Triển vọng kinh tế tăng tốc ở Đông Nam Á
Cảng Manila ở Thủ đô Manila, Philippines. Ảnh: Philippine Ports Authority
Các nền kinh tế lớn tăng trưởng tích cực
Mới đây, Ngân hàng quốc gia Qatar (QNB) công bố báo cáo về tình hình kinh tế thế giới, trong đó đánh giá, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng tốc vào năm 2025 nhờ lực đẩy từ các chính sách nới lỏng tiền tế, khả năng phục hồi tích cực của kinh tế Mỹ, cũng như sự phục hồi của các nền kinh tế châu Âu, Trung Quốc. Theo QNB, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ đạt 3,2% trong năm 2025. Các nền kinh tế lớn sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng tích cực nhờ lạm phát được kiểm soát, những hạn chế tài chính được giảm bớt, cũng như các điều chỉnh chính sách của các ngân hàng trung ương. QNB dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 75 điểm cơ bản trong năm 2025, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ giảm lãi suất 150 điểm cơ bản. Điều này sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng đầu tư và tiêu dùng, giữa lúc tín dụng trở nên rẻ hơn, các cơ hội đầu tư mới trở nên hấp dẫn hơn và các chi phí cơ hội giảm.
Đặc biệt tại Mỹ, QNB nhìn nhận, tăng trưởng kinh tế năm 2025 của nước này sẽ đạt 2,2%, giảm từ 2,6% ghi nhận trong năm 2024, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình dài hạn là 2,3%. Từ đó, QNB cho rằng, nền kinh tế Mỹ dự kiến sẽ duy trì đà tăng trưởng vững nhờ khả năng phục hồi của thị trường lao động, năng suất ngày càng tăng nhanh và tình hình tài chính mạnh mẽ của các hộ gia đình.
Trong khi đó, nền kinh tế của châu Âu và Trung Quốc được dự báo sẽ phục hồi sau thời kỳ trì trệ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở châu Âu dự kiến sẽ tăng từ 0,7% năm 2024 lên 1,0% trong năm nay. Còn tại Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế sẽ đạt 5% trong năm 2025, so với mức tăng 4,8% được ghi nhận trong năm 2024. Điều này có được là do lực đẩy từ việc nới lỏng chính sách và động lực kinh tế mới. QNB nhận định, những tác động tích động này giúp các thị trường mới nổi, đặc biệt là các nền kinh tế thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được hưởng lợi đáng kể từ các tác động lan tỏa tích cực. Theo đó, đà tăng trưởng mạnh mẽ hơn của kinh tế Trung Quốc có thể sẽ là điều kiện thuận lợi đáng kể đối với các nền kinh tế mới nổi ở châu Á nói chung và các nền kinh tế ASEAN nói riêng. Dự báo của QNB cho biết, 5 thị trường lớn của ASEAN, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,2% trong năm 2025, so với mức 4,4% năm 2024.
ASEAN cần đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường
Dù có nhiều dự báo cho thấy ASEAN sẽ được hưởng lợi đáng kể từ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, song giới chuyên gia chỉ ra rằng, ASEAN vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề. Năm 2025 cũng được dự báo là năm đầy thách thức đối với các quốc gia thành viên ASEAN. Theo giới chuyên gia, tổng thể những thách thức của ASEAN là tìm cách tăng trưởng trong bối cảnh thế giới đối mặt với suy thoái; nhiều căng thẳng địa chính trị, cũng như sự phân mảnh thương mại; mức thuế quan mới từ Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Dây chuyền sản xuất ô tô tại một nhà máy ở ngoại ô Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP
Theo truyền thông quốc tế, Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đang đối diện với nhiều rào cản, có nguồn gốc từ tiêu dùng hộ gia đình chậm lại do số người thuộc tầng lớp trung lưu sụt giảm. Chính phủ nước này cũng đang triển khai hàng loạt chương trình đầy tham vọng nên cũng có thể gây ra những xáo trộn nghiêm trọng đối với sự ổn định tài chính của đất nước. Tại Thái Lan, mức tiêu dùng trong nước thấp, nợ hộ gia đình gia tăng và tình trạng bất ổn chính trị có thể là những yếu tố cản trợ nỗ lực phục hồi kinh tế vốn đã bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Ngay cả ở Malaysia và Việt Nam, hai quốc gia vốn ghi nhận thành tích kinh tế ấn tượng trong năm 2024 cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức trong việc duy trì đà tăng trưởng và tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong bối cảnh khó khăn toàn cầu ngày càng tăng.
Các dự báo chỉ ra rằng, ASEAN sẽ đối mặt với những thách thức khó khăn, đòi hỏi sự điều hướng trong bối cảnh bất ổn toàn cầu, cũng như những vấn đề trong nước.
Một rào cản quan trọng khác mà các quốc gia thành viên ASEAN sẽ phải đối mặt là việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố áp dụng một loạt biện pháp để bảo vệ hàng hóa sản xuất từ nước này. Trong nhiệm kỳ đầu tiên 2017 - 2021, ông Trump đã áp mức thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc, dẫn đến một cuộc chiến thuế quan. Trong thời kỳ Tổng thống Mỹ Joe Biden kế nhiệm, chính sách này tiếp tục được mở rộng. Trên thực tế, Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của nhiều quốc gia Đông Nam Á. Trước nguy cơ xảy ra cuộc chiến thuế quan mới, các nhà phân tích nhận định, các quốc gia Đông Nam Á cần đa dạng hóa thị trường của mình. Điều này là không dễ dàng khi một số nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang đối mặt với bất ổn chính trị và suy thoái kinh tế, trong khi các cường quốc Đông Á như Trung Quốc và Nhật Bản vẫn đang vật lộn với tình trạng giảm phát.
Theo dự báo kinh tế tháng 12/2024 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á tăng từ 4,5% lên 4,7% nhờ xuất khẩu mạnh mẽ và chi tiêu vốn công ở các nền kinh tế lớn. Các quốc gia, trong đó có Malaysia, Thái Lan, Singapore và Việt Nam được hỗ trợ bởi nhu cầu trong nước, lạm phát thấp và đầu tư công bền vững. Tuy nhiên, khu vực vẫn đối mặt với nhiều rủi ro, như căng thẳng địa chính trị, sự phân mảnh thương mại và các thảm họa thời tiết khắc nghiệt. Vì vậy, ADB dự báo, tăng trưởng của Đông Nam Á sẽ duy trì ở mức 4,7% trong năm 2025, dù các chính sách của ông Trump có thể gây ảnh hưởng tiêu cực. Ngoài ra, những thay đổi trong chính sách thương mại, tài chính và nhập cư của Mỹ có thể làm giảm tăng trưởng và đẩy lạm phát tại các quốc gia châu Á đang phát triển. ADB cho biết, những tác động này sẽ không rõ rệt ngay lập tức và sẽ cảm nhận chủ yếu sau năm 2025.
Hồng Nhung
Theo bienphong.com.vn
Tin mới hơn

Chốt việc giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương
VTV.vn - Sáng 19/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với 458/459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), có hiệu lực từ 1/3
VTV.vn - Sáng 18/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với tỷ lệ 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 4 Bộ trưởng Bộ mới sau sắp xếp
VTV.vn - Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 4 Bộ trưởng Bộ mới sau sắp xếp.

Hơn 30 địa phương công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025-2026
VTV.vn - Đa số địa phương lựa chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025-2026 là Ngoại ngữ (hoặc Tiếng Anh), một vài địa phương chọn môn khác.

Ngày 18/2, Quốc hội tiến hành công tác nhân sự tại kỳ họp bất thường
VTV.vn - Quốc hội sẽ dành ngày làm việc hôm nay (18/2) để quyết định về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội cũng như công tác nhân sự.

Giá vàng hôm nay 17/2: Giá vàng nhẫn SJC giảm 200.000 đồng/lượng
VOV.VN - Giá vàng nhẫn được SJC niêm yết ở mức 87,6 - 90,4 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng so với chốt phiên liền trước là 87,6 - 90,6 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.

Mỹ áp thuế 25% đối với mặt hàng thép và nhôm - tác động đến nhiều doanh nghiệp
VOV.VN - Tổng thống Mỹ chính thức ký sắc lệnh áp thuế 25% lên mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào nước này. Trước động thái này, nhiều doanh nghiệp sản xuất nhôm, thép của nước ta rất lo lắng. Để thích ứng với quy định mới này, cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm các biện pháp vượt qua khó khăn.

"Trường hợp đặc biệt mà nghỉ quá sớm thì tổ chức cần xem xét"
VOV.VN - Theo ông Thang Văn Phúc, có những trường hợp đặc biệt mà nghỉ quá sớm thì tổ chức cần xem xét xem lý do nghỉ có chính đáng không, chứ không phải cứ xin là được.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Tinh gọn bộ máy ở Quảng Bình: Sẵn sàng tâm thế để hoạt động tốt hơn
VOV.VN - Hiện các sở, ngành tại tỉnh Quảng Bình đã xây dựng xong đề án, chuẩn bị tâm thế cho việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Các đơn vị cũng thực hiện công tác tư tưởng để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đồng thuận, sẵn sàng tâm thế để quá trình hợp nhất, sáp nhập diễn ra thuận lợi.

Mưa nồm ẩm ở miền Bắc sẽ kéo dài đến bao giờ?
VOV.VN - Theo chuyên gia Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đợt nồm ẩm đang diễn ra ở Hà Nội và nhiều nơi ở miền Bắc sẽ kéo dài hết tuần này.

Hướng dẫn đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất 2025
VOV.VN - Nếu chưa có mã số thuế cá nhân, người dân có thể đăng ký thuế lần đầu qua hình thức trực tiếp tại các Chi cục thuế tại địa phương hoặc qua hình thức trực tuyến (online).

Ứng phó diễn biến phức tạp của thương mại thế giới
Tình hình thương mại thế giới thời gian qua liên tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường với nhiều yếu tố mới nảy sinh, nhất là các chính sách thuế quan khó đoán định của Mỹ cũng như phản ứng của các quốc gia, tiềm ẩn rủi ro trở thành “cuộc chiến thuế quan mới” trên toàn cầu.

Ngày 17/2, trình Quốc hội cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ
VTV.vn - Quốc hội sẽ nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về cơ cấu tổ chức của Chính phủ cũng như cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Định hướng tín dụng vào các động lực tăng trưởng kinh tế
Năm 2025, Chính phủ đề ra mục tiêu đạt mức tăng trưởng ít nhất 8%. Để góp phần thực hiện mục tiêu đó thì việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng. Chính sách tín dụng sẽ phải tập trung vào các động lực tăng trưởng kinh tế, khai thác các động lực như tín dụng tiêu dùng, tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ...

3 dự án cầu qua sông Hồng: tăng kết nối, tạo đột phá phát triển
Kinhtedothi - Hà Nội có vai trò quan trọng đặc biệt đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Việc xây dựng thêm các cầu qua sông Hồng sẽ tạo thuận lợi trong việc liên kết vùng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

Nhiều nhóm ngành tuyển dụng lao động tăng cao, chế độ đãi ngộ hấp dẫn
Kinhtedothi – Tháng 2/2025, thị trường lao động Hà Nội có những nhóm ngành nhu cầu tuyển dụng tăng cao là Công nghiệp chế biến chế tạo, Hoạt động y tế - chăm sóc sức khỏe, Hoạt động khoa học và công nghệ thông tin, Năng lượng, Vận tải và logistic... với nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn.