Tạo lực đẩy, đưa nhân lực Việt tham gia ngành công nghiệp bán dẫn
Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tại lễ bế giảng Chương trình đào tạo thiết kế vi mạch kết hợp tọa đàm “Phát huy vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn”, do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tổ chức chiều 9/8, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, ngành công nghiệp bán dẫn là một trong những nền tảng quan trọng của nền kinh tế hiện đại, là “trái tim” của cuộc cách mạng công nghệ, cơ sở cho sự phát triển của nhiều ngành công nghệ cao.
ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH BÁN DẪN
Vì vậy, báo cáo tại tọa đàm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu, trình Thủ tướng Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng tới năm 2050. Công tác đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư khởi xướng và dẫn dắt đang được các địa phương, doanh nghiệp và trường đại học hưởng ứng mạnh mẽ và triển khai đồng loạt.
“Chúng ta đang có lợi thế rất mạnh là nguồn nhân lực trong khi thế giới đang thiếu nguồn nhân lực. Do đó, tập trung đẩy mạnh đào tạo là vấn đề chiến lược”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho hay, đầu năm nay, Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo của thành phố chính thức đi vào hoạt động; thành phố đã ký kết hai hợp tác chiến lược với Tập đoàn Synopsys International Limited và Tập đoàn Intel để triển khai hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Đà Nẵng cũng quyết định xây dựng Đề án phát triển lĩnh vực vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, trên cơ sở là nhu cầu của các doanh nghiệp đã và đang có dự định đầu tư tại địa bàn. Mục tiêu đến năm 2030, sẽ đào tạo, phát triển ít nhất 5.000 kỹ sư thuộc lĩnh vực vi mạch, bán dẫn.
Trong khi đó, PGS.TS. Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho biết, việc tham gia của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trong quá trình đào tạo là vô cùng cần thiết. Sự tham gia và hợp tác này giúp nâng cao chất lượng đào tạo, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho học viên sau khi tốt nghiệp và đáp ứng nhu cầu thị trường.
“Mô hình hợp tác như hiện nay giữa NIC và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, FPT và các trường đào tạo, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp cần được nhân rộng”, PGS.TS Vũ Hải Quân nói.
SỚM THÁO GỠ NHỮNG TRỞ NGẠI
Theo các đại biểu, hợp tác Nhà nước - viện, trường - doanh nghiệp sẽ tạo đòn bẩy cho sự phát triển và đổi mới trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam, trong đó có công nghiệp bán dẫn. Song hiện nay, hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp có một số trở ngại.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho rằng yếu tố then chốt giúp tăng cường hợp tác giữa Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn là sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa ba bên. Cụ thể, cần có cơ chế rõ ràng để chia sẻ thông tin, nguồn lực và kinh nghiệm giữa các bên liên quan.
Còn theo PGS.TS Vũ Hải Quân, có thực tế là các doanh nghiệp đặt mục tiêu chính là tuyển dụng nhân sự vi mạch bán dẫn thay vì đồng hành với các trường đại học trong đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, đa số doanh nghiệp vi mạch ở Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít nhu cầu phát triển hợp tác nghiên cứu và đào tạo (R&D).
Về phía các trường đại học, lực lượng nghiên cứu có khả năng thực chiến, giải quyết được các bài toán của doanh nghiệp còn ít; thiếu chính sách thu hút, hỗ trợ nhà khoa học, sinh viên tài năng; thiếu công cụ thiết kế chuyên nghiệp dẫn đến sản phẩm nghiên cứu khó thuyết phục doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, PGS.TS. Vũ Hải Quân đề nghị, cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp liên kết với các trường trong đào tạo nhân lực bán dẫn. Đồng thời, đầu tư có trọng tâm, tập trung cho các trường đã và đang làm tốt việc đào tạo, nghiên cứu bán dẫn. Thực tế, bán dẫn là một hệ sinh thái có nhiều ngành giao thoa, trong đó có vật lý, khoa học vật liệu, một số ngành của trí tuệ nhân tạo… Vì vậy, về lý thuyết là đầu tư cho bán dẫn, song thực chất là cho cả một hệ sinh thái. Việc Đảng và Nhà nước có chủ trương đầu tư cho một lĩnh vực cụ thể với một nguồn kinh phí lớn, như bán dẫn, là hết sức cần thiết.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đề xuất sớm ban hành Chiến lược về phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn, trong đó phân bổ các nguồn lực thích hợp, tập trung tạo điều kiện cho các địa phương có thế mạnh. Đồng thời, có phương án đầu tư Trung tâm phục vụ công nghiệp bán dẫn quốc gia tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp bán dẫn đầu tư tại Việt Nam. “Chúng tôi sẵn sàng dành quỹ đất và nguồn lực đầu tư công để đầu tư trung tâm này”, Bí thư Nguyễn Văn Quảng cam kết đồng thời mong muốn có cơ chế thành lập các Quỹ đầu tư, Quỹ hỗ trợ ở cấp quốc gia để hỗ trợ các địa phương phát triển nguồn nhân lực vi mạch, bán dẫn. Ông cho biết, theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, việc Nhà nước hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ bước đầu, rất cần thiết.
