Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Công trình của kỷ nguyên mới
Đường sắt Việt Nam đang từng bước được nâng cấp, đáp ứng yêu cầu vận tải và phát triển kinh tế - xã hội… Ảnh: AI.
Siêu dự án
Quốc hội chính thức thông qua dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, với tổng mức đầu tư dự án khoảng 1,7 triệu tỷ đồng, tương đương 67 tỷ USD. Dự kiến, dự án hoàn thành vào năm 2035 với nguồn vốn ngân sách nhà nước được bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn trong khoảng 12 năm.
Quốc hội cho phép dự án được áp dụng 19 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt. Về quy mô sẽ xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h. Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km, bắt đầu tại Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TPHCM (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TPHCM.
Tính ra dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đã được nghiên cứu tới 18 năm. Hồ sơ dự án được Chính phủ chỉ đạo rà soát, tính toán kỹ lưỡng, cẩn trọng, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia phát triển đường sắt tốc độ cao trên thế giới để hoàn thiện. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế của quốc gia cho thấy, thời điểm năm 2027 là điều kiện thích hợp để triển khai đầu tư. Đồng thời, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ lưỡng về chủ trương đầu tư, các yếu tố, điều kiện để triển khai dự án.
Với quyết tâm phấn đấu hoàn thành vào năm 2035, với tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, Bộ Chính trị quyết định không phụ thuộc vào nước ngoài, bởi vay bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ phải ràng buộc. Chính phủ sẽ có phương án huy động nguồn vốn trong nước và tùy theo khả năng cân đối, có thể phát hành trái phiếu trong nước hoặc vay nước ngoài. Trường hợp vay nước ngoài, phải đi kèm điều kiện ưu đãi, ít ràng buộc và điều kiện lớn nhất là phải chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thành viên Tổ chuyên gia của Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao cho biết, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), đây là thời điểm “vàng” để xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao. Theo đó, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt khoảng 4.282 USD và ước đạt khoảng 7.500 USD năm 2030; quy mô nền kinh tế năm 2023 khoảng 430 tỷ USD, gấp gần ba lần so năm 2010; nợ công xuống ở mức thấp, chỉ khoảng 37% GDP. Dự kiến, khi triển khai dự án năm 2027, quy mô nền kinh tế nước ta sẽ đạt khoảng 564 tỷ USD, vì vậy nguồn lực để đầu tư không còn là trở ngại lớn, không sợ rơi vào “bẫy nợ”, có thể huy động vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ, vốn địa phương, nguồn vốn khác,...
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng, đây là dự án trọng điểm quốc gia, có nhiều năm chuẩn bị. Riêng khâu tài chính, các bộ, ngành đã thống nhất đưa ra ba nhóm giải pháp điều hành tổng thể gồm: Đổi mới mô hình tăng trưởng, điều hành kinh tế-xã hội linh hoạt, hiệu quả để góp phần tăng thu ngân sách hằng năm; Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả theo hướng triệt để tiết kiệm và chống lãng phí để tập trung nguồn lực đầu tư phát triển; Sửa đổi thể chế, tháo gỡ “điểm nghẽn” trong thu hút nguồn lực trong lĩnh vực tài chính, đầu tư.
Doanh nghiệp nội với tâm thế sẵn sàng
Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đóng vai trò quan trọng trong kết nối các hành lang Đông - Tây, các cực tăng trưởng để tạo động lực lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội. Ngay ở giai đoạn đầu tư, việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 33,5 tỷ USD; nếu tính cả hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị sẽ tạo ra thị trường xây dựng khoảng 75,6 tỷ USD; phương tiện, thiết bị khoảng 34,1 tỷ USD và hàng triệu việc làm. Đây là cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp (DN) Việt Nam tham gia, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo các chuyên gia, để dự án đáp ứng được lộ trình dự kiến khởi công năm 2027, cơ bản hoàn thành vào năm 2035, còn rất nhiều việc, nhiều bước phải làm như: lập báo cáo khả thi (FS); thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED); thi công, mua sắm thiết bị; vận hành thử và khai thác thương mại. Mỗi giai đoạn nêu trên đều có những thách thức cần phải vượt qua.
Giới chuyên gia cho rằng, đại dự án đường sắt tốc độ cao đang tạo cơ hội lớn chưa từng thấy cho các DN ngành chế tạo, cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là DN vừa và nhỏ, tham gia và trưởng thành. Ngành cơ khí Việt Nam đã tham gia thực hiện nhiều công trình, dự án rất lớn và đã có kinh nghiệm cũng như sản phẩm chất lượng, đủ tự tin để xuất khẩu cũng như cạnh tranh ở những lĩnh vực mới như đường sắt tốc độ cao.
Về tổng thể, ngành cơ khí đang đối mặt nhiều khó khăn và để DN phát triển, tham gia các dự án lớn như đường sắt tốc độ cao. Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần ưu tiên tạo nguồn vốn vay dài hạn, lãi suất ổn định theo đặc thù sản xuất cho DN ngành cơ khí. Cùng với đó, cần hành lang pháp lý đủ mạnh để DN trong nước tham gia như ban hành quy định thầu sao cho góp phần nâng cao tỷ lệ sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước, tạo thị trường cho DN cơ khí trong nước phát triển.
Theo PGS.TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI), các công việc liên quan tới xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam chia thành nhiều nhóm. Trong đó, phần xây dựng hạ tầng thô như cầu, hầm, đường... các nhà thầu Việt Nam hoàn toàn có thể đảm nhận được. Khó nhất là hệ thống ray, tà vẹt với yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Trong hơn 1.000 km đường ray đường sắt cao tốc, các DN vật liệu xây dựng, DN cơ khí cũng có thể làm theo đơn đặt hàng thiết kế, cung ứng sắt, thép... Còn về hệ thống đầu máy, toa xe, động cơ thì phần vỏ hầm Việt Nam vẫn cần liên danh và học hỏi, chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Song những phần đệm, mút, ghế tàu... thì DN nội hoàn toàn có thể tham gia sản xuất.
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát cho biết, ước tính dự án đường sắt cao tốc cần khoảng 6 triệu tấn thép các loại và đây là các loại thép Việt Nam sản xuất được. Bản thân tập đoàn đã nghiên cứu về dòng sản phẩm thép ray nên việc sản xuất thép ray cho đường sắt cao tốc nằm trong khả năng của DN.
Còn theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy, trong quá trình triển khai các công trình giao thông trọng điểm, quy mô lớn thời gian qua, Việt Nam đã hình thành được một đội ngũ nhà thầu khá mạnh, có đủ năng lực, kinh nghiệm thi công tất cả về kết cấu hạ tầng giao thông. Cho nên có thể nói, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho nhà thầu xây lắp tạo dựng thương hiệu và có bước chuyển mình mạnh mẽ khi tham gia.
Trên phạm vi cả nước có khoảng 20-30 DN, nhà thầu “nội” đủ năng lực triển khai phần hạ tầng của dự án đường sắt tốc độ cao như: Đèo Cả, Trường Sơn, Cienco 4, Sơn Hải, Phương Thành, Định An, Hải Đăng, Vinaconex… Đây là những nhà thầu đã được rèn luyện trên “thao trường” dự án đường cao tốc Bắc - Nam. Họ từng đối mặt khó khăn, thách thức lớn như đại dịch Covid-19, “bão giá” do thiếu hụt nguồn cung nguyên nhiên vật liệu hay chậm trễ giải phóng mặt bằng… Đôi lúc tưởng như không thể vượt qua, song các DN nội đã nỗ lực vượt khó để thi công, hoàn thành đạt hoặc vượt tiến độ.
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nhận định là dự án đầu tư công lớn nhất trong lịch sử đất nước. Để thực hiện dự án, cần chuẩn bị cả về kinh tế lẫn nhân lực. Một tính toán nhận định rằng, công tác quản lý dự án cần 700 - 1.000 nhân sự; đơn vị tư vấn cần đào tạo từ 1.000 - 1.300 nhân sự; đơn vị vận hành khai thác cần đến 13.800 nhân sự; lĩnh vực nhà thầu xây dựng, các cơ sở, tổ hợp công nghiệp thi công xây dựng, chế tạo, sản xuất vật tư, linh kiện theo lộ trình thực hiện dự án cần khoảng 220.000 nhân lực.
Ông Vũ Hồng Phương, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt, Bộ Giao thông vận tải cho biết, để đáp ứng yêu cầu triển khai dự án, chương trình đào tạo nguồn nhân lực được xác định thực hiện theo 3 loại hình đào tạo gồm: đào tạo trong nước, đào tạo nước ngoài, kết hợp đào tạo trong và ngoài nước.
Có 4 cấp trình độ gồm: Công nhân kỹ thuật, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ cho 5 chủ thể là: cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị quản lý dự án, đơn vị vận hành khai thác, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu.
Để chuẩn bị nguồn nhân lực khổng lồ đối với việc vận hành đường sắt tốc độ cao trong tương lai, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả đề nghị Nhà nước hỗ trợ tổ chức cho DN Việt Nam học tập kinh nghiệm của DN lớn nước ngoài về triển khai các công trình quy mô lớn; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của một số bộ, ngành liên quan tiêu chuẩn, định mức chuyên ngành để áp dụng cho các công trình ngành giao thông, đặc biệt là công trình đường sắt tốc độ cao…Qua đó các DN sẽ chuẩn bị thật tốt nguồn lực.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nhận định là dự án đầu tư công lớn nhất trong lịch sử đất nước. Để thực hiện dự án, cần chuẩn bị cả về kinh tế lẫn nhân lực. Một tính toán nhận định rằng, công tác quản lý dự án cần 700 - 1.000 nhân sự; đơn vị tư vấn cần đào tạo từ 1.000 - 1.300 nhân sự; đơn vị vận hành khai thác cần đến 13.800 nhân sự; lĩnh vực nhà thầu xây dựng, các cơ sở, tổ hợp công nghiệp thi công xây dựng, chế tạo, sản xuất vật tư, linh kiện theo lộ trình thực hiện dự án cần khoảng 220.000 nhân lực.
Theo daidoanket.vn
Tin mới hơn

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), có hiệu lực từ 1/3
VTV.vn - Sáng 18/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với tỷ lệ 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 4 Bộ trưởng Bộ mới sau sắp xếp
VTV.vn - Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 4 Bộ trưởng Bộ mới sau sắp xếp.

Hơn 30 địa phương công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025-2026
VTV.vn - Đa số địa phương lựa chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025-2026 là Ngoại ngữ (hoặc Tiếng Anh), một vài địa phương chọn môn khác.

Ngày 18/2, Quốc hội tiến hành công tác nhân sự tại kỳ họp bất thường
VTV.vn - Quốc hội sẽ dành ngày làm việc hôm nay (18/2) để quyết định về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội cũng như công tác nhân sự.

Giá vàng hôm nay 17/2: Giá vàng nhẫn SJC giảm 200.000 đồng/lượng
VOV.VN - Giá vàng nhẫn được SJC niêm yết ở mức 87,6 - 90,4 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng so với chốt phiên liền trước là 87,6 - 90,6 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.

Mỹ áp thuế 25% đối với mặt hàng thép và nhôm - tác động đến nhiều doanh nghiệp
VOV.VN - Tổng thống Mỹ chính thức ký sắc lệnh áp thuế 25% lên mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào nước này. Trước động thái này, nhiều doanh nghiệp sản xuất nhôm, thép của nước ta rất lo lắng. Để thích ứng với quy định mới này, cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm các biện pháp vượt qua khó khăn.

"Trường hợp đặc biệt mà nghỉ quá sớm thì tổ chức cần xem xét"
VOV.VN - Theo ông Thang Văn Phúc, có những trường hợp đặc biệt mà nghỉ quá sớm thì tổ chức cần xem xét xem lý do nghỉ có chính đáng không, chứ không phải cứ xin là được.

Tinh gọn bộ máy ở Quảng Bình: Sẵn sàng tâm thế để hoạt động tốt hơn
VOV.VN - Hiện các sở, ngành tại tỉnh Quảng Bình đã xây dựng xong đề án, chuẩn bị tâm thế cho việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Các đơn vị cũng thực hiện công tác tư tưởng để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đồng thuận, sẵn sàng tâm thế để quá trình hợp nhất, sáp nhập diễn ra thuận lợi.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Mưa nồm ẩm ở miền Bắc sẽ kéo dài đến bao giờ?
VOV.VN - Theo chuyên gia Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đợt nồm ẩm đang diễn ra ở Hà Nội và nhiều nơi ở miền Bắc sẽ kéo dài hết tuần này.

Hướng dẫn đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất 2025
VOV.VN - Nếu chưa có mã số thuế cá nhân, người dân có thể đăng ký thuế lần đầu qua hình thức trực tiếp tại các Chi cục thuế tại địa phương hoặc qua hình thức trực tuyến (online).

Ứng phó diễn biến phức tạp của thương mại thế giới
Tình hình thương mại thế giới thời gian qua liên tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường với nhiều yếu tố mới nảy sinh, nhất là các chính sách thuế quan khó đoán định của Mỹ cũng như phản ứng của các quốc gia, tiềm ẩn rủi ro trở thành “cuộc chiến thuế quan mới” trên toàn cầu.

Ngày 17/2, trình Quốc hội cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ
VTV.vn - Quốc hội sẽ nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về cơ cấu tổ chức của Chính phủ cũng như cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Định hướng tín dụng vào các động lực tăng trưởng kinh tế
Năm 2025, Chính phủ đề ra mục tiêu đạt mức tăng trưởng ít nhất 8%. Để góp phần thực hiện mục tiêu đó thì việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng. Chính sách tín dụng sẽ phải tập trung vào các động lực tăng trưởng kinh tế, khai thác các động lực như tín dụng tiêu dùng, tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ...

3 dự án cầu qua sông Hồng: tăng kết nối, tạo đột phá phát triển
Kinhtedothi - Hà Nội có vai trò quan trọng đặc biệt đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Việc xây dựng thêm các cầu qua sông Hồng sẽ tạo thuận lợi trong việc liên kết vùng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

Nhiều nhóm ngành tuyển dụng lao động tăng cao, chế độ đãi ngộ hấp dẫn
Kinhtedothi – Tháng 2/2025, thị trường lao động Hà Nội có những nhóm ngành nhu cầu tuyển dụng tăng cao là Công nghiệp chế biến chế tạo, Hoạt động y tế - chăm sóc sức khỏe, Hoạt động khoa học và công nghệ thông tin, Năng lượng, Vận tải và logistic... với nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn.

TP Hồ Chí Minh xây dựng loạt hoạt động truyền thông xứng với tầm vóc của chiến thắng lịch sử 30/4
VTV.vn - UBND TP Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch truyền thông các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).