Thực tiễn ứng dụng AI trong Giáo dục tại Việt Nam: Cơ hội, thách thức và hành trình đổi mới
![]() |
Phát triển tương lai giáo dục Việt Nam thời đại công nghệ số
Hiện nay, nhiều địa phương tại Việt Nam đã bước đầu triển khai ứng dụng AI trong giáo dục và thu được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế, việc khai thác hiệu quả các công cụ AI vẫn còn gặp nhiều rào cản, do phần lớn giáo viên còn hạn chế về năng lực sử dụng, thiếu các hướng dẫn cụ thể, và sự chênh lệch trong khả năng tiếp cận công nghệ giữa các vùng miền. Từ thực trạng này, việc nâng cao năng lực số được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong tương lai gần.
Trong năm học 2025-2026, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng RMIT Việt Nam đã phát động và đang triển khai "Diễn đàn đổi mới sáng tạo giáo dục Việt Nam với trí tuệ nhân tạo 2025" nhằm mục tiêu hỗ trợ các giáo viên, giảng viên Việt Nam trên cả nước nâng cao năng lực ứng dụng AI trong các hoạt động giảng dạy và học tập. Đây là chương trình toàn diện bao gồm các hoạt động tập huấn đào tạo, xây dựng cộng đồng đổi mới sáng tạo, tổ chức cuộc thi quốc gia và ngày hội giáo dục Việt Nam với AI; nhằm mục đích nâng cao năng lực sử dụng AI một cách hiệu quả, thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ kiến thức giữa các giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam, khuyến khích đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên AI, đồng thời mở rộng chuyển đổi số trên rộng khắp cả nước.
Trong khuôn khổ diễn đàn, cuộc thi quốc gia với chủ đề ứng dụng AI trong giáo dục là một điểm nhấn đáng chú ý. Đây là sân chơi dành cho tất cả các giáo viên, giảng viên tại Việt Nam, bao gồm cả các hạng mục cho giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, với các bài dự thi tập trung vào việc sử dụng AI trong các hoạt động giảng dạy và học tập trong nhà trường.
Trước đó, thông qua tài trợ từ Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia (AAGF) của Chính phủ Úc, nhóm nghiên cứu về AI trong giáo dục, bao gồm các giảng viên Khoa Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ cùng các đồng nghiệp tại Đại học RMIT Việt Nam đã triển khai dự án "Ứng dụng công cụ AI trong giảng dạy và học tập cho giáo viên Việt Nam" tại Ninh Thuận và Cần Thơ, đồng thời, triển khai trực tuyến trong toàn quốc. Dự án đã tổ chức tập huấn đào tạo 650 giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục qua hình thức trực tiếp, và hơn 1000 giáo viên, giảng viên được tập huấn trực tuyến, đến từ 550 trường/cơ sở giáo dục thuộc 45 tỉnh thành, và hình thành một cộng đồng hơn 2.000 nhà giáo để hỗ trợ lâu dài, chia sẻ kiến thức và đảm bảo tính bền vững của dự án.
Buổi tập huấn sử dụng công cụ AI trong giảng dạy và học tập cho giáo viên tại Cần Thơ
Tại đây, đội ngũ giáo viên đã được đào tạo hoàn toàn miễn phí các nội dung như: Ứng dụng AI trong giảng dạy và định hướng nâng cao năng lực sử dụng AI cho giáo viên và học sinh theo khung năng lực trí tuệ nhân tạo của UNESCO; tích hợp AI vào các hoạt động dạy và học với mô hình TPACK (kiến thức nội dung, sư phạm, và công nghệ) và mô hình SAMR (thay thế, cải tiến, biến đổi, và tái định nghĩa); ứng dụng AI trong thiết kế và triển khai các hoạt động kiểm tra đánh giá, hỗ trợ giảng dạy và học tập có trách nhiệm trong môi trường giáo dục,…
Ứng dụng AI trong giáo dục: Cần nâng cao năng lực và hoàn thiện các khung hướng dẫn
"Khuyến nghị năm 2021 của UNESCO về đạo đức của trí tuệ nhân tạo" (Recommendation on the Ethics of Artificial Intelligence) từng đưa ra 7 bước chính mà các chính phủ nên thực hiện, để quản lý AI tạo sinh cũng như thiết lập các khung chính sách quy định sử dụng công nghệ này một cách có đạo đức trong giáo dục. Khuyến nghị này nhấn mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, đồng thời đưa ra giới hạn độ tuổi tối thiểu cho học sinh được phép sử dụng công cụ AI trong lớp học.
