Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Vững bước trong kỷ nguyên mới

Năm 2025 được coi là cột mốc quan trọng của Việt Nam sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu vĩ đại và toàn diện. Đây được coi là cuộc chạy đà hoàn hảo để đất nước và dân tộc ta vững bước trong kỷ nguyên mới.

ky-nguyen-vuon-minh.jpg

Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển theo hướng xanh - sạch - đẹp. Ảnh: Quang Thái

1. Sau thời kỳ chiến tranh dai dẳng, đương đầu với các cường quốc hàng đầu trên thế giới, chúng ta đã giành được độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Để đạt được thành tựu vĩ đại ấy, chúng ta đã phải trả một cái giá vô cùng lớn, hàng triệu người đã ngã xuống trên các chiến trường và cả ở hậu phương. Cùng với đó là một đất nước chịu nhiều thương tích, chồng chất đau thương.

Chúng ta đã trải qua hơn mười năm thời hậu chiến, đối mặt với muôn vàn khó khăn, được minh họa qua câu thơ của Tố Hữu “Lụt Bắc lụt Nam. Máu đầm biên giới/ Tay chống trời. Tay giữ nước. Căng gân”, để rồi bước vào công cuộc đổi mới đưa nước nhà từng bước hội nhập với thế giới.

Gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã kiên trì tích lũy thế và lực. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, trình độ thấp, bị bao vây và cấm vận, Việt Nam đã vươn lên trở thành một quốc gia đang phát triển, có thu nhập trung bình, hội nhập sâu rộng vào nền chính trị quốc tế, kinh tế toàn cầu và văn minh nhân loại. Đất nước đã đảm nhiệm nhiều trọng trách quốc tế, phát huy vai trò tích cực tại các tổ chức và diễn đàn đa phương quan trọng.

Quy mô nền kinh tế năm 2023 đã tăng gấp 96 lần so với năm 1986. Năm 2024, quy mô GDP đạt 476,3 tỷ USD. Việt Nam hiện nằm trong nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và thuộc 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài. Chúng ta có quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, đồng thời xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với các cường quốc trên thế giới cũng như khu vực.

Đời sống người dân được cải thiện rõ rệt; tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Việt Nam đã hoàn thành sớm các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, tiếp tục nâng cao tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, quốc phòng và an ninh. Đất nước tích cực đóng góp duy trì hòa bình và ổn định khu vực, cũng như trên thế giới.

Đặc biệt, chúng ta đã chuẩn bị rất tốt về nhân lực và vật lực cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chuyển đổi số không chỉ là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất tiên tiến và hiện đại - phương thức sản xuất số. Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở ra những cơ hội mới. Đây được coi là những bước chạy đà hoàn hảo để Việt Nam cất cánh trong tương lai.

2. Dù nền kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn như đã nêu ở trên, nhưng bộ máy vẫn còn rất cồng kềnh, kìm hãm sự phát triển. Hiện nay, trên 70% ngân sách nhà nước được sử dụng để chi thường xuyên duy trì bộ máy, trong khi phần còn lại dành cho đầu tư phát triển vẫn chưa đủ lớn. Để đất nước cất cánh trong kỷ nguyên mới, cần phải tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, hướng tới hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Việc giảm đầu mối và giảm cấp trung gian vẫn còn gặp nhiều bất cập. Một bộ phận vẫn còn cồng kềnh, có sự chồng chéo giữa các cơ quan lập pháp và hành pháp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý. Một số bộ, ngành vẫn “ôm đồm” các nhiệm vụ của địa phương, dẫn đến tồn tại cơ chế “xin - cho” và dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng.

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết từ nhiệm kỳ Đại hội XII, Nghị quyết của Trung ương đã chỉ ra rằng bộ máy Nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, cần phải được sắp xếp tinh gọn. Tuy nhiên, việc sắp xếp hiện nay chủ yếu chỉ làm từ dưới lên, như sáp nhập huyện, xã chứ chưa thực hiện ở cấp tỉnh; sắp xếp ở một số vụ, cục, tổng cục của bộ, ngành chứ chưa triển khai ở cấp trung ương.

Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, điểm khác biệt quan trọng trong lần tinh gọn bộ máy hiện nay nằm ở ba yếu tố chính:

Thứ nhất là quyết tâm chính trị mạnh mẽ và toàn diện hơn. Trong quá khứ, các nỗ lực tinh gọn bộ máy thường diễn ra rải rác, tập trung vào một số lĩnh vực hoặc cấp bậc cụ thể. Tuy nhiên, lần này, Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm đã xác định đây là một “cuộc cách mạng” toàn diện. Điều này thể hiện sự quyết tâm chính trị cao nhất, với yêu cầu sắp xếp lại tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương. Tinh thần không chỉ là “giảm biên chế”, mà còn hướng đến việc tái cấu trúc toàn diện chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của bộ máy.

Thứ hai là phương pháp tiếp cận đồng bộ và chiến lược. Lần này, tinh gọn không chỉ là giảm số lượng mà còn tập trung vào cải cách chức năng, nhiệm vụ chồng chéo. Các cơ quan có chức năng tương tự sẽ được sáp nhập, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”. Ứng dụng công nghệ số và cải cách hành chính được đẩy mạnh nhằm tự động hóa quy trình làm việc, giảm thiểu phụ thuộc vào con người trong các khâu trung gian. Điều này giúp tạo ra một bộ máy hoạt động tinh gọn hơn mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

Thứ ba là gắn với các chỉ tiêu phát triển cụ thể và dài hạn. Lần này, tinh gọn bộ máy được gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và cạnh tranh toàn cầu. Theo đó, phải tối ưu hóa chi phí vận hành của Nhà nước để giảm gánh nặng ngân sách; nâng cao chất lượng dịch vụ công, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Đây là lần đầu tiên, việc tinh gọn được đặt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, hướng đến việc xây dựng một hệ thống quản trị quốc gia hiện đại, minh bạch, hiệu quả.

3. Chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, lần tinh gọn này không chỉ khác biệt về quy mô và cách tiếp cận, mà còn ở tư duy chiến lược lâu dài. Từ chỗ “giảm tải” thành “tái thiết”, chúng ta đang hướng tới một hệ thống chính trị không chỉ gọn nhẹ mà còn vận hành hiệu quả, phù hợp với xu hướng quản trị tiên tiến của thế giới. Cùng với cuộc tinh giản bộ máy hành chính là việc số hóa nền hành chính quốc gia. Trên cơ sở áp dụng công nghệ mới vào quản trị, năng suất lao động sẽ tăng lên, bộ máy trở nên thông minh và hiệu năng hơn.

Kỷ nguyên mới là kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, một kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Mỗi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển và làm giàu, đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới, hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu.

Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược, đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại và thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao, khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc và tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Từ đây, toàn thể nhân dân Việt Nam, hàng trăm triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng lòng, chung sức, hiệp lực, tranh thủ tối đa thời cơ và thuận lợi, đồng thời đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh.

Theo hanoimoi.vn

Tin mới hơn

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), có hiệu lực từ 1/3

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), có hiệu lực từ 1/3

VTV.vn - Sáng 18/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với tỷ lệ 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 4 Bộ trưởng Bộ mới sau sắp xếp

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 4 Bộ trưởng Bộ mới sau sắp xếp

VTV.vn - Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 4 Bộ trưởng Bộ mới sau sắp xếp.

Hơn 30 địa phương công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025-2026

Hơn 30 địa phương công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025-2026

VTV.vn - Đa số địa phương lựa chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025-2026 là Ngoại ngữ (hoặc Tiếng Anh), một vài địa phương chọn môn khác.

Ngày 18/2, Quốc hội tiến hành công tác nhân sự tại kỳ họp bất thường

Ngày 18/2, Quốc hội tiến hành công tác nhân sự tại kỳ họp bất thường

VTV.vn - Quốc hội sẽ dành ngày làm việc hôm nay (18/2) để quyết định về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội cũng như công tác nhân sự.

Giá vàng hôm nay 17/2: Giá vàng nhẫn SJC giảm 200.000 đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 17/2: Giá vàng nhẫn SJC giảm 200.000 đồng/lượng

VOV.VN - Giá vàng nhẫn được SJC niêm yết ở mức 87,6 - 90,4 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng so với chốt phiên liền trước là 87,6 - 90,6 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.

Mỹ áp thuế 25% đối với mặt hàng thép và nhôm - tác động đến nhiều doanh nghiệp

Mỹ áp thuế 25% đối với mặt hàng thép và nhôm - tác động đến nhiều doanh nghiệp

VOV.VN - Tổng thống Mỹ chính thức ký sắc lệnh áp thuế 25% lên mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào nước này. Trước động thái này, nhiều doanh nghiệp sản xuất nhôm, thép của nước ta rất lo lắng. Để thích ứng với quy định mới này, cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm các biện pháp vượt qua khó khăn.

"Trường hợp đặc biệt mà nghỉ quá sớm thì tổ chức cần xem xét"

"Trường hợp đặc biệt mà nghỉ quá sớm thì tổ chức cần xem xét"

VOV.VN - Theo ông Thang Văn Phúc, có những trường hợp đặc biệt mà nghỉ quá sớm thì tổ chức cần xem xét xem lý do nghỉ có chính đáng không, chứ không phải cứ xin là được.

Tinh gọn bộ máy ở Quảng Bình: Sẵn sàng tâm thế để hoạt động tốt hơn

Tinh gọn bộ máy ở Quảng Bình: Sẵn sàng tâm thế để hoạt động tốt hơn

VOV.VN - Hiện các sở, ngành tại tỉnh Quảng Bình đã xây dựng xong đề án, chuẩn bị tâm thế cho việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Các đơn vị cũng thực hiện công tác tư tưởng để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đồng thuận, sẵn sàng tâm thế để quá trình hợp nhất, sáp nhập diễn ra thuận lợi.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Mưa nồm ẩm ở miền Bắc sẽ kéo dài đến bao giờ?

Mưa nồm ẩm ở miền Bắc sẽ kéo dài đến bao giờ?

VOV.VN - Theo chuyên gia Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đợt nồm ẩm đang diễn ra ở Hà Nội và nhiều nơi ở miền Bắc sẽ kéo dài hết tuần này.

Hướng dẫn đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất 2025

Hướng dẫn đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất 2025

VOV.VN - Nếu chưa có mã số thuế cá nhân, người dân có thể đăng ký thuế lần đầu qua hình thức trực tiếp tại các Chi cục thuế tại địa phương hoặc qua hình thức trực tuyến (online).

Ứng phó diễn biến phức tạp của thương mại thế giới

Ứng phó diễn biến phức tạp của thương mại thế giới

Tình hình thương mại thế giới thời gian qua liên tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường với nhiều yếu tố mới nảy sinh, nhất là các chính sách thuế quan khó đoán định của Mỹ cũng như phản ứng của các quốc gia, tiềm ẩn rủi ro trở thành “cuộc chiến thuế quan mới” trên toàn cầu.

Ngày 17/2, trình Quốc hội cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ

Ngày 17/2, trình Quốc hội cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ

VTV.vn - Quốc hội sẽ nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về cơ cấu tổ chức của Chính phủ cũng như cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Định hướng tín dụng vào các động lực tăng trưởng kinh tế

Định hướng tín dụng vào các động lực tăng trưởng kinh tế

Năm 2025, Chính phủ đề ra mục tiêu đạt mức tăng trưởng ít nhất 8%. Để góp phần thực hiện mục tiêu đó thì việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng. Chính sách tín dụng sẽ phải tập trung vào các động lực tăng trưởng kinh tế, khai thác các động lực như tín dụng tiêu dùng, tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ...

3 dự án cầu qua sông Hồng: tăng kết nối, tạo đột phá phát triển

3 dự án cầu qua sông Hồng: tăng kết nối, tạo đột phá phát triển

Kinhtedothi - Hà Nội có vai trò quan trọng đặc biệt đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Việc xây dựng thêm các cầu qua sông Hồng sẽ tạo thuận lợi trong việc liên kết vùng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

Nhiều nhóm ngành tuyển dụng lao động tăng cao, chế độ đãi ngộ hấp dẫn

Nhiều nhóm ngành tuyển dụng lao động tăng cao, chế độ đãi ngộ hấp dẫn

Kinhtedothi – Tháng 2/2025, thị trường lao động Hà Nội có những nhóm ngành nhu cầu tuyển dụng tăng cao là Công nghiệp chế biến chế tạo, Hoạt động y tế - chăm sóc sức khỏe, Hoạt động khoa học và công nghệ thông tin, Năng lượng, Vận tải và logistic... với nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn.

TP Hồ Chí Minh xây dựng loạt hoạt động truyền thông xứng với tầm vóc của chiến thắng lịch sử 30/4

TP Hồ Chí Minh xây dựng loạt hoạt động truyền thông xứng với tầm vóc của chiến thắng lịch sử 30/4

VTV.vn - UBND TP Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch truyền thông các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại