60 năm quân giải phóng miền Nam Việt Nam: Sự lựa chọn của lịch sử
Quân giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức thành lập ngày 15/2/1961, giữ vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trải qua chặng đường 15 năm vừa xây dựng, vừa chiến đấu (1961-1975), Quân giải phóng miền Nam từng bước trưởng thành vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Mỹ mở các cuộc hành quân càn quét, dồn dân lập “ấp chiến lược”
Đến đầu năm 1961, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đang đứng trước tình thế mới. Phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) của nhân dân miền Nam thắng lợi đã chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ. Trước sự đấu tranh của quần chúng cách mạng, địch tăng cường đàn áp. Trên thế giới, phe xã hội chủ nghĩa không ngừng lớn mạnh, là chỗ dựa cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân phát triển. Hệ thống các nước thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đang tan rã từng mảng ở nhiều nơi.
Để đối phó, đầu năm 1961, John F. Kennedy lên làm Tổng thống Mỹ, đề ra chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt”. Mỹ thực hiện thí điểm ở miền Nam Việt Nam chiến lược toàn cầu mới, chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” quân sự Mỹ và sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ nhằm chống lại phong trào cách mạng và nhân dân miền Nam. Thực hiện chiến lược mới đề ra, chỉ thời gian ngắn, Mỹ tăng nhanh viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn, đưa vào miền Nam số lượng ngày càng nhiều các cố vấn quân sự và lực lượng hỗ trợ chiến đấu; đồng thời tăng cường bắt lính, mở các cuộc hành quân càn quét, dồn dân lập “ấp chiến lược”,...
Đấu tranh vũ trang không phải để tự vệ mà phải tiến công và tiêu diệt địch
Căn cứ vào tình hình trong nước và trên thế giới, cuối tháng 1/1961, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã họp bàn về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam, đề phương châm đấu tranh: “Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự”. Đấu tranh vũ trang trước đây cốt để tự vệ nay đã được nâng lên nhiệm vụ tiến công và tiêu diệt địch, phối hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị nhằm đủ sức đương đầu với những bước leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ.
Bộ Chính trị nhấn mạnh: Vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang cần phải làm hết sức khẩn trương. Phải sớm hình thành tổ chức thống nhất, giải quyết tốt các vấn đề về kỹ chiến thuật, chỉ đạo tác chiến, trang bị, cung cấp cho bộ đội, chú trọng xây dựng những đơn vị tập trung mạnh. Đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể lúc đó, chủ trương này rõ ràng là nội dung mới, hình thái mới của chiến tranh cách mạng miền Nam, là sự chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Bộ Chính trị nhằm đương đầu với kẻ thù rất hung bạo, nguy hiểm và xảo quyệt.
Thực hiện quyết nghị của Bộ Chính trị đề ra, ngày 15/2/1961, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức thành lập. Trong chỉ thị gửi lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, Tổng Quân ủy (Quân ủy Trung ương) khẳng định rõ: “Quân giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, do Đảng sáng lập và xây dựng, giáo dục và lãnh đạo (...). Quân giải phóng miền Nam Việt Nam kế tục truyền thống anh dũng, tinh thần quật khởi và đoàn kết chiến đấu của nhân dân miền Nam anh hùng, kế tục truyền thống vẻ vang phục vụ nhân dân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Mục tiêu chiến đấu của quân đội, đó là kiên quyết thực hiện cương lĩnh, đường lối của Đảng, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng, tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
Sau khi thành lập, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam vừa chiến đấu vừa xây dựng, kết hợp lực lượng tại chỗ với lực lượng chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc; được sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân miền Nam và sự phối hợp chiến đấu chặt chẽ của quân dân hai nước bạn Lào, Campuchia, nhờ đó có sự lớn mạnh nhanh chóng, hình thành tổ chức quân sự tập trung thống nhất trên phạm vi toàn miền, trở thành lực lượng nòng cốt cho toàn dân đánh giặc; đồng thời không ngừng đẩy mạnh tác chiến tiêu diệt địch, từ đánh tập trung quy mô đại đội (1961), tiến lên đánh tập trung quy mô tiểu đoàn, trung đoàn (1963 - 1965), sư đoàn (từ cuối 1965). Từ năm 1972, Quân giải phóng đã tiến lên đánh tập trung quy mô nhiều sư đoàn rồi quân đoàn và nhiều quân đoàn, tác chiến hợp đồng binh chủng, quân chủng, từng bước làm thất bại các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1975)” của Mỹ - chính quyền Sài Gòn. Những chiến công vang dội tiêu biểu như Ấp Bắc (1963), Bình Giã (1964), Vạn Tường, Ia Đrăng (1965), Tết Mậu Thân, Khe Sanh (1968), Quảng Trị (1972) và đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân 1975, đã khẳng định sức mạnh to lớn của Quân giải phóng miền Nam, góp phần tô thắm thêm truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sự lựa chọn của lịch sử
Sự ra đời của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam là dấu mốc có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Nó đánh dấu bước chuyển căn bản của cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng, cho thấy sự chỉ đạo chiến lược rất đúng đắn, sáng tạo đáp ứng yêu cầu, quy luật phát triển của chiến tranh, trực tiếp tăng cường sức mạnh của cách mạng miền Nam, sẵn sàng đương đầu và đập tan các kế hoạch quân sự mới của Mỹ - chính quyền Sài Gòn. Đồng thời, góp phần khẳng định sự độc lập, tự chủ về đường lối kháng chiến đã chính thức thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9.1960). Theo đó, cách mạng miền Nam vận dụng tư tưởng chiến lược tiến công, phát triển lực lượng chính trị, xây dựng căn cứ địa, xây dựng lực lượng vũ trang, đánh địch cả vể chính trị và quân sự, thực hiện nhiệm vụ chiến lược quan trọng là tiêu diệt sinh lực địch, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
Những chiến công xuất sắc mà Quân giải phóng miền Nam giành được góp phần quyết định trực tiếp vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến. Thành quả ấy bắt nguồn từ nhiều nhân tố: đường lối lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng, mà trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam; sự chỉ đạo kịp thời, chính xác của Quân ủy Trung ương - Bộ Tổng Tư lệnh, Quân ủy - Bộ Tư lệnh Miền; tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của từng cán bộ, chiến sĩ Quân giải phóng; sức mạnh đoàn kết gắn bó máu thịt quân - dân; sự chi viện to lớn từ hậu phương miền Bắc và sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của bè bạn quốc tế; tình đoàn kết liên minh chiến đấu ba dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia.