Tại Úc, việc triển khai AI trong giáo dục được quy định bởi Khung hướng dẫn quốc gia về Trí tuệ nhân tạo sinh trong trường học (The Australian Framework for Generative AI in Schools), được thông qua vào tháng 10 năm 2023 và áp dụng từ học kỳ 1 năm 2024. Khung này đặt ra 6 nguyên tắc cốt lõi: Dạy và học, Phúc lợi xã hội và con người, Minh bạch, Công bằng, Trách nhiệm giải trình công khai, và Bảo mật – An toàn dữ liệu. Đặc biệt, khung nhấn mạnh việc không sử dụng AI thu thập, lưu trữ quá mức hoặc mua bán dữ liệu học sinh, đảm bảo quyền riêng tư và an toàn thông tin.
Tại Việt Nam, Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn 2045 (Quyết định 1705/QĐ-TTg, 2024) cũng đặt mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, AI trong quản lý, giảng dạy và xây dựng hệ sinh thái giáo dục số. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có khung pháp lý và hướng dẫn cụ thể về AI, để đặc biệt ngăn ngừa những tác động tiêu cực của AI đến đạo đức, bảo mật và an ninh dữ liệu, chất lượng giáo dục, an toàn học đường, năng lực tư duy độc lập và tương tác xã hội của người học. Việc xây dựng một khung tương tự cùng các hướng dẫn và quy định rõ ràng sẽ giúp Việt Nam triển khai AI một cách có hệ thống, đảm bảo an toàn,hiệu quả và trách nhiệm trong lĩnh vực giáo dục.
TS. Trần Đức Linh trình bày tại Lễ phát động Diễn đàn 2025
"Một trong những bài học quan trọng nhất có thể áp dụng tại Việt Nam là tư duy lấy người học làm trung tâm kết hợp với năng lực tự học và thích ứng với công nghệ. Mô hình giáo dục Úc rất chú trọng vào việc phát triển năng lực tư duy phản biện, học tập suốt đời và khuyến khích người học sử dụng các công cụ số để chủ động khám phá tri thức. Đây là nền tảng quan trọng khi tích hợp AI vào giáo dục tại Việt Nam" - TS Trần Đức Linh, Trưởng ban dự án của Đại học RMIT Việt Nam, đại diện đơn vị triển khai "Diễn đàn đổi mới sáng tạo giáo dục Việt Nam với trí tuệ nhân tạo 2025".
Được đào tạo trong môi trường giáo dục số tại Úc, nhóm nghiên cứu với đại diện là TS. Trần Đức Linh và TS. Phạm Chí Thanh, là những giảng viên và nhà nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực AI trong giáo dục, bao gồm các khía cạnh như học tập cá nhân hóa, thiết kế chương trình giảng dạy và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Nhóm nghiên cứu là một trong những đơn vị tiên phong trong các chương trình đào tạo về trí tuệ nhân tạo dành cho đội ngũ giáo dục tại Việt Nam. Nhóm cũng đang tích cực hợp tác với các nhà nghiên cứu, trường đại học và đối tác tại Úc, châu Âu và châu Á trong các dự án nghiên cứu về AI trong lĩnh vực giáo dục và kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lực số cho đội ngũ giảng dạy tại Việt Nam.
Sáng kiến "Diễn đàn đổi mới sáng tạo giáo dục Việt Nam với trí tuệ nhân tạo 2025" là sự cam kết, tiếp nối những thành công của nhóm nghiên cứu, nhằm mở rộng phạm vi tập huấn, trang bị cho giáo viên, giảng viên các cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng dụng AI một cách hiệu quả và có trách nhiệm trong giảng dạy, hướng tới sự phát triển chung của Việt Nam.
Đối mặt với những thách thức và rào cản
Ứng dụng AI trong giáo dục tại Việt Nam đang ở giai đoạn đầu, với các hoạt động thử nghiệm ở một số trường học và sáng kiến tại các địa phương. Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa khai thác hết tiềm năng AI, quá trình triển khai vẫn gặp nhiều rào cản, và có sự chênh lệch giữa các bậc học, đồng thời, tình hình hiện nay vẫn đặt ra nhiều thách thức lớn đối với ngành.
