Nhiều dự án lãng phí do tư duy nhiệm kỳ, chủ quan của một số cán bộ lãnh đạo
Bài viết "Chống lãng phí" của Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhìn thẳng vào sự thật, chỉ ra thực trạng về vấn đề lãng phí đã và đang tồn tại, những hạn chế trong cơ chế, thể chế.
Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng, cần có giải pháp chống lãng phí trong công tác xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật. Đồng thời, các đại biểu cũng phân tích nguyên nhân, gợi mở một số giải pháp, đề nghị Chính phủ quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới.
Coi nhẹ hành vi lãng phí
Phân tích nguyên nhân của tình trạng lãng phí trong bộ máy công quyền, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định) cho rằng, có một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý. Họ quan niệm lãng phí chỉ là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước không hiệu quả nhưng trên thực tế còn có lãng phí về cơ hội và thời gian. Bệnh thành tích, tư duy nhiệm kỳ, tư duy chủ quan của một số cán bộ muốn thực hiện những dự án ở địa phương, bộ, ngành mình và trong nhiệm kỳ mình làm lãnh đạo để chứng tỏ năng lực, sự năng động nhưng do cách làm nóng vội, sự tính toán chủ quan, sự không tuân thủ đầy đủ các quy trình, thủ tục nên một số dự án đã đem lại hiệu quả không như mong muốn.
"Lâu nay họ chỉ coi lãng phí là hành vi cần khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Bên cạnh đó, chế tài xử lý lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao", đại biểu Mai Thị Phương Hoa nói.
Cũng theo ĐBQH đoàn Nam Định, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã quy định trách nhiệm của cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu, việc xử lý hành vi vi phạm trong việc để xảy ra tình trạng lãng phí. Tuy nhiên, các quy định này chủ yếu có tính chất cảnh báo, nhắc nhở; có 2 điều đề cập đến các hành vi phạm tội dẫn đến hậu quả lãng phí, nhưng trên thực tế, các điều luật này ít khi được sử dụng để xử lý hành vi lãng phí mà thường được xử lý bằng các tội danh khác. Như vậy, dù tội phạm vẫn bị trừng trị nhưng tính răn đe, giáo dục về chống lãng phí chưa cao.
Nêu vấn đề chống lãng phí trong bộ máy công quyền, đại biểu Phương Hoa cũng cho biết, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến công tác chống lãng phí. Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Quốc hội thực hiện giám sát tối cao và ban hành Nghị quyết số 74/2022/QH15 Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Đại biểu đặc biệt đề cập bài viết "Chống lãng phí" của Tổng Bí thư Tô Lâm, trong đó đã đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và đưa ra nhiều giải pháp rất trúng. Theo đại biểu Phương Hoa, có thể nói, đây là một thông điệp mạnh mẽ, sâu sắc, khuyến khích mọi người dân, đặc biệt là cán bộ trong bộ máy công quyền cần xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong xã hội.
"Bài viết của Tổng Bí thư đã đánh giá, lãng phí còn diễn ra khá phổ biến dưới nhiều dạng thức khác nhau đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển", nữ đại biểu đoàn Nam Định nói.
"Lãng phí niềm tin của nhân dân"
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình rất nhiều nội dung nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập, chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư hay xem xét cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù để tháo gỡ các vướng mắc của các dự án đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án ở TP.HCM, Đà Nẵng và Khánh Hòa… Điều này thể hiện tinh thần kiến tạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để giải quyết những vướng mắc đang gây lãng phí nguồn lực đất nước.
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Đoàn Bình Thuận) cho rằng, chưa có số liệu thống kê thật sự đầy đủ về sự lãng phí trên cả nước nhưng con số này không dưới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Đây không chỉ là con số lãng phí về mặt tài chính, mà còn có hệ lụy xoay quanh nó, nhất là như lãng phí không thể đo đếm về nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển của doanh nghiệp, của đất nước…, đặc biệt là lãng phí niềm tin của nhân dân.
Đại biểu lấy ví dụ từ các "dự án trùm mền", "công trình đắp chiếu" hiện nay như các dự án điện gió, điện mặt trời đã đầu tư xây dựng nhưng chưa đưa vào vận hành; hàng nghìn, hàng trăm nghìn căn hộ xây dựng rồi bỏ trống hoặc xây dựng dở dang; hay các công trình dự án xây dựng hàng chục năm nhưng vẫn chưa xong.
Đại biểu đề nghị, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, đánh giá những dự án, những công trình có vướng mắc về mặt thể chế hiện nay, để tháo gỡ và có thể ban hành các cơ chế đặc thù thí điểm đối với một số dự án cụ thể hay ở số một số địa phương cụ thể, đánh giá và nhân rộng, nhằm phát huy nguồn lực phát triển của đất nước.
"Trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm có nêu: Để nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức, gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho nhân dân, làm giàu cho đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng tương lai tốt đẹp, công tác phòng chống lãng phí cần phải triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân, văn hóa ứng xử trong thời đại mới", đại biểu Nguyễn Hữu Thông trao đổi.
Cũng khẳng định sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Thành Nam (Đoàn Phú Thọ) cho rằng, hiện nay, việc khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai vẫn chưa theo kịp nhu cầu, tiềm năng và cơ hội của đời sống kinh tế - xã hội, đặt ra vấn đề lớn trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong đó có sự chuyển biến chậm ở một số ngành, lĩnh vực trong việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp; sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất, tài sản công của các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn của các địa phương.
Đại biểu cho biết, có thực tế đáng buồn là có địa phương rất tích cực, chủ động đề xuất, triển khai các dự án để phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt với các quỹ đất này nhưng lại gặp rất nhiều rào cản, trở lực dẫn đến chưa thể khai thác tối ưu hiệu quả nguồn lực đất đai.
"Để "đất khóc, người than" có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự lùng nhùng, vướng mắc trong việc phân định phạm vi, trình tự giữa việc sắp xếp, xử lý tài sản công với việc thu hồi đất. Các bộ, ngành cần tiếp tục xem xét giải quyết, tạo điều kiện nhanh nhất cho các địa phương thuận lợi khai thác các quỹ đất trong phạm vi chỉ tiêu đã được phân bổ; sớm chuyển giao các cơ sở nhà đất do bộ, ngành đang quản lý nhưng không có nhu cầu sử dụng về địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là những vị trí đã hoang hóa hàng chục năm", đại biểu Thành Nam nêu đề xuất.
Tin mới hơn
Lịch thi đấu cúp C2 châu Á: Cơ hội lớn cho Nam Định
VOV.VN - Lịch thi đấu cúp C2 châu Á 2024/2025 được người hâm mộ bóng đá Việt Nam chú ý khi CLB Nam Định có cơ hội để sớm vượt qua vòng bảng.
Sản xuất cây trồng vụ Đông trên cánh đồng Than Uyên (Lai Châu)
VOV.VN - Bà con nông dân ở huyện miền núi Than Uyên, tỉnh Lai Châu đang tích cực sản xuất cây trồng vụ Đông, với mong muốn tăng thu nhập và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
Thời tiết hôm nay 26/11: Không khí lạnh tràn về, miền Bắc chuyển rét
VOV.VN - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/11, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở khu vực Đông Bắc Bắc Bộ.
Gần gũi tiếp xúc cử tri - Nhiều vấn đề bức xúc được giải quyết kịp thời
VOV.VN - Với những mô hình mới của HĐND các cấp ở tỉnh Hậu Giang cho thấy, hiệu quả của việc tiếp xúc cử tri, giữ mối liên hệ với cử tri của đại biểu dân cử không chỉ dừng ở việc đến, lắng nghe, thu nhận và chuyển tải ý kiến cử tri mà thước đo chất lượng của các buổi tiếp xúc đó còn chính là các ý kiến cử tri được xử lý, giải quyết nhanh chóng từ cơ sở.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Yên Bái yêu cầu chủ động ứng phó với gió mùa Đông bắc, trời chuyển rét từ ngày mai
Yên Bái yêu cầu chủ động ứng phó với gió mùa Đông bắc, trời chuyển rét từ ngày mai
Thông báo tiếp nhận vào viên chức hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái
Thông báo tiếp nhận vào viên chức hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái
Ngày 25/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
VTV.vn - Hôm nay (25/11), Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8.
COP29 đạt được thỏa thuận quy tắc thị trường tín chỉ carbon toàn cầu: Dấu mốc quan trọng trên hành trình xanh
Các nước tham dự Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đạt được thỏa thuận về các quy tắc cho một thị trường tín chỉ carbon toàn cầu, mở đường cho hoạt động giao dịch song phương “mặt hàng” đặc biệt này.
Ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số
Cuối tuần qua, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại Tổ 8 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Kon Tum), chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số là nội dung nhiều đại biểu quan tâm.
Ngành thuế thành lập tổ công tác hỗ trợ các sàn thương mại điện tử
(KTSG Online) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, ông Mai Sơn, cho biết mạnh ngành thuế cần thành lập một Tổ công tác đặc biệt nhằm cung cấp thông tin kịp thời và hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử trong quá trình triển khai các chính sách thuế, đảm bảo sự thuận lợi và hiệu quả cao nhất.
Đêm nay (25/11), không khí lạnh mạnh tràn về
VTV.vn - Khối không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống nước ta. Khả năng đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Đón không khí lạnh, Bắc Bộ chuyển rét từ đêm 26/11, có nơi dưới 10 độ C
VTV.vn - Do ảnh hưởng không khí lạnh, từ ngày 26/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh. Từ đêm 26/11, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét,...