Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Nhận tiền quyên góp nhưng không chuyển cho người dân vùng lũ sẽ bị xử lý thế nào?

VTV.vn - Hành vi vi phạm trong việc quyên góp tiền ủng hộ bão lũ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nhận tiền quyên góp nhưng không chuyển cho người dân vùng lũ sẽ bị xử lý thế nào?

Ngày 18/9, Bộ Công an có nội dung trả lời công dân về trường hợp các tổ chức, cá nhân kêu gọi, tiếp nhận tiền của người khác để ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng do bão số 3 và lũ lụt sau bão, nhưng không chuyển hoặc chuyển không đủ số tiền đó vào tài khoản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đồng thời, bên tiếp nhận tiền cũng không chứng minh được việc họ đã sử dụng số tiền đã tiếp nhận vào những mục đích gì.

Theo Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ đồng bào vượt qua khó khăn dịch bệnh, thiên tai là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Nhà nước rất khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức đóng góp vận động, kịp thời mang lại hiệu quả thiết thực cho những người đang cần hỗ trợ. Việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đã được Chính phủ quy định tại Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/12/2021). Nghị định này lần đầu tiên mở ra hành lang pháp lý cho phép cá nhân huy động tiền từ thiện, quy định rõ từng bước những người mà tham gia hoạt động này cần phải làm gì và có các quy định ràng buộc để việc này được minh bạch, tránh bị lợi dụng.

Điều 5 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm: (1) Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện; (2) Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện; (3) Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Đối với câu hỏi của bạn đọc Bùi Trung Hiếu, tùy vào từng trường hợp, tính chất và mức độ của hành vi mà cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể như sau:

Về xử lý hình sự

- Trường hợp thứ nhất, nếu cá nhân, tổ chức ngay từ đầu đã dùng thủ đoạn gian dối, chủ động lên kế hoạch kêu gọi từ thiện, ủng hộ, cứu trợ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân, cụ thể:

"1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".

- Trường hợp thứ hai, nếu ban đầu cá nhân, tổ chức kêu gọi quyên góp tiền từ thiện, ủng hộ, cứu trợ không có mục đích chiếm đoạt tài sản, nhưng khi có được tiền từ việc quyên góp, ủng hộ thì dùng thủ đoạn gian dối (như làm giả sao kê, không chuyển đủ số tiền đã nhận được) nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù, cụ thể:

"1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

Về xử lý vi phạm hành chính:

- Nếu cá nhân, tổ chức lợi dụng hoạt động kêu gọi từ thiện, ủng hộ, cứu trợ để chiếm đoạt tài sản nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, chưa đến mức xử lý hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự nêu trên thì căn cứ quy định tại điểm c khoản 1, khoản 3 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đồng thời, người vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và trục xuất nếu là người nước ngoài. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

- Đối với hành vi sử dụng không đúng mục đích số tiền ủng hộ đã tiếp nhận theo cam kết ban đầu, căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Để hư hỏng, thất thoát tiền, hàng cứu trợ, trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn;

b) Sử dụng, phân phối tiền, hàng cứu trợ không đúng mục đích, không đúng đối tượng;

c) Tráo đổi hàng cứu trợ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bồi hoàn lại số tiền, hàng cứu trợ bị hư hỏng, thất thoát do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này;

c) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho người sử dụng hàng cứu trợ bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này.

Theo: vtv.vn

vtv.vn

Tin mới hơn

Đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Thác Bà và đóng 2 cửa xả mặt còn lại vào 14h ngày 19/9

Đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Thác Bà và đóng 2 cửa xả mặt còn lại vào 14h ngày 19/9

Đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Thác Bà và đóng 2 cửa xả mặt còn lại vào 14h ngày 19/9

Phát triển công nghiệp xanh và nỗ lực ‘kéo’ nhà đầu tư ngoại

Phát triển công nghiệp xanh và nỗ lực ‘kéo’ nhà đầu tư ngoại

Phát triển công nghiệp xanh không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là "chìa khóa" giúp Việt Nam nâng cao sức hút trong mắt các nhà đầu tư toàn cầu. Tuy nhiên, những rào cản về khung pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu lộ trình cụ thể và động lực tài chính đang khiến cơ hội lớn này bị chậm lại. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc tháo gỡ những nút thắt này là cấp bách để Việt Nam sớm trở thành điểm đến hấp dẫn cho các dòng vốn đầu tư xanh.

