Ứng phó diễn biến phức tạp của thương mại thế giới
| |
Kỹ sư công ty Thép Hòa Phát lắp đặt thiết bị, máy móc cho dây chuyền sản xuất thép. |
Có độ mở lớn với kim ngạch xuất nhập khẩu gấp gần 2 lần so với GDP, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá rất nhạy cảm với các biến động từ bên ngoài. Do đó, các cơ quan chức năng cần chuẩn bị sẵn sàng những giải pháp để phản ứng nhanh nhạy, kịp thời, không bị động, bất ngờ trước diễn biến bất thường có thể xảy đến.
Việt Nam hiện đứng trong Top 3 quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ, chỉ sau Trung Quốc và Mexico. Vì thế, các doanh nghiệp cần nhận diện sớm và rõ nguy cơ hiện hữu từ cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ với các nước trên thế giới, đang gây ảnh hưởng trực tiếp cũng như tiềm ẩn rủi ro pháp lý với doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
THÁCH THỨC, CƠ HỘI ĐAN XEN
| |
Sản xuất thép tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 1 (Quảng Ngãi). |
Ngày 11/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức ký sắc lệnh áp thuế lên mức cố định 25% đối với mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu từ mọi quốc gia vào Mỹ, dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 4/3 tới. Động thái này ngay lập tức tác động mạnh tới ngành công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tác động gián tiếp sẽ xảy đến khi mặt hàng thép của các nước khó xuất khẩu vào Mỹ lại tìm cách mở rộng sang thị trường khác như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí tại thị trường trong nước, gia tăng áp lực cạnh tranh lên hàng Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có chiến lược chủ động về nguồn nguyên vật liệu, cải thiện công nghệ để giảm giá thành, đa dạng thị trường.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Nghiêm Xuân Đa, ảnh hưởng trực tiếp từ việc tăng thuế tới ngành thép trong nước sẽ không đáng kể bởi thép Việt Nam đã bị Mỹ áp mức thuế trên từ năm 2018. Thực tế, sắc lệnh thuế mới là một phần mở rộng của thuế Mục 232 đã được ông Trump ban hành năm 2018, ban đầu đặt mức cố định 25% cho thép nhập khẩu nhưng miễn trừ một số quốc gia như Canada, Mexico, Brazil, Hàn Quốc và Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, tác động gián tiếp sẽ xảy đến khi mặt hàng thép của các nước khó xuất khẩu vào Mỹ lại tìm cách mở rộng sang thị trường khác như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí tại thị trường trong nước, gia tăng áp lực cạnh tranh lên hàng Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có chiến lược chủ động về nguồn nguyên vật liệu, cải thiện công nghệ để giảm giá thành, đa dạng thị trường.
Ở góc độ khác, Tham tán Thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ Đỗ Ngọc Hưng cho rằng, sắc lệnh thuế mới vô hình trung còn tạo “sân chơi” bình đẳng cho các quốc gia xuất khẩu thép vào Mỹ. Hàng Việt Nam sẽ có cơ hội cạnh tranh sòng phẳng với sản phẩm từ các quốc gia khác; doanh nghiệp Việt cũng có điều kiện tiếp cận sâu hơn vào thị trường Mỹ khi đã bảo đảm được vấn đề nguồn gốc xuất xứ, chất lượng và giá cả ngày càng cạnh tranh.
Dệt may cũng là hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ. Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 44 tỷ USD, trong đó xuất sang Mỹ đạt hơn 16,7 tỷ USD, chiếm khoảng 38,4%. Phó Chánh văn phòng Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Hoàng Mạnh Cầm chia sẻ: Hiện Mỹ đã áp thuế các loại hàng hóa của Trung Quốc ở mức 10%. Việt Nam đang thặng dư xuất khẩu vào Mỹ rất cao, nhất là dệt may (chỉ sau Trung Quốc), với thị phần khoảng 19-20%, do đó khả năng bị áp thuế trong thời gian tới rất dễ xảy ra.
Hiện tại, ngành dệt may vẫn chưa ảnh hưởng nhiều từ các biến động thương mại toàn cầu. Thậm chí, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 1 đã đạt kỷ lục gần 3,7 tỷ USD, cho thấy thị phần và hoạt động xuất khẩu dệt may vào Mỹ đang phát triển tốt.
Thời gian gần đây, nhiều nhà cung cấp, sàn thương mại lớn của Mỹ và trên thế giới cũng đang có xu hướng chuyển dịch sang Việt Nam đặt hàng. Điều đó chứng minh Việt Nam là nhà cung cấp, sản xuất uy tín, nhất là đối với thị trường Mỹ nếu tiếp tục duy trì, tuân thủ quy định về luật lao động, nguồn gốc xuất xứ,… Ngoài ra, với lợi thế về mặt hàng từ trung đến cao cấp, cộng thêm việc Mỹ đang tìm cách giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể gia tăng thị phần tại thị trường này.
Tuy nhiên, lãnh đạo Vinatex cũng cảnh báo Việt Nam cần kiểm soát tốt nguồn gốc xuất xứ nguyên phụ liệu. Thực tế, ngành dệt may đang phụ thuộc khá lớn vào nguồn vải nhập khẩu từ Trung Quốc, có thời điểm chiếm tới 80-85%. Điều này tiềm ẩn rủi ro lớn nếu đối tác từ Trung Quốc bị đưa vào danh sách đen, khiến doanh nghiệp liên quan bị tăng mức kiểm soát.
“Mỹ có thể đưa vào tầm ngắm bất cứ doanh nghiệp nào khi phát hiện có mối quan hệ, liên quan tới doanh nghiệp, nhà sản xuất vi phạm tại Trung Quốc. Chỉ cần 1 trường hợp vi phạm, mức độ giám sát sẽ gia tăng, làm hàng hóa nhập khẩu mất nhiều thời gian tại hải quan và kéo dài thời gian giao hàng. Chi phí lúc đó bị đội lên cao, khách hàng sẽ quay lưng vì chịu thiệt về thời gian, thủ tục, giấy tờ để nhận được hàng”, ông Hoàng Mạnh Cầm nhấn mạnh.
SẴN SÀNG CÁC KỊCH BẢN ỨNG PHÓ
Tiến sĩ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế chiến lược Trung Quốc cho rằng: Kịch bản ứng phó với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cũng như căng thẳng thương mại toàn cầu cần tập trung vào các vấn đề mang tính dài hạn, đồng thời cần có cả các giải pháp ngắn hạn. Về dài hạn, đây là thời điểm Việt Nam cần xây dựng các chính sách hướng nền kinh tế nhiều hơn vào thị trường trong nước và tiêu dùng thay vì chỉ tập trung cho hoạt động đầu tư và xuất khẩu.
Về ngắn hạn, chúng ta cần tính đến khả năng đàm phán với Mỹ về thuế nhập khẩu cho những nhóm hàng hai bên cùng ưu tiên; đồng thời, tăng cường nhập khẩu từ Hoa Kỳ những mặt hàng Việt Nam đang có nhu cầu như năng lượng, nông sản, ngô hay các sản phẩm phục vụ sản xuất thức ăn gia súc.
Việt Nam cần tăng cường hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực công nghệ cao vì đây là cách để khơi thông không chỉ hoạt động đầu tư mà còn tăng cường thương mại-dịch vụ giữa hai nền kinh tế. Đây sẽ là điểm nhấn để khi đàm phán, Việt Nam có dữ liệu cho thấy hợp tác thương mại giữa hai nước mang lại nhiều lợi ích cho Mỹ.
Trước diễn biến phức tạp của thị trường thế giới, Bộ Công thương đã chỉ đạo Vụ Thị trường nước ngoài, hệ thống các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài theo dõi sát, nắm bắt thông tin thị trường, biến động về kinh tế, chính trị, chính sách trong khu vực và trên thế giới ảnh hưởng tới thương mại Việt Nam để kịp thời tham mưu cho Chính phủ phản ứng chính sách phù hợp; đồng thời, chủ động xây dựng các kịch bản và phương án ứng xử khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang.
Bên cạnh đó, nhằm hạn chế rủi ro và thúc đẩy xuất khẩu, trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tận dụng lợi thế cạnh tranh từ 17 Hiệp định thương mại tự do cũng như gần 70 cơ chế hợp tác song phương hiện có với các nước để khai thác hiệu quả các thị trường trọng điểm, thị trường truyền thống, đồng thời phát triển thị trường nhỏ, thị trường ngách và khai mở thêm thị trường tiềm năng mới.
Trước diễn biến phức tạp của thị trường thế giới, Bộ Công thương đã chỉ đạo Vụ Thị trường nước ngoài, hệ thống các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài theo dõi sát, nắm bắt thông tin thị trường, biến động về kinh tế, chính trị, chính sách trong khu vực và trên thế giới ảnh hưởng tới thương mại Việt Nam để kịp thời tham mưu cho Chính phủ phản ứng chính sách phù hợp; đồng thời, chủ động xây dựng các kịch bản và phương án ứng xử khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang.
Chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sẽ được tiếp tục triển khai mạnh mẽ thông qua việc nghiên cứu, phổ biến thông tin, cơ hội thị trường tới các doanh nghiệp và đề xuất đàm phán các Hiệp định thương mại tự do mới với các thị trường có nhiều tiềm năng.
Ngoài ra, chủ động cung cấp thông tin cập nhật về biến động và xu hướng thị trường xuất nhập khẩu lớn, kèm theo các đánh giá về thách thức, cơ hội để doanh nghiệp xây dựng chiến lược/kế hoạch thích ứng phù hợp; tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; tranh thủ xu thế chuyển dịch chuỗi cung ứng quốc tế và lợi thế của Việt Nam để thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghệ cao, các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ quan trọng. Đồng thời, giám sát cấp phép các dự án đầu tư mới, sàng lọc nghiêm ngặt vốn đầu tư nước ngoài để tránh trường hợp Việt Nam trở thành địa điểm trung chuyển, lợi dụng nguồn gốc xuất xứ của nước thứ ba.
Bộ Công thương cũng khuyến nghị doanh nghiệp cần tiếp tục chủ động xây dựng lộ trình và giải pháp nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động, môi trường..., chú trọng việc kiểm soát xuất xứ nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như đánh giá thận trọng việc hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp của những nước đang có căng thẳng thương mại với Mỹ.
Hai nền kinh tế Việt Nam và Mỹ vốn mang tính chất bổ trợ, cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương của hai nước không cạnh tranh trực tiếp mà có sự bổ sung, phù hợp với nhu cầu nội tại mỗi nước. Hàng hóa Việt Nam xuất sang Mỹ chủ yếu cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Mỹ; ngược lại, còn tạo điều kiện để người tiêu dùng Mỹ được sử dụng hàng hóa rẻ của Việt Nam.
Thời gian tới, hoạt động thương mại hai nước sẽ tiếp tục phát triển ổn định trong tổng thể quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Các vấn đề tồn tại trong kinh tế thương mại song phương (nếu có) sẽ được chủ động trao đổi thông qua cơ chế đối thoại chính sách của Hội đồng Thương mại và đầu tư Việt Nam-Mỹ (TIFA) đang được duy trì thường xuyên, liên tục và hiệu lực, hiệu quả, ở tất cả các cấp.
Việc duy trì và củng cố lòng tin chiến lược giữa hai quốc gia sẽ góp phần kiến tạo tầm nhìn chung, có định hướng dài hạn và ổn định lộ trình phát triển quan hệ kinh tế, thương mại song phương giữa hai quốc gia.
TÔ HOÀNG VIỆT
Theo nhandan.vn
Tin mới hơn

