Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Quy định 144 tiếp tục làm rõ hơn về văn hóa từ chức

VOV.VN - Theo PGS.TS Lê Quốc Lý, Quy định 144 của Bộ Chính trị như tấm gương để mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người có chức có quyền soi chiếu hàng ngày để tự sửa, tự rèn luyện mình.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định số 144 quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Quy định 144 gồm 6 điều, với 21 điểm, nêu rất cụ thể yêu cầu về 5 chuẩn mực đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên.

Phóng viên VOV.VN phỏng vấn PGS.TS Lê Quốc Lý – nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về nội dung này.

quy dinh 144 tiep tuc lam ro hon ve van hoa tu chuc hinh anh 1
PGS.TS Lê Quốc Lý – nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

PV