Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Nâng cao tỷ lệ và chất lượng cán bộ dân tộc thiểu số ở Kon Tum

VOV.VN - Trước yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, vấn đề nâng cao tỷ lệ, chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số của tỉnh Kon Tum đang được đặt ra một cách cấp thiết.

Hiện nay, tỉnh Kon Tum có tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh đạt hơn 8,9%, cấp huyện đạt hơn 14,9% và cấp xã đạt hơn 33%. Tỷ lệ này được UBND tỉnh Kon Tum đánh giá là đúng lộ trình quy định và kế hoạch đề ra.

Đi sâu tìm hiểu thì tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tại một số cơ quan, đơn vị, sở, ngành cấp tỉnh; đơn vị phòng ban chuyên môn cấp huyện, các đơn vị sự nghiệp công lập còn thấp, cơ cấu chưa đồng đều; công tác tuyển dụng, luân chuyển, bổ nhiệm, bố trí cán bộ người dân tộc thiểu số còn chậm; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số tại một số địa phương, đơn vị chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao… Cùng với đó không ít cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số đã qua đào tạo nhưng vẫn hạn chế về năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ.

nang cao ty le va chat luong can bo dan toc thieu so o kon tum hinh anh 1
Cán bộ trẻ dân tộc thiểu số làm việc tại UBND xã Đăk Ring, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

Sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, mẹ người Xơ Đăng, bố người Kinh, bà Nguyễn Thị Liên, Bí thư Huyện uỷ Đăk Hà thẳng thắn cho rằng, cùng với việc tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền, cán bộ người dân tộc thiểu số cần phải nỗ lực để vượt qua chính mình.

“Thực tế tôi thấy là một số cán bộ người dân tộc thiểu số, tinh thần và trách nhiệm còn thụ động và hay tự ái. Rồi chất lượng cán bộ thuộc Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý, một số cán bộ năng lực lãnh đạo về chính trị, kinh tế, văn hoá thiếu tính sáng tạo, nhạy bén. Cán bộ người dân tộc thiếu số cần phải có sự nỗ lực nhiều hơn nữa”, bà Liên cho biết.

Trước yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, vấn đề nâng cao tỷ lệ, chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số của tỉnh Kon Tum đang được đặt ra một cách cấp thiết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mặc dù tỉnh đang thực hiện phương châm cán bộ yếu, thiếu mặt nào thì bồi dưỡng mặt đó và chú trọng bồi dưỡng kỹ năng quản lý, lãnh đạo, điều hành, song quá trình thực hiện lại gặp một loạt vướng mắc liên quan đến chính sách đào tạo, bồi dưỡng khiến cán bộ dân tộc thiểu số ít có cơ hội nâng cao khả năng chuyên môn.

nang cao ty le va chat luong can bo dan toc thieu so o kon tum hinh anh 2
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Uỷ viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội đề nghị tỉnh Kon Tum tiếp tục làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.

Ông Lê Viết Nam, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum cho rằng, những vướng mắc này cần phải được nhanh chóng tháo gỡ: “Hiện nay Nghị định và Thông tư hướng dẫn là chỉ có công chức đi đào tạo, bồi dưỡng thì mới được hỗ trợ. Còn viên chức thì thủ trưởng đơn vị phải chi mà bây giờ đang thực hiện tự chủ, thủ trưởng đơn vị mà cho anh em viên chức đi học rồi lại chi tiền của đơn vị ra là gần như việc này rất khó. Trong thời gian vừa qua, đa số viên chức tự đi học. Bây giờ công tác đào tạo, bồi dưỡng bất kỳ một lớp nào cũng phải theo hình thức đấu thầu quy trình thủ tục rất rườm rà, phức tạp”.

Trong những năm qua, một nguồn quan trọng của công tác xây dựng, tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ của tỉnh Kon Tum là hệ thống trường dân tộc nội trú. Con em các dân tộc thiểu số trong tỉnh được Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương chăm nuôi, ươm mầm.

Tuy nhiên, theo bà Y Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, do chính sách chỉ được thực hiện đến khi các em học hết lớp 12 nên nhiều em dù có thành tích học tập tốt nhưng cũng không thể tiếp tục học lên đại học. Bởi vậy cần có chính sách ưu tiên nhằm nối dài nguồn cán bộ dân tộc thiểu số từ hệ thống các trường dân tộc nội trú

“Nuôi dạy các em đến lớp 12 rồi thì các em cũng không thể nào đi học tiếp được. Một em học sinh đi học đại học một năm học phí đóng từ 25 đến 30 triệu thì các em không đủ điều kiện. Địa phương cử các em đi học với số lượng lớn như vậy cũng không có nguồn lực. Trung ương, Quốc hội cũng nghiên cứu đối với học sinh dân tộc thiểu số vùng điều kiện khó khăn khi mà tham gia học đại học thì có thể ưu tiên, hỗ trợ cho các em đóng học phí khoảng 20-30% thôi, còn lại Nhà nước hỗ trợ”, bà Y Ngọc cho biết.

nang cao ty le va chat luong can bo dan toc thieu so o kon tum hinh anh 3
Học sinh dân tộc thiểu số ở thành phố Kon Tum vui hội cồng chiêng.

Mới đây trong chuyến công tác giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016- 2023 tại tỉnh Kon Tum, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội cùng với ghi nhận kiến nghị, đề xuất của tỉnh Kon Tum trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số cũng đã nhấn mạnh: “Tỉnh tiếp tục quan tâm thu hút, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số phù hợp với đặc thù của địa phương. Trong đó quan tâm đến nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học tiếng dân tộc thiểu số để phát huy được tính gần dân, sát dân hiểu và chia sẻ với nhân dân. Tăng cường công tác chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước, của địa phương về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số”.

nang cao ty le va chat luong can bo dan toc thieu so o kon tum hinh anh 4
Ông Lê Viết Nam, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum nêu ý kiến về những khó khăn, vướng mắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số.

Để có được những cán bộ người dân tộc thiểu số “vừa hồng, vừa chuyên”, cùng với nỗ lực gỡ khó, tỉnh Kon Tum cũng đang thực hiện công tác tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm… theo nguyên tắc minh bạch, công tâm, khách quan, tạo điều kiện để cán bộ người dân tộc thiếu số yên tâm rèn luyện và cống hiến.

Xác định công tác tổ chức, cán bộ như di huấn của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải là điểm đột phá, là “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”, có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ, toàn Đảng bộ tỉnh Kon Tum đang triển khai thực hiện tốt Chỉ thị của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, trong đó quyết tâm xây dựng được đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số giai đoạn 2025 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 “vừa hồng, vừa chuyên” để cho "then chắc, cửa bền".

vov.vn

Tin mới hơn

Đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Thác Bà và đóng 2 cửa xả mặt còn lại vào 14h ngày 19/9

Đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Thác Bà và đóng 2 cửa xả mặt còn lại vào 14h ngày 19/9

Đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Thác Bà và đóng 2 cửa xả mặt còn lại vào 14h ngày 19/9

Phát triển công nghiệp xanh và nỗ lực ‘kéo’ nhà đầu tư ngoại

Phát triển công nghiệp xanh và nỗ lực ‘kéo’ nhà đầu tư ngoại

Phát triển công nghiệp xanh không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là "chìa khóa" giúp Việt Nam nâng cao sức hút trong mắt các nhà đầu tư toàn cầu. Tuy nhiên, những rào cản về khung pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu lộ trình cụ thể và động lực tài chính đang khiến cơ hội lớn này bị chậm lại. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc tháo gỡ những nút thắt này là cấp bách để Việt Nam sớm trở thành điểm đến hấp dẫn cho các dòng vốn đầu tư xanh.

Kiểm soát chứng từ nhanh hơn nhờ dịch vụ công trực tuyến

Kiểm soát chứng từ nhanh hơn nhờ dịch vụ công trực tuyến

Từ dịch vụ công trực tuyến, Kho bạc Nhà nước đã tập trung triển khai các dự án công nghệ thông tin, qua đó, giúp giảm hơn 35% thời gian xử lý hồ sơ, chứng từ và khối lượng công việc cho công chức kiểm soát chi.

Việt Nam tăng 15 bậc về Chính phủ điện tử

Việt Nam tăng 15 bậc về Chính phủ điện tử

ANTD.VN - Năm 2023, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 71 trong tổng số 193 quốc gia về Chính phủ điện tử, tăng 15 bậc so với năm 2022, theo Liên Hợp Quốc.

Miền Trung khẩn trương ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4

Miền Trung khẩn trương ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4

VTV.vn - Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Nam đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó chủ động.

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

VTV.vn - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 04 năm 2024.

Chính phủ ban hành 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

Chính phủ ban hành 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Những buổi học đầu tiên ở Làng Nủ sau trận lũ quét kinh hoàng

Những buổi học đầu tiên ở Làng Nủ sau trận lũ quét kinh hoàng

Buổi học thứ 3 sau ngày khai giảng, thầy và trò Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chưa nguôi nỗi đau buồn vì cùng lúc mất đi nhiều người thân và các bạn trong lớp. Những chỗ ngồi nay đã trống vì vắng trò, vắng bạn cùng những kí ức đau thương của trận lũ quét kinh hoàng không biết bao giờ nguôi.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Nhận tiền quyên góp nhưng không chuyển cho người dân vùng lũ sẽ bị xử lý thế nào?

Nhận tiền quyên góp nhưng không chuyển cho người dân vùng lũ sẽ bị xử lý thế nào?

VTV.vn - Hành vi vi phạm trong việc quyên góp tiền ủng hộ bão lũ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

VTV.vn - Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc sáng 18/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng khoảng 430 km

Áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng khoảng 430 km

VTV.vn - 16h hôm nay (18/9) tâm áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng khoảng 430 km về phía Đông Đông Bắc. Cường độ cấp 7, giật cấp 9.

CHỈ THỊ của Thủ tướng Chính phủ về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong LLVT vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông

CHỈ THỊ của Thủ tướng Chính phủ về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong LLVT vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông

CHỈ THỊ của Thủ tướng Chính phủ về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong LLVT vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông

Hà Nội còn hơn 30.500 người đang sơ tán tránh ngập lụt

Hà Nội còn hơn 30.500 người đang sơ tán tránh ngập lụt

VTV.vn - TP Hà Nội còn 30.536 người thuộc 6 huyện đang phải sơ tán tránh ngập lụt.

Hôm nay khởi tranh vòng bảng Cúp C1 châu Âu 2024/2025

Hôm nay khởi tranh vòng bảng Cúp C1 châu Âu 2024/2025

Hôm nay 17/9/2024, vòng bảng Cúp C1 châu Âu 2024/2025 sẽ chính thức khởi tranh với 6 trận đấu đầu tiên.

Cần Thơ liên kết người dân, doanh nghiệp trong ngành hàng lúa gạo

Cần Thơ liên kết người dân, doanh nghiệp trong ngành hàng lúa gạo

Với sản lượng lúa trên 1,3 triệu tấn, hiện nay Cần Thơ đã xây dựng được 143 cánh đồng lớn trên lúa với tổng diện tích hơn 36.000 ha. Sản xuất theo quy trình canh tác lúa bền vững, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, xây dựng vùng canh tác tập theo theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang thị trường EU.

Nhận định chứng khoán 17/9: VN-Index có thể sẽ “test” lại ngưỡng 1.235 điểm

Nhận định chứng khoán 17/9: VN-Index có thể sẽ “test” lại ngưỡng 1.235 điểm

Thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục giảm và chỉ số VN-Index có thể sẽ “test” lại ngưỡng 1.235 điểm. Đồng thời, thị trường đang giảm vào vùng quá bán ngắn hạn nên thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật, nhưng thị trường vẫn chưa có dấu hiệu xác lập vùng đáy trong ngắn hạn.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại