáo vừa được Quốc hộ chính thức thông qua gồm 9 chương, 42 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026.

Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh sắp xếp đơn vị hành chính
VTV.vn - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Ngày 17/6, Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 17/6/2025 Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2025.

“Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân” - Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho báo chí hôm nay
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho ra mắt cuốn sách đặc biệt mang tên “Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”.

Đến năm 2040, AI sẽ đóng góp 120-130 tỷ USD cho kinh tế Việt Nam
Dự báo đến năm 2040, AI sẽ trở thành yếu tố cốt lõi trong quá trình tăng trưởng kinh tế, đóng góp từ 120-130 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam.

Đa dạng thị trường tiêu thụ rau quả
Theo Cục Hải quan, tính sơ bộ trong tháng 5/2025, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt hơn 496 triệu USD, giảm 33,5% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm, khiến 5 tháng đầu năm 2025 chỉ đạt gần 2,2 tỷ USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ.

Chương trình Vinh Quang Việt Nam – tôn vinh công nhân thời chuyển đổi số
GDVN - Chương trình Vinh Quang Việt Nam không chỉ tôn vinh thành tích mà còn khơi dậy khát vọng cống hiến.

23 chính sách đặc thù đầu tư phát triển hệ thống đường sắt
Ngày 16/6, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trình bày tờ trình dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Trong đó, đã luật hóa nội dung dự thảo Nghị quyết các cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt vào 20 Điều của dự thảo Luật. Trong số 23 chính sách đặc thù tại dự thảo Nghị quyết, có 4 chính sách quy định tại dự thảo Luật đã trình trước đó.