Ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số
Chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số được quy định tại Điều 5 của dự thảo Luật với 8 khoản. ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ), người đang giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng trường của Trường Đại học Cần Thơ, ủng hộ thiết kế chính sách ưu tiên để thúc đẩy công nghiệp công nghệ số phát triển. Tuy nhiên, ông cho rằng, dự thảo Luật hiện ưu đãi quá nhiều, dàn trải và không tập trung.
Theo thống kê của ông, trong dự thảo Luật từ “ưu tiên” lặp lại 23 lần; từ “hỗ trợ” lặp 53 lần; từ “ưu đãi” lặp 32 lần, “khuyến khích” là 6 lần. Ưu tiên, ưu đãi phải đúng chỗ mới thúc đẩy được, ông bày tỏ quan điểm và cho rằng cần ưu tiên phát triển hạ tầng, gồm: điện - yếu tố cực kỳ quan trọng với công nghiệp bán dẫn, công nghiệp công nghệ số; nước sạch; nguồn nhân lực.
Trong khi đó, theo cảm nhận của ĐBQH Tạ Thị Yên (Điện Biên), những chính sách về nghiên cứu triển khai (R&D), hạ tầng, tài chính, nhân lực, thị trường, chuẩn hóa, dữ liệu số - vốn là yếu tố cốt lõi để phát triển công nghiệp công nghệ số - vẫn còn khá chung chung, chưa đột phá mạnh mẽ, chưa rõ đối tượng áp dụng; như vậy sẽ dẫn đến việc khó triển khai trong thực tiễn.
Vấn đề này, nhiều ý kiến trong Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường - cơ quan thẩm tra dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, cũng lo ngại. Báo cáo thẩm tra cho rằng, để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ công nghiệp công nghệ số thì cần có chính sách rõ ràng hơn, cơ chế khuyến khích, ưu đãi có tính vượt trội, có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta. Đồng thời, dự thảo Luật phải cụ thể hóa đầy đủ các chính sách này thành điều, khoản để bảo đảm tính khả thi.
Bên cạnh đó, những ưu đãi về đất đai, thuế, tài chính, đầu tư và các cơ chế ưu đãi khác để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số có thể mâu thuẫn với các luật liên quan như Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp… hiện hành, cũng cần nghiên cứu và có hướng giải quyết.
Tham dự phiên thảo luận tổ ngay sau khi vừa kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa Dominicana, Thủ tướng Phạm Minh Chính - ĐBQH TP. Cần Thơ, cũng chia sẻ với các đại biểu về chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp công nghệ số.
Thủ tướng nhấn mạnh, muốn phát triển lĩnh vực nào thì phải có ưu đãi; chúng ta đang ưu tiên tăng trưởng thì ngoài việc làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) phải thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, trong đó có công nghệ số. Ví dụ, với ngành then chốt như chip bán dẫn, cần ưu tiên về đất đai, thuế, hạ tầng, và tài chính để thu hút đầu tư, tạo cơ hội chuyển giao công nghệ nhưng đồng thời phải bảo đảm lợi ích quốc gia. Thủ tướng cũng cho rằng, cần áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) với công nghiệp công nghệ số và kiểm soát bằng thời gian thử nghiệm. Ví dụ, cho phép thử nghiệm một năm, nếu làm tốt thì tiếp tục mở rộng, nếu không tốt thì hạn chế, dừng lại. Ngoài ra, cần chính sách khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho các lĩnh vực như bán dẫn, điện toán đám mây, và IoT, tận dụng lợi thế dân số trẻ và tư duy toán học tốt của người Việt.
Những ý kiến tại phiên thảo luận đã làm sáng tỏ nhiều khía cạnh quan trọng trong việc xây dựng chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số. Đây là lĩnh vực then chốt, có tiềm năng trở thành động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế nếu được định hướng đúng đắn. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần thiết kế các cơ chế, chính sách ưu đãi một cách trọng tâm, rõ ràng, khả thi và phù hợp với điều kiện của đất nước. Việc chú trọng phát triển hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời áp dụng mô hình thử nghiệm có kiểm soát sẽ giúp ngành công nghiệp công nghệ số từng bước phát triển bền vững, khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.
Cẩm Phô
Theo daibieunhandan.vn
Tin mới hơn
Ngày 25/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
VTV.vn - Hôm nay (25/11), Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8.
COP29 đạt được thỏa thuận quy tắc thị trường tín chỉ carbon toàn cầu: Dấu mốc quan trọng trên hành trình xanh
Các nước tham dự Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đạt được thỏa thuận về các quy tắc cho một thị trường tín chỉ carbon toàn cầu, mở đường cho hoạt động giao dịch song phương “mặt hàng” đặc biệt này.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Ngành thuế thành lập tổ công tác hỗ trợ các sàn thương mại điện tử
(KTSG Online) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, ông Mai Sơn, cho biết mạnh ngành thuế cần thành lập một Tổ công tác đặc biệt nhằm cung cấp thông tin kịp thời và hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử trong quá trình triển khai các chính sách thuế, đảm bảo sự thuận lợi và hiệu quả cao nhất.
Đêm nay (25/11), không khí lạnh mạnh tràn về
VTV.vn - Khối không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống nước ta. Khả năng đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Đón không khí lạnh, Bắc Bộ chuyển rét từ đêm 26/11, có nơi dưới 10 độ C
VTV.vn - Do ảnh hưởng không khí lạnh, từ ngày 26/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh. Từ đêm 26/11, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét,...
Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng"
VTV.vn - Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng" thu hút hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân đến...
Thời tiết ngày 24/11: Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng
VTV.vn - Thủ đô Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ. Sáng sớm và đêm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 21-23 độ C. Nhiệt độ cao nhất 26-28 độ C.
Kiểm soát chất thải chăn nuôi: Hướng đi bền vững cho nông nghiệp
VTV.vn - Chất thải chăn nuôi gây áp lực lớn lên môi trường. Nhiều nông dân tại Hậu Giang đã áp dụng mô hình xử lý hiệu quả, vừa giảm ô nhiễm, vừa tăng giá...
Có nên gửi tiết kiệm thời điểm cuối năm?
VTV.vn - Tháng 11/2024 chứng kiến sự điều chỉnh tăng mạnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại nhiều ngân hàng sau thời gian giữ ổn định hồi tháng 9 và 10.
Chủ tịch Quốc hội dự khai mạc Hội nghị Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình
VTV.vn - Sáng 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự khai mạc Hội nghị Nghị viện Quốc tế lần thứ 11, vì Bao dung và Hoà bình, tổ chức tại Campuchia.