Còn theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, việc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế để xây dựng các chương trình đào tạo thiết kế vi mạch là bước tiến quan trọng trên hành trình từng bước làm chủ công nghệ của người Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn. Đây là một giải pháp quan trọng để phát huy khâu đột phá về giá trị con người Việt Nam trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030.
“Khi Đề án đào tạo nhân lực cùng Chiến lược phát triển ngành bán dẫn được ban hành, cùng với hạ tầng tốt, thể chế tốt và nhân lực tốt sẽ quyết định sự thành công của Việt Nam trong việc tham gia sâu vào chuỗi giá trị của ngành bán dẫn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Theo vneconomy.vn
Tin mới hơn
Hợp tác Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga là trụ cột rất quan trọng
VOV.VN - Chuyến thăm LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ tiếp tục củng cố, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tin cậy chính trị giữa hai nước; tăng cường trao đổi, đối thoại chính trị sâu rộng ở cấp cao nhất trên kênh Quốc hội.
Các cầu thủ Nga ở lại Hà Nội, chuẩn bị tái đấu đội bóng Việt Nam
U20 Nga sẽ không về nước như các thành viên ĐTQG Nga mà tiếp tục ở lại Hà Nội, chuẩn bị cho trận tái đấu với U20 Việt Nam.
Viện Wahba: 4 lĩnh vực đầu tư chiến lược đưa Mỹ đến gần thị trường Việt Nam
Theo thông tin từ Viện Wahba, cơ hội tăng cường quan hệ đầu tư giữa Mỹ và Việt Nam là rất lớn, trong đó nổi bật là 4 ngành chiến lược tiềm năng.
Sạt lở đồi làm sập nhà chết 4 người ở Hòa Bình
Tại Hòa Bình, một khối đất lớn trên đồi sạt xuống căn nhà có 5 người đang ngủ làm 4 thiệt mạng 1 người bị thương.
Thời tiết hôm nay 8/9: Ảnh hưởng bão số 3, đề phòng mưa lớn, lốc, sét và gió giật mạnh
VOV.VN - Dự báo thời tiết hôm nay 8/9, các tỉnh Bắc Bộ vẫn mưa to đến rất to do ảnh hưởng của bão số 3 suy yếu. Nam Bộ mưa to về chiều.
Công điện của UBND tỉnh về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão
Công điện của UBND tỉnh về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão
Công điện của Thủ tướng về tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão
VTV.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện hỏa tốc số 88 về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bảo đảm mục tiêu có 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Văn bản số 673/TTg-CN yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025, hưởng ứng phong trào thi đua mà Thủ tướng Chính phủ đã phát động.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Bão số 3 sẽ đổ bộ đất liền với cường độ rất mạnh
TPO - Đến sáng sớm nay (7/9), bão số 3 (bão YAGI) vẫn giữ cường độ mạnh cấp 14, giật cấp 17 khi hoạt động trên vịnh Bắc Bộ. Dự báo trong ngày hôm nay, bão đổ bộ Quảng Ninh – Thái Bình rồi quét qua toàn bộ miền Bắc nước ta với cường độ đổ bộ khoảng cấp 11-12, giật cấp 14.
Vốn FDI tiếp tục “đổ bộ” vào Việt Nam
Tính đến ngày 31/8/2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 20,52 tỷ USD, tăng 7%; vốn thực hiện dự án FDI ước đạt khoảng 14,15 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023.
Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
VTV.vn - Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước của 8 tháng năm 2024 ước đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước.
13 học sinh nhập viện tại Thái Nguyên: Không dương tính với bệnh bạch hầu và viêm màng não
VTV.vn - Các chuyên gia đã có buổi làm việc và kết luận về chùm ca bệnh 13 em học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.
Công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo bắt đầu xuất hiện ở các nhà máy Việt Nam
Xu hướng ứng dụng AI và công nghệ cao trong sản xuất tại Việt Nam đang phát triển mạnh. Chuyển đổi số nhanh giúp Việt Nam dần khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Những lưu ý sống còn trước giờ siêu bão Yagi đổ bộ
Siêu bão Yagi được đánh giá là bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Vì vậy, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng chống kịp thời trước giờ bão đổ bộ.
Ngày 7/9, tạm ngừng khai thác tàu bay tại 4 sân bay do ảnh hưởng bão số 3
VTV.vn - Ngày 5/9, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng đã yêu cầu tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại một số cảng hàng không, sân bay...
Bão số 3 giật trên cấp 17 tiếp tục tiến gần tới Bắc bộ
VOV.VN - Siêu bão đang tiến nhanh trên vùng biển phía bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh khoảng 600km về phía Đông Đông Nam.