Thứ nhất, việc nhiều giáo viên và học sinh chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để sử dụng AI không chỉ gây khó khăn trong ứng dụng mà còn dẫn đến nguy cơ sử dụng sai cách. Thứ hai, vấn đề đạo đức và quyền riêng tư, bảo mật thông tin trong việc thu thập, sử dụng dữ liệu cá nhân của học sinh, sinh viên với các hệ thống AI cần được quan tâm, đảm bảo, nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn trong rò rỉ, xâm nhập, tấn công hệ thống,.. Thứ ba, hạ tầng công nghệ và dữ liệu còn hạn chế; có sự chênh lệch đáng kể về cơ sở hạ tầng giáo dục, thiết bị, đường truyền Internet,… giữa các vùng sâu, vùng xa và các thành phố lớn, gây khó khăn cho việc triển khai AI một cách bài bản và hệ thống. Cuối cùng, thách thức lớn nhất đó là sự sẵn sàng của các bên liên quan, đặc biệt là giáo viên, học sinh ở các bậc giáo dục và sự bất bình đẳng trong tiếp cận công nghệ. Để áp dụng công nghệ AI vào công tác giảng dạy và quản lý trường học một cách hiệu quả trên phạm vi rộng, cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhà trường, giáo viên và phụ huynh, đặc biệt đối với những trường học vùng khó khăn.
TS. Phạm Chí Thanh– Đại học RMIT Việt Namnhấn mạnh: "Với sự phát triển bùng nổ của AI, học sinh sinh viên có thể lạm dụng công nghệ để gian lận. Điều này dễ dẫn đến sai lệch trong đánh giá năng lực thực chất và người học có thể giảm khả năng tư duy phản biện, sáng tạo. Do đó, hệ thống giáo dục cần có biện pháp kiểm soát phù hợp, đồng thời đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm khuyến khích học sinh học thật, hiểu thật và xem AI là công cụ hỗ trợ chứ không phải thay thế cho nỗ lực cá nhân. Bên cạnh đó, chúng ta cần đầu tư vào hạ tầng công nghệ, xây dựng các quy định hướng dẫn rõ ràng, và đặc biệt là đào tạo đội ngũ giáo viên, học sinh có đủ năng lực và nhận thức để sử dụng AI một cách hiệu quả, có trách nhiệm"
Hành trình nâng cao và học hỏi
Trên con đường khai thác hiệu quả những triển vọng và lợi ích to lớn của ứng dụng AI trong giáo dục vẫn tồn tại nhiều thách thức đáng kể. Từ những kinh nghiệm của các quốc gia lớn trong khối EU, Úc, Trung Quốc, Mỹ, Nga và nhiều nước khác trên thế giới, Việt Nam cần sớm xúc tiến nghiên cứu nhằm hướng tới xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý chung trong ứng dụng công nghệ AI và theo từng đặc điểm chuyên biệt của các ngành. Hầu hết các quy định pháp luật Việt Nam hiện nay chưa thể xử lý toàn diện các vấn đề phát sinh liên quan đến trách nhiệm pháp lý của AI.
TS. Trần Đức Linh hướng dẫn các giáo viên thực hành với các công cụ AI
TS. Trần Đức Linh chia sẻ: "Chúng tôi định hướng mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt giữa Việt Nam, Úc và các đối tác toàn cầu, nhằm thúc đẩy ứng dụng AI trong giáo dục một cách hiệu quả và bền vững. Việc này không chỉ dừng ở trao đổi học thuật, mà hướng tới xây dựng các chương trình đào tạo chung, và chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng các mô hình triển khai phù hợp. Chúng tôi cũng kết nối các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp công nghệ và cơ quan quản lý từ các quốc gia để cùng nghiên cứu các ứng dụng AI tiên tiến, thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo, và chuẩn bị nguồn nhân lực số cho tương lai."
Có thể nói rằng, để việc ứng dụng AI trong dạy và học tại Việt Nam có thể tiến tới những bước thành công bền vững, hiệu quả, không thể bỏ qua những giải pháp quan trọng như xây dựng chiến lược, khuôn khổ pháp lý; đầu tư nguồn lực tập trung cho các ứng dụng trọng điểm; đẩy mạnh đào tạo nâng cao năng lực cho các bên. Ứng dụng AI một cách thích hợp, hiệu quả sẽ tạo đà cho sự đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam, đáp ứng nhu cầu xã hội số và chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai.
Theo: vtv.vn
vtv.vn
Tin mới hơn

Danh sách 23 chủ tịch UBND tỉnh, thành mới từ ngày 1/7/2025
VOV.VN - Ngày 24/6/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký quyết định chỉ định 23 chủ tịch UBND tỉnh, thành phố mới sau khi sáp nhập. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Thời tiết hôm nay 30/6: Bắc Bộ có mưa to và dông
VOV.VN - Thời tiết ngày mai 30/6, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.

Bộ Công Thương quy định mới cấp giấy chứng nhận, tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
VOV.VN - Thông tư số 40/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Trong trường hợp có sự thay đổi về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, việc thực hiện sẽ căn cứ theo các văn bản sửa đổi, bổ sung mới nhất.
Chủ tịch Quốc hội ký ban hành Nghị quyết chỉ định nhân sự Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành
VOV.VN - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành các Nghị quyết về Đoàn đại biểu Quốc hội và chỉ định Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn ĐBQH khoá XV các tỉnh, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập. Các Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

"Ước mơ đủ lớn" để đưa Lào Cai mới vươn tới tương lai
VOV.VN - Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái thành tỉnh Lào Cai mới đã và đang khơi dậy những kỳ vọng lớn lao. Như lời Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: để vươn tới tương lai, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân 2 tỉnh cần có "ước mơ đủ lớn, tình yêu đủ đầy".

Luật Ngân sách nhà nước mới: Trao quyền cho địa phương, chấm dứt cơ chế xin-cho
VOV.VN - Luật Ngân sách nhà nước vừa được Quốc hội thông qua lần đầu trao quyền quyết định phân bổ ngân sách cho các địa phương, xóa bỏ cơ chế “xin - cho” trong phân bổ ngân sách, vốn tồn tại nhiều năm dưới hình thức các địa phương phải trình xin bổ sung, điều chỉnh dự toán từng phần, dẫn đến chậm trễ và thiếu chủ động.

Trực tiếp: Cả nước công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự
VOV.VN - Sáng nay (30/6), trên cả nước đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.

Sẵn sàng cho mô hình chính quyền địa phương hai cấp: Chính quyền mới, kỳ vọng mới
Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp vận hành tại 34 tỉnh, thành đánh dấu bước chuyển lớn trong cải cách bộ máy, phục vụ dân hiệu quả hơn.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Mất tiền triệu vì sập bẫy lừa hỗ trợ rút sổ bảo hiểm xã hội trước hạn
VTV.vn - Sau mỗi lần nạn nhân chuyển khoản, đối tượng lại vẽ ra 1 kịch bản lừa đảo kèm lý do phải nộp thêm 1 khoản phí để được nhanh chóng rút sổ bảo hiểm trước hạn, khiến người này liên tiếp sập bẫy lừa.

Hiểm họa khôn lường của không gian mạng đối với trẻ em
Christoforos Nicolaou, cậu bé 15 tuổi người Anh, đã tử vong sau khi bị dụ dỗ tham gia một “thử thách” nguy hiểm trên mạng.

Từ 1/7, người không đủ điều kiện hưởng lương hưu được nhận chế độ gì?
Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 có một điểm mới quan trọng là quy định về chế độ trợ cấp hàng tháng cho những người không đủ điều kiện hưởng lương hưu. Chính phủ vừa có hướng dẫn chi tiết về chế độ này.

Kỳ thi THPT 2025: Đổi mới giáo dục nhưng cần cân đối giữa dạy - học - thi
VOV.VN - Kỳ thi năm nay đánh dấu bước chuyển quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục, khi hơn 1 triệu thí sinh lần đầu dự thi theo Chương trình GDPT 2018. Đề thi được thiết kế theo hướng đánh giá năng lực. Tuy vậy, sau kỳ thi cũng đặt ra những bài toán về sự đồng bộ giữa đổi mới thi cử với điều kiện dạy - học và yêu cầu bảo đảm công bằng trong xét tuyển.

Thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc quy trình chấm thi tốt nghiệp THPT 2025
Bộ GD&ĐT khẳng định sẽ siết chặt các khâu chấm thi, công bố điểm, phúc khảo và xét tuyển đại học năm 2025. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường để bảo đảm nghiêm túc và minh bạch.

Miền Bắc mưa lớn diện rộng đến 2/7, có nơi trên 250 mm
VTV.vn - Miền Bắc đang trong đợt mưa lớn diện rộng thứ 4 của năm nay. Theo dự báo, từ sáng sớm 29/6 đến sáng sớm 1/7, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.

Các địa phương sẵn sàng vận hành chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7
VTV.vn - Từ 1/7, chính quyền địa phương 2 cấp sẽ được vận hành trên cả nước. Bước chuyển mình lịch sử đến gần, các địa phương đã sẵn sàng vận hành mô hình mới, với nhiều nỗ lực và kỳ vọng.

Từ 1/7/2025: Người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh BHYT
Ngày 1/7/2025 là một dấu mốc đặc biệt bởi không chỉ đây là Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam, mà còn là thời điểm chính thức có hiệu lực của hàng loạt chính sách mới mang tính đột phá trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024.