Hướng đến kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (15/2/1961 - 15/2/2021) cũng là dịp chúng ta bày tỏ lòng tri ân đối với các anh hùng liệt sỹ, càng thêm tự hào về những chiến công vang dội mà Quân đội giải phóng miền Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam đã lập nên nên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trường kỳ gian khổ, bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước nồng nàn của mỗi con dân đất Việt./.
TS Trần Hữu Huy- Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Theo: https://vov.vn/
Tin mới hơn
Thời tiết hôm nay 23/11: Bắc Bộ nắng, Trung Bộ có mưa to đến rất to
VOV.VN - Thời tiết hôm nay 23/11, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa trời nắng; khu vực các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng SJC tiếp tục tăng 500.000 đồng/lượng
VOV.VN - Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC tăng mạnh, niêm yết ở mức 85 – 87 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra) vàng thế giới giao dịch trên sàn Kitco ở mức 2.708,3 USD/oz.
Nhiều điểm mới trong các kỳ thi riêng vào đại học từ năm 2025
VOV.VN - Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT thực hiện theo Chương trình GDPT 2018, do đó, các kỳ thi riêng cũng đã được các cơ sở giáo dục đại học lên phương án đổi mới hơn.
Nhiều yếu tố thuận lợi cho dệt may Việt Nam cải thiện đơn hàng
VOV.VN - Các yếu tố về thiên tai, bất ổn chính trị, bất cập về chính sách ở một số quốc gia cạnh tranh tiếp tục là cơ hội cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam đón đơn hàng dịch chuyển trong năm tới.
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Tìm được người tài để vận hành bộ máy
VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Nội vụ nhấn mạnh điểm quan trọng nhất khi tinh gọn bộ máy là tìm được người tài để vận hành bộ máy. Làm như vậy mới có được kết quả tích cực.
Ngày 22/11, trình Quốc hội dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
VTV.vn - Quốc hội sẽ nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Giữ nhịp tăng trưởng xuất khẩu dệt may
Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng trước bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tổng cầu giảm mạnh, chi phí tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của doanh nghiệp.
Chủ động cung ứng các mặt hàng có nhu cầu cao dịp Tết
ANTD.VN - Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ thị cho các đơn vị thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, Sở Công Thương các địa phương chủ động cung ứng hàng hóa dịp Tết.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tăng ấn tượng, kỳ vọng chạm mốc 1 tỷ USD năm 2024
(Thị trường tài chính) - Xuất khẩu (XK) cá ngừ trong tháng 10/2024 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 10 tháng đầu năm, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18%.
Thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội nắng hanh, miền Trung mưa lớn
VTV.vn - Thủ đô Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Sáng sớm và đêm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 20-22 độ C. Nhiệt độ cao nhất 25-27 độ C.
Nhiều trung tâm cai nghiện quá tải, xuống cấp trầm trọng
VTV.vn - Hầu hết trung tâm cai nghiện ma túy đều trong tình trạng quá tải, cơ sở vật chất xuống cấp, nhân lực thiếu, trong khi số người nghiện cần cai tập...
Bắc Bộ sáng sớm trời lạnh, Trung Bộ mưa lớn, có nơi trên 180 mm
VTV.vn - Sáng sớm nay (21/11), thời tiết ở Bắc Bộ khá lạnh, đến trưa chiều trời nắng. Ở Trung Bộ, từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục...
7 nhóm điểm mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược vừa được thông qua
VTV.vn - Tại phiên họp chiều 21/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Vàng miếng, vàng nhẫn tăng cả triệu đồng mỗi lượng
VTV.vn - Giá vàng thế giới tăng phiên thứ ba liên tiếp, chạm mức cao nhất trong một tuần, khiến giá vàng trong nước sáng 21/11 vẫn tiếp đà tăng.
"Chốt" quy định mới về bán thuốc online
VTV.vn - Các cơ sở kinh doanh dược phải bảo đảm bảo mật thông tin của người mua theo quy định của pháp luật khi kinh doanh dược phẩm qua thương mại điện...
Giá xăng, dầu lại đồng loạt giảm
VTV.vn - Giá xăng, dầu trong nước có kỳ điều chỉnh giảm lần thứ liên tiếp từ 15h00 chiều nay (21/11).