Kiểm soát chứng từ nhanh hơn nhờ dịch vụ công trực tuyến

Kiểm soát chứng từ nhanh hơn nhờ dịch vụ công trực tuyến

Từ dịch vụ công trực tuyến, Kho bạc Nhà nước đã tập trung triển khai các dự án công nghệ thông tin, qua đó, giúp giảm hơn 35% thời gian xử lý hồ sơ, chứng từ và khối lượng công việc cho công chức kiểm soát chi.

Việt Nam tăng 15 bậc về Chính phủ điện tử

Việt Nam tăng 15 bậc về Chính phủ điện tử

ANTD.VN - Năm 2023, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 71 trong tổng số 193 quốc gia về Chính phủ điện tử, tăng 15 bậc so với năm 2022, theo Liên Hợp Quốc.

Miền Trung khẩn trương ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4

Miền Trung khẩn trương ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4

VTV.vn - Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Nam đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó chủ động.

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

VTV.vn - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 04 năm 2024.

Chính phủ ban hành 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

Chính phủ ban hành 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Những buổi học đầu tiên ở Làng Nủ sau trận lũ quét kinh hoàng

Những buổi học đầu tiên ở Làng Nủ sau trận lũ quét kinh hoàng

Buổi học thứ 3 sau ngày khai giảng, thầy và trò Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chưa nguôi nỗi đau buồn vì cùng lúc mất đi nhiều người thân và các bạn trong lớp. Những chỗ ngồi nay đã trống vì vắng trò, vắng bạn cùng những kí ức đau thương của trận lũ quét kinh hoàng không biết bao giờ nguôi.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

VTV.vn - Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc sáng 18/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng khoảng 430 km

Áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng khoảng 430 km

VTV.vn - 16h hôm nay (18/9) tâm áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng khoảng 430 km về phía Đông Đông Bắc. Cường độ cấp 7, giật cấp 9.

CHỈ THỊ của Thủ tướng Chính phủ về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong LLVT vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông

CHỈ THỊ của Thủ tướng Chính phủ về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong LLVT vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông

CHỈ THỊ của Thủ tướng Chính phủ về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong LLVT vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông

Hà Nội còn hơn 30.500 người đang sơ tán tránh ngập lụt

Hà Nội còn hơn 30.500 người đang sơ tán tránh ngập lụt

VTV.vn - TP Hà Nội còn 30.536 người thuộc 6 huyện đang phải sơ tán tránh ngập lụt.

Hôm nay khởi tranh vòng bảng Cúp C1 châu Âu 2024/2025

Hôm nay khởi tranh vòng bảng Cúp C1 châu Âu 2024/2025

Hôm nay 17/9/2024, vòng bảng Cúp C1 châu Âu 2024/2025 sẽ chính thức khởi tranh với 6 trận đấu đầu tiên.

Cần Thơ liên kết người dân, doanh nghiệp trong ngành hàng lúa gạo

Cần Thơ liên kết người dân, doanh nghiệp trong ngành hàng lúa gạo

Với sản lượng lúa trên 1,3 triệu tấn, hiện nay Cần Thơ đã xây dựng được 143 cánh đồng lớn trên lúa với tổng diện tích hơn 36.000 ha. Sản xuất theo quy trình canh tác lúa bền vững, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, xây dựng vùng canh tác tập theo theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang thị trường EU.

Nhận định chứng khoán 17/9: VN-Index có thể sẽ “test” lại ngưỡng 1.235 điểm

Nhận định chứng khoán 17/9: VN-Index có thể sẽ “test” lại ngưỡng 1.235 điểm

Thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục giảm và chỉ số VN-Index có thể sẽ “test” lại ngưỡng 1.235 điểm. Đồng thời, thị trường đang giảm vào vùng quá bán ngắn hạn nên thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật, nhưng thị trường vẫn chưa có dấu hiệu xác lập vùng đáy trong ngắn hạn.

Áp thấp nhiệt đới có khả năng di chuyển vào Biển Đông và mạnh lên thành bão

Áp thấp nhiệt đới có khả năng di chuyển vào Biển Đông và mạnh lên thành bão

Áp thấp nhiệt đới có khả năng di chuyển vào Biển Đông và mạnh lên thành bão; sau đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đất liền nước ta; giai đoạn cuối tuần Bắc Bộ và các tỉnh miền TRung có khả năng mưa to

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại