3 dự án cầu qua sông Hồng: tăng kết nối, tạo đột phá phát triển
3 cây cầu mới bắc qua sông Hồng
Mới đây, phiên họp trực tuyến thường kỳ tháng 2/2025 diễn ra để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND TP Hà Nội và theo chương trình công tác năm 2025 của UBND TP, tiến hành xem xét thông qua tờ trình của UBND TP trình HĐND TP đối với 3 dự án nhóm A gồm: Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa; Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu; Dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo.
Phối cảnh cầu Tứ Liên. Ảnh: Đơn vị thiết kế
Theo các chuyên gia, những cây cầu này sẽ tạo ra không gian rất lớn để phát triển cho Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết: “Trong lịch sử phát triển Hà Nội, sông Hồng có vị trí quan trọng, việc khai thác 2 bên sông Hồng đã được đề cập đến trong suốt thời gian dài vừa qua. Điểm mở đầu, đột phá để khai thác 2 bên sông Hồng được thuận lợi là việc xây dựng cầu Long Biên năm 1889 – 1901. Sau đó, chúng ta đã triển khai nhiều cây cầu khác để khai thác lợi thế 2 bên sông Hồng. Đặc biệt, việc xây dựng cầu không chỉ để khai thác, tổ chức giao thông mà còn giúp tổ chức đường thuỷ, khai thác bãi giữa và bãi 2 bên sông”.
Từ sau quy hoạch năm 1998, Hà Nội bắt đầu phát triển mạnh sang phía Bắc sông Hồng, dấu mốc thể hiện điều này là việc hình thành quận Long Biên. Qua đó tạo nên sự hài hòa, cân bằng giữa hai bên, điển hình như việc hình thành quận Long Biên phía Bắc sông Hồng.
Các chuyển gia khẳng định, mỗi cây cầu qua sông Hồng còn là dấu ấn của một thời điểm, giai đoạn nhất định, đồng thời có ý nghĩa về văn hoá Thăng Long – Hà Nội.
Quảng cáo
Ví dụ cầu Long Biên – cây cầu đầu tiên qua sông Hồng, thể hiện ý chí kết nối giữa Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Cầu xây dựng đến nay có thể coi là di sản, dấu ấn kết cấu thép. Trên thế giới hiện nay chỉ có 4 loại công trình kết cấu thép, trong đó có cầu Long Biên được xem là di sản để lại từ đầu thế kỷ XIX.
Động lực, tạo đột phá phát triển Thủ đô
Sau cầu Long Biên, Hà Nội đã có thêm nhiều cây cầu khác qua sông Hồng và đều mang ý nghĩa văn hoá, góp phần phát triển kinh tế xã hội. TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm chia sẻ: “Cầu Thăng Long có thể xem biểu tượng của XHCN được Trung Quốc và Liên Xô giúp đỡ hoàn thành. Cầu Chương Dương thể hiện ý chí, trí tuệ nội lực của dân tộc Việt Nam. Cầu Vĩnh Tuy, chúng ta hoàn thành 2005 thể hiện nội lực của chúng ta, kết nối dữa trung tâm TP Hà Nội và phía Bắc sông Hồng. Sau đó là cầu Thanh Trì, Nhật Tân là biểu tượng trong thời kỳ hội nhập.
Phối cảnh cầu Trần Hưng Đạo qua sông Hồng, Hà Nội. Ảnh: Đơn vị thiết kế
Việc đặt ra những cây cầu không phải bây giờ mới có mà từ giai đoạn trước như trong quy hoạch của Pháp 1924 và 1943 đặt ra 1 số cây cầu nhưng chưa thực hiện được. Trong đó, chúng ta đã nghiên cứu kế thừa để làm như cầu Trần Hưng Đạo.”
Theo các chuyên gia, việc có thêm các cây cầu qua sông Hồng đã kế thừa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 (gọi tắt là QHC2011), Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đáp ứng yêu cầu giao thông, biểu trưng văn hoá và đặc biệt phát triển kinh tế, xã hội cho Hà Nội và mối qua hệ giữa Hà Nội và các vùng, trong đó có Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; tạo động lực, đột phá, phát triển kinh tế 2 bờ sông, để thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; lấy sông Hồng làm trục cảnh quan trung tâm.
Theo kinhtedothi.vn
Tin mới hơn

Long An bứt phá với chiến lược “đón sóng” đầu tư, kiến tạo tương lai
VOV.VN - Năm 2025, Long An đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, bứt phá với chiến lược thu hút đầu tư. Hàng loạt dự án trọng điểm được triển khai, mở ra nhiều dư địa phát triển mới cho tỉnh.

Đèn đỏ mặc định rẽ phải, có nên nhân rộng để giảm ùn tắc?
VOV.VN - Đề xuất đèn đỏ mặc định được rẽ phải, không cần bố trí riêng pha đèn, vạch kẻ đường hay biển báo đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người tham gia giao thông nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc trước đèn tín hiệu.Có nên nhân rộng đề xuất này hay không? Cần lưu ý gì nếu triển khai thực hiện?

Căn cứ Khu Lê ở Bình Thuận: 50 năm chuyển mình từ "bom cày đạn xới"
VOV.VN - Căn cứ Khu Lê Hồng Phong (Khu Lê) là một trong những căn cứ cách mạng ở tỉnh Bình Thuận trong suốt hai cuộc kháng chiến cứu nước. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trải qua bao gian khó, thử thách, ngày nay vùng đất cát, khô hạn này đang vươn mình với những tiềm năng, lợi thế dần được đánh thức.

Phải thông toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị trong tháng 6
VOV.VN - Những vướng mắc liên quan đến thủ tục cấp phép khai thác vật liệu thi công cao tốc Bắc - Nam cần được tháo gỡ ngay. Mục tiêu đến cuối năm 2025 sẽ có 3.000km đường bộ cao tốc.

Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc và miền Trung tiếp tục rét
VOV.VN - Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 14-17 độ, vùng núi cao Bắc Bộ có nơi dưới 10 độ.

Quy đổi điểm tương đương khi xét tuyển ĐH: Có lo mỗi trường tính một kiểu?
VOV.VN - Bộ GD-ĐT cho biết, việc quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển là vấn đề kỹ thuật nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Việc xây dựng phương án quy đổi điểm là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo và Bộ GD-ĐT. Thí sinh sẽ nhận được thông tin quy đổi điểm công khai trước khi đăng ký xét tuyển.

Thuế thu nhập cá nhân: Điều chỉnh thế nào để kích thích lao động và công bằng hơn?
VOV.VN - Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.

“Xanh hóa” để phát triển bền vững
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng trở nên cấp bách, cụm từ “phát triển bền vững” không còn xa lạ với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn trong hành trình “xanh hóa”.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Bất động sản công nghiệp: Cú hích từ chính sách và FDI
BNEWS Việc đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ vướng mắc pháp lý tại các dự án bất động sản khu công nghiệp gần đây đang mở ra cơ hội tăng trưởng cho phân khúc này và góp phần thu hút đầu tư.

Sương mù ở miền Bắc năm nay có thể còn kéo dài đến đầu tháng 4
Dự báo cao điểm mùa mưa phùn, sương mù ở miền Bắc năm nay có thể còn kéo dài đến đầu tháng 4 tới.

Cơ hội để nền kinh tế bứt phá
Muốn kinh tế tăng trưởng hai con số phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Thảo, cuộc cách mạng chuyển đổi số (CĐS) sẽ là một trong những nhóm giải pháp quan trọng giúp tạo đà bứt phá kinh tế đất nước.

Tiếp tục ưu đãi thuế để phát triển khoa học, công nghệ
Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải gỡ khó, khuyến khích phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, đã thể hiện tối đa yêu cầu này tại Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Du lịch Việt Nam trên đà bứt phá
Chính sách thị thực cởi mở thu hút dòng khách "hạng sang", từ đó góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD trong ngày đầu thực hiện mô hình hải quan mới
BNEWS Đến thời điểm 17h00 ngày 15/3 (ngày đầu tiên thực hiện mô hình tổ chức bộ máy mới của cơ quan hải quan) kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD, với trên 20,3 nghìn tờ khai.

Thời tiết ngày 16/3: Bắc Bộ trời rét, có mưa rào và dông rải rác
VTV.vn - Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, hầu hết phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử
VTV.vn - Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu...