Thay đổi tư duy hướng đến nền nông nghiệp bền vững
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế trọng điểm, có điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp; đóng góp quan trọng trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Nếu như cách đây nửa thế kỷ, nông nghiệp của vùng ĐBSCL vẫn còn lạc hậu, sản xuất chỉ đủ tiêu dùng trong nước thì đến nay đã vươn mình trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản.
Trong phần đầu của loạt bài “Nâng tầm vị thế nông sản vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế” nhóm phóng viên VOV khu vực ĐBSCL đề cập tới những định hướng chiến lược trong phát triển nông nghiệp của vùng. Bên cạnh đó, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, liên kết, hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm để nâng cao vị thế các mặt hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Năm 1975, diện tích canh tác lúa vùng ĐBSCL mới chỉ có hơn 2 triệu ha, trong đó phần lớn là lúa ruộng một vụ, năng suất thấp, sản lượng từ 5-7 triệu tấn/năm. Đất nước thống nhất, nhưng hậu quả chiến tranh tàn phá nặng nề. Thời kỳ đó, mỗi năm, Việt Nam phải nhập khẩu hơn 2 triệu tấn lương thực.
50 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, năng suất lúa tại ĐBSCL từ 5-6 triệu tấn vào năm 1977, nay lên hơn 20 triệu tấn/năm. Hiện sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị mang tính toàn cầu.

Những ngày tháng 4 lịch sử này, cánh đồng lúa hơn 50 hecta của HTX Tiến Thuận, xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh là mô hình điểm của Cần Thơ trong thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa vùng ĐBSCL hiện lên một màu xanh mướt mắt.
Ông Nguyễn Cao Khải, Giám đốc HTX cho biết, canh tác theo quy trình đề án 1 triệu ha giúp người dân giảm lượng giống, phân bón, thuốc trừ sâu trong khi đó năng suất nâng cao, chất lượng đảm bảo, lợi nhuận của người dân tăng cao hơn so với canh tác truyền thống.
“Sản xuất theo mô hình tuần hoàn so với sản xuất truyền thống thì lợi nhuận cao hơn từ 2 đến 6 triệu/hecta. Tôi làm theo mô hình giảm được chi phí, giảm từ 2 đến 3 lần phun thuốc, số lần giảm như vậy thì sản phẩm sẽ ổn định hơn so với canh tác truyền thống”- ông Nguyễn Cao Khải chia sẻ.

Cùng với cây lúa, từ việc thay đổi tư duy để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nhờ vậy mà sản phẩm nhãn, xoài của huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ đã xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, Thái Lan, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều thị trường khó tính khác.
Ông Trần Phước Sơn, HTX sản xuất cây ăn trái Trạng Tí Garden ở huyện Cờ Đỏ cho biết, HTX luôn quan tâm đến chất lượng, xây dựng thương hiệu để nâng cao sức cạnh tranh.
“Chúng tôi luôn quan tâm tới xây dựng chất lượng, nếu chất lượng tốt thì doanh nghiệp sẽ tìm đến. Chính vì vậy chúng tôi tập trung xây dựng thương hiệu, xây dựng chất lượng để bao tiêu sản phẩm. Hàng hóa của mình muốn cạnh tranh được thì không còn cách nào khác là cải tiến kỹ thuật, làm theo hướng sạch để đảm bảo an toàn, để sản phẩm ngon nhất, sạch nhất” - ông Sơn chia sẻ thêm.

Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2023 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Trường Chính sách công và quản lý Fulbright (FSPPM) thực hiện cho thấy, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất trong GRDP của ĐBSCL. Đây là khu vực có tầm quan trọng trong bảo đảm an ninh, chính trị, phát triển kinh tế của đất nước.
Bốn mũi nhọn kinh tế vùng là hạt gạo, con tôm, cá da trơn và trái cây không chỉ đem lại cuộc sống khấm khá cho người dân nơi đây, mà ngày càng mở rộng xuất khẩu, nâng cao giá trị, thương hiệu Việt Nam trên bản đồ hàng hóa quốc tế.