Long An bứt phá với chiến lược “đón sóng” đầu tư, kiến tạo tương lai
VOV.VN - Năm 2025, Long An đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, bứt phá với chiến lược thu hút đầu tư. Hàng loạt dự án trọng điểm được triển khai, mở ra nhiều dư địa phát triển mới cho tỉnh.

Đèn đỏ mặc định rẽ phải, có nên nhân rộng để giảm ùn tắc?
VOV.VN - Đề xuất đèn đỏ mặc định được rẽ phải, không cần bố trí riêng pha đèn, vạch kẻ đường hay biển báo đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người tham gia giao thông nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc trước đèn tín hiệu.Có nên nhân rộng đề xuất này hay không? Cần lưu ý gì nếu triển khai thực hiện?

Căn cứ Khu Lê ở Bình Thuận: 50 năm chuyển mình từ "bom cày đạn xới"
VOV.VN - Căn cứ Khu Lê Hồng Phong (Khu Lê) là một trong những căn cứ cách mạng ở tỉnh Bình Thuận trong suốt hai cuộc kháng chiến cứu nước. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trải qua bao gian khó, thử thách, ngày nay vùng đất cát, khô hạn này đang vươn mình với những tiềm năng, lợi thế dần được đánh thức.

Phải thông toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị trong tháng 6
VOV.VN - Những vướng mắc liên quan đến thủ tục cấp phép khai thác vật liệu thi công cao tốc Bắc - Nam cần được tháo gỡ ngay. Mục tiêu đến cuối năm 2025 sẽ có 3.000km đường bộ cao tốc.

Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc và miền Trung tiếp tục rét
VOV.VN - Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 14-17 độ, vùng núi cao Bắc Bộ có nơi dưới 10 độ.

Quy đổi điểm tương đương khi xét tuyển ĐH: Có lo mỗi trường tính một kiểu?
VOV.VN - Bộ GD-ĐT cho biết, việc quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển là vấn đề kỹ thuật nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Việc xây dựng phương án quy đổi điểm là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo và Bộ GD-ĐT. Thí sinh sẽ nhận được thông tin quy đổi điểm công khai trước khi đăng ký xét tuyển.

Thuế thu nhập cá nhân: Điều chỉnh thế nào để kích thích lao động và công bằng hơn?
VOV.VN - Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.

“Xanh hóa” để phát triển bền vững
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng trở nên cấp bách, cụm từ “phát triển bền vững” không còn xa lạ với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn trong hành trình “xanh hóa”.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Bất động sản công nghiệp: Cú hích từ chính sách và FDI
BNEWS Việc đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ vướng mắc pháp lý tại các dự án bất động sản khu công nghiệp gần đây đang mở ra cơ hội tăng trưởng cho phân khúc này và góp phần thu hút đầu tư.

Sương mù ở miền Bắc năm nay có thể còn kéo dài đến đầu tháng 4
Dự báo cao điểm mùa mưa phùn, sương mù ở miền Bắc năm nay có thể còn kéo dài đến đầu tháng 4 tới.

Cơ hội để nền kinh tế bứt phá
Muốn kinh tế tăng trưởng hai con số phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Thảo, cuộc cách mạng chuyển đổi số (CĐS) sẽ là một trong những nhóm giải pháp quan trọng giúp tạo đà bứt phá kinh tế đất nước.

Tiếp tục ưu đãi thuế để phát triển khoa học, công nghệ
Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải gỡ khó, khuyến khích phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, đã thể hiện tối đa yêu cầu này tại Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Du lịch Việt Nam trên đà bứt phá
Chính sách thị thực cởi mở thu hút dòng khách "hạng sang", từ đó góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD trong ngày đầu thực hiện mô hình hải quan mới
BNEWS Đến thời điểm 17h00 ngày 15/3 (ngày đầu tiên thực hiện mô hình tổ chức bộ máy mới của cơ quan hải quan) kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD, với trên 20,3 nghìn tờ khai.

Thời tiết ngày 16/3: Bắc Bộ trời rét, có mưa rào và dông rải rác
VTV.vn - Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, hầu hết phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử
VTV.vn - Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu...