Sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Tìm được người tài để vận hành bộ máy
Tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (gọi tắt là Ban Chỉ đạo), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đây là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị.
Trong đó, nội dung liên quan tới việc sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, phải thực hiện đồng bộ việc tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ, có biên chế hợp lý. Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ theo hướng thực chất, vì việc tìm người, trên cơ sở sản phẩm cụ thể đo đếm được, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong đánh giá cán bộ. Có cơ chế hữu hiệu để sàng lọc, đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín và sử dụng đối với người có năng lực nổi trội.
Cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy
Trao đổi bên hành lang Quốc hội, các ĐBQH kỳ vọng, chủ trương mà Tổng Bí thư đề ra sẽ thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tạo nền tảng để đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh của dân tộc.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP.HCM) khẳng định, tinh gọn là một chủ trương đúng. Đảng đã có nhiều văn bản, Nghị quyết liên quan đến tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng của bộ máy. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, đây là vấn đề đòi hỏi phải tính toán một cách hết sức thận trọng và phải phù hợp với từng ngành nghề, từng địa phương, từng đặc điểm kinh tế, chính trị xã hội.
“Vấn đề quan trọng nhất là con người phải được sử dụng một cách hiệu quả. Do đó, tôi ủng hộ việc tinh gọn của bộ máy theo hướng hiệu quả, hiệu lực”, đại biểu đoàn TP.HCM nhấn mạnh.
Cũng theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, trước tiên phải đánh giá, rà soát, mô tả lại công việc, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng phòng ban, từng tổ chức, bộ máy, từng cán bộ… từ đó lên một phương án tổng thể theo chỉ đạo của Tổng Bí thư.
“Chúng ta cũng cần lưu ý quy mô kinh tế, quy mô dân số của đất nước. Trong thời gian qua, khi bộ máy hay đội ngũ cán bộ vẫn giữ đúng quy mô trong khi dân số tăng cao hơn thì điều đó cũng có nghĩa là tinh giản. Thực hiện chủ trương này cần có một quyết tâm chính trị rất cao”, ông Ngân nói.
Với đại biểu Hồ Thị Minh (Đoàn Quảng Trị), chủ trương của Tổng Bí thư về việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là đòi hỏi bức thiết của tình hình thực tiễn hiện nay. Theo đó, tất cả các đơn vị, bộ, ngành và các khâu trung gian trong công tác tham mưu phải sắp xếp, tinh gọn lại và hướng về cơ sở, để bộ máy cấp trên và cơ sở phải có sự thống nhất trong công tác điều hành.
Theo nữ đại biểu, tinh gọn ở cơ sở cũng phải tùy vào tình hình ngành nghề chứ không thể chia tỷ lệ, cào bằng như hiện nay. Tinh giản kiểu cơ học, nghĩa là nghỉ hưu là sẽ không tuyển dụng thêm mà chưa có chính sách để đánh giá thực tế cán bộ. Chính vì vậy, bộ máy vẫn rất cồng kềnh.
“Ví dụ, đối với ngành giáo dục, chúng ta không thể cứ tinh giảm hàng năm 10% mà phải tùy thuộc vào tỷ lệ học sinh. Đặc biệt, quan điểm của Đảng là nơi nào có học trò, nơi đó phải có giáo dục, phải có giáo viên. Hay tại một số bộ, ngành, tôi cũng được thông tin rằng, nếu tinh gọn thêm khoảng vài ba chục cán bộ thì vẫn hoạt động một cách thông suốt. Vậy thì ngay sau chỉ đạo của Tổng Bí thư, chúng ta phải quyết liệt rà soát, phải có một cơ chế để cho những người không đủ năng lực nghỉ việc”, đại biểu Hồ Thị Minh chia sẻ.
Đại biểu Hồ Thị Minh kỳ vọng, quá trình đánh giá sẽ được thực hiện quyết liệt hơn nữa để thật sự “tinh” về bộ máy và cả trí tuệ trong bộ máy để thật sự đem lại hiệu quả.
Nhiệm vụ chính trị của kỷ nguyên vươn mình
Trao đổi với phóng viên VOV, Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết, chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là hướng tới mục tiêu hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả như Tổng Bí thư nói.
Theo ông Minh, nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ sẽ đặt ra những yêu cầu khác nhau. Như vậy bộ máy hành chính cũng phải đáp ứng tương xứng từ yêu cầu nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức đó để chúng ta thiết kế ra bộ máy. Quan trọng nhất trong một tổ chức là phải rõ được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự để vận hành tổ chức đó.
Với ý kiến về vòng luẩn quẩn tách - nhập, nhập - tách nhưng không giải quyết được vấn đề, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho rằng, đây là lý do phải cần một cuộc cách mạng để đánh giá những tổ chức tồn tại trước đây có thực sự hiệu quả, hiệu năng, hiệu lực hay không.
“Chúng ta phải tính toán lại một bài toán đổi mới tổ chức căn bản. Tôi nghĩ phải nghiên cứu nguồn lực một cách căn cơ, bài bản, đồng bộ trong cùng một thời điểm sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề, chính là tiết kiệm nguồn lực, tiết kiệm chi phí, thời gian. Thậm chí còn có chuyện mong ngóng, đợi chờ không biết là tới đây thế nào, có khi trùng xuống… đấy chính là lãng phí nguồn lực của xã hội, lãng phí thời gian của bao nhiêu con người”, người phát ngôn Bộ Nội vụ nói.
Nêu vấn đề và cũng đưa ra lời giải cho bài toán tất yếu là dôi dư cán bộ sau khi sáp nhập bộ máy, ông Vũ Đăng Minh cho biết, vấn đề quan trọng đầu tiên là phải làm sao thiết kế được bộ máy cho khoa học, tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Thứ hai, mới tới vấn đề con người. Trên cơ sở thiết kế bộ máy, phải bố trí đúng người, đúng việc, phải đánh giá xem ai vào vị trí nào phù hợp với vị trí đó và phát huy tốt được vị thế đó.
“Những người nào không phù hợp, trong Nghị quyết 27 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 khóa XIII đã nhắc đến việc phải có một cơ chế cạnh tranh và thải loại. Chúng ta có thể tìm người tài để bố trí vào những vị trí cần người tài, đồng thời xem xét để thải loại những người không đáp ứng được công việc ra khỏi bộ máy. Nghị quyết 27 nêu rõ, quan trọng chúng ta có quyết tâm, có dám làm hay không”, ông Minh nói.
Người phát ngôn Bộ Nội vụ cũng nhấn mạnh điểm quan trọng nhất khi tinh gọn bộ mây là tìm được người tài để vận hành bộ máy. Làm như vậy mới có được kết quả tích cực.
Tin mới hơn
Thời tiết hôm nay 23/11: Bắc Bộ nắng, Trung Bộ có mưa to đến rất to
VOV.VN - Thời tiết hôm nay 23/11, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa trời nắng; khu vực các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng SJC tiếp tục tăng 500.000 đồng/lượng
VOV.VN - Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC tăng mạnh, niêm yết ở mức 85 – 87 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra) vàng thế giới giao dịch trên sàn Kitco ở mức 2.708,3 USD/oz.
Nhiều điểm mới trong các kỳ thi riêng vào đại học từ năm 2025
VOV.VN - Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT thực hiện theo Chương trình GDPT 2018, do đó, các kỳ thi riêng cũng đã được các cơ sở giáo dục đại học lên phương án đổi mới hơn.
Nhiều yếu tố thuận lợi cho dệt may Việt Nam cải thiện đơn hàng
VOV.VN - Các yếu tố về thiên tai, bất ổn chính trị, bất cập về chính sách ở một số quốc gia cạnh tranh tiếp tục là cơ hội cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam đón đơn hàng dịch chuyển trong năm tới.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Ngày 22/11, trình Quốc hội dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
VTV.vn - Quốc hội sẽ nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Giữ nhịp tăng trưởng xuất khẩu dệt may
Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng trước bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tổng cầu giảm mạnh, chi phí tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của doanh nghiệp.
Chủ động cung ứng các mặt hàng có nhu cầu cao dịp Tết
ANTD.VN - Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ thị cho các đơn vị thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, Sở Công Thương các địa phương chủ động cung ứng hàng hóa dịp Tết.
Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tăng ấn tượng, kỳ vọng chạm mốc 1 tỷ USD năm 2024
(Thị trường tài chính) - Xuất khẩu (XK) cá ngừ trong tháng 10/2024 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 10 tháng đầu năm, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18%.
Thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội nắng hanh, miền Trung mưa lớn
VTV.vn - Thủ đô Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Sáng sớm và đêm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 20-22 độ C. Nhiệt độ cao nhất 25-27 độ C.
Nhiều trung tâm cai nghiện quá tải, xuống cấp trầm trọng
VTV.vn - Hầu hết trung tâm cai nghiện ma túy đều trong tình trạng quá tải, cơ sở vật chất xuống cấp, nhân lực thiếu, trong khi số người nghiện cần cai tập...
Bắc Bộ sáng sớm trời lạnh, Trung Bộ mưa lớn, có nơi trên 180 mm
VTV.vn - Sáng sớm nay (21/11), thời tiết ở Bắc Bộ khá lạnh, đến trưa chiều trời nắng. Ở Trung Bộ, từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục...
7 nhóm điểm mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược vừa được thông qua
VTV.vn - Tại phiên họp chiều 21/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.