Với các thế mạnh về thủy sản, trái cây, lúa gạo, ĐBSCL đã và đang hợp tác đầu tư, giao thương với các nước trong khu vực và thế giới. Hiện nay, nhiều mặt hàng nông sản của vùng đã khẳng định thương hiệu tại các thị trường xuất khẩu.
Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Cần Thơ cho biết, sản xuất lúa gạo của Cần Thơ hàng năm khoảng 1,3 triệu tấn; còn ngành hàng trái cây khoảng 200.000 tấn/năm. Những năm qua, Cần Thơ đã hỗ trợ người dân canh tác theo các tiêu chuẩn, xây dựng mã số vùng trồng, tăng cường liên kết, phát triển vùng sản xuất cây ăn trái chuyên canh tập trung gắn các HTX, tổ hợp tác với doanh nghiệp để nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
“Chúng tôi đang tập trung gắn kết các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra ổn định. Bên cạnh đó thúc đẩy các lĩnh vực phụ trợ, trong đó phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến và đây cũng là một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển cây ăn trái bền vững. Hiện nay các địa phương trên địa bàn cũng phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển chương trình OCOP, đây được xem là nông nghiệp tích hợp đa giá trị”- ông Nghiêm thông tin.

Ngày 27/11/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”. Đề án có ý nghĩa quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững, nhằm gia tăng giá trị ngành hàng lúa gạo Việt Nam, nâng cao thu nhập và đời sống cho người nông dân; thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Chủ tịch hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, qua triển khai thí điểm Đề án 1 triệu hecta lúa đã mang lại hiệu quả cho người dân, giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất, giảm phát thải khí nhà kính. Cùng với đó, trong Đề án đã thể hiện rõ vai trò liên kết giữa doanh nghiệp với người dân, đây là yếu tố then chốt quyết định thành công của đề án.
“Đề án 1 triệu ha lúa giảm phát thải trung bình từ 5-6 tấn carbon/ha/vụ. Đồng thời tăng lợi nhuận trên 5 triệu đồng/ha. Điều này chứng minh rằng chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện các tiêu chí về kỹ thuật, về công nghệ, về thương mại ở trong Đề án này. Về liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và HTX là hoàn toàn có thể khả thi, đây là minh chứng cho thấy có thể mở rộng diện tích khoảng 1 triệu ha” - ông Lê Thanh Tùng thông tin thêm.

Đề án 1 triệu ha lúa ở vùng ĐBSCL được xem như luồng gió mới, thổi hồn vào cây lúa, vào nền nông nghiệp ở nơi đây. Ông Phạm Thái Bình, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An nêu rõ, qua các mùa vụ canh tác, người dân và HTX đồng tình, doanh nghiệp phấn khởi khi xây dựng được chuỗi giá trị, tập trung sản xuất để đưa ngành hàng lúa gạo của ĐBSCL vươn xa.
Ông Phạm Thái Bình nhấn mạnh: “Thực hiện các tiêu chí trong Đề án không khó, chính quyền địa phương, nông dân, doanh nghiệp ở ĐBSCL đã làm rồi. Tuy nhiên, lần này làm quyết liệt hơn, hoàn thiện hơn và cao cấp hơn để đưa ngành hàng lúa gạo Việt Nam nói chung, của ĐBSCL nói riêng, nâng lên một tầm cao mới, đáp ứng được xu thế của biến đổi khí hậu. Đây là vấn đề chúng ta hoàn toàn làm được trong các tiêu chí trong của Đề án, việc liên kết doanh nghiệp với nông dân thì vẫn như thế, tức là gắn sản xuất với thị trường, tiếp tục nâng cao giá trị”.

Những năm qua, nông nghiệp vùng ĐBSCL luôn khẳng định vai trò, vị thế và là trụ đỡ của nền kinh tế khi đóng góp tới 31% GDP toàn ngành nông nghiệp với các thế mạnh về lúa gạo, thủy sản và trái cây. Cùng với đó, nông nghiệp của vùng đang chuyển mình mạnh mẽ để thích nghi trong bối cảnh hội nhập toàn cầu với xu hướng tiêu dùng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong phần hai của loạt bài “Nâng tầm vị thế nông sản vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế”nhóm phóng viên sẽ phân tích, làm rõ sự thay đổi tư duy của người dân trong canh tác theo tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Cùng với đó, là xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm, nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản của vùng ĐBSCL trên thị trường quốc tế.
Tin mới hơn
Từng bước triển khai khung năng lực số cho học sinh và giáo viên
VTV.vn - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng vừa chủ trì cuộc họp về triển khai khung năng lực số cho học sinh và giáo viên.

Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 của học sinh cả nước
VTV.vn - Trong dịp lễ 30/4-1/5 tới đây, học sinh được nghỉ 5 ngày liên tục (30/4-4/5/2025)

Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2025
Sau 2 năm tổ chức thành công, chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế - Viet Nam International Sourcing 2025" tiếp tục được Bộ Công thương phối hợp với UBND TP. HCM tổ chức vào tháng 9 tới.

Khu công nghệ cao thứ năm của Việt Nam được thành lập
Ngày 10/12, theo Quyết định số 1541/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Khu Công nghệ cao Hà Nam đã chính thức được thành lập, với quy mô 663 ha, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực phát triển công nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hà Nam…

Tích cực mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
Để duy trì mục tiêu xuất khẩu năm 2025, Việt Nam sẽ tích cực mở rộng thêm thị trường, kết nối giao thương, đẩy mạnh xuất khẩu, quyết “không bàn lùi” trước khó khăn.

Kích cầu tiêu dùng, tạo sức bật cho tăng trưởng
Trong bối cảnh xuất khẩu hàng Việt chịu áp lực căng thẳng từ cuộc chiến thương mại, các nỗ lực đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa có vai trò quan trọng góp phần hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp, tạo sức bật cho tăng trưởng.

8 giải pháp chiến lược thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp và môi trường
Với mục tiêu đưa giá trị gia tăng toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng từ 4% trở lên trong năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành kế hoạch hành động gồm 8 nhóm giải pháp then chốt. Những giải pháp này không chỉ tạo đột phá trong cơ cấu ngành mà còn mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ và hoàn thiện hành lang pháp lý cho phát triển bền vững.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng
Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.

Sản xuất điện tử và công nghệ đang bùng nổ tại Việt Nam
VOV.VN - Các ngành sản xuất điện tử và công nghệ đang bùng nổ tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô bao gồm xe điện, điện tử tiêu dùng và viễn thông đang thúc đẩy nhu cầu về chất bán dẫn.

Không khí lạnh tràn về, miền Bắc mưa rét vào cuối tuần
VTV.vn - Theo dự báo, từ ngày 12/4, không khí lạnh tràn về gây mưa rét ở miền Bắc, vùng núi cao nhiệt độ thấp nhất dưới 13 độ C.

“Nhắm" du lịch làm động lực cho tăng trưởng kinh tế
VTV.vn - Kinh tế du lịch đang đứng trước nhiều thách thức, song không ít cơ hội và nguồn lực phát triển. Thủ tướng yêu cầu tăng tốc để ngành này đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng.

U17 Việt Nam và U17 UAE: Mở ra cánh cửa dự World Cup
VOV.VN - U17 Việt Nam đang đứng trước cánh cửa lịch sử để tiến vào đấu trường World Cup nhưng việc tìm kiếm chiếc chìa khoá là không hề đơn giản.

Thời tiết ngày 10/4: Miền Bắc có sương mù, mưa rào và dông, Nam Bộ nắng nóng
VOV.VN - Thời tiết ngày 10/4, Phía Đông Bắc Bộ có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, trong khi đó khu vực phía Tây Bắc Bộ ngày nắng. Khu vực Nam Bộ nắng cục bộ.

Học 2 buổi/ngày: "Thiết kế thế nào để học sinh không phải học thêm vẫn thi được"
VOV.VN - Vấn đề học 2 buổi/ngày với học sinh THCS, THPT đang nhận được nhiều quan tâm của phụ huynh và nhà trường. Nhiều ý kiến băn khoăn rằng, nếu tăng lên học 2 buổi/ngày, học sinh có đáp ứng được các kỳ thi lớn mà không cần học thêm hay không, chương trình thiết kế thế nào để không trở thành học thêm "trá hình".

Sắp ban hành quy chuẩn khí thải, dự kiến nhiều xe máy sẽ bị "khai tử"
VOV.VN - Theo chuyên gia, hiện nay chưa có quy chuẩn về khí thải nên xe gắn máy dù có cũ nát, quá niên hạn và ô nhiễm bao nhiêu vẫn được chạy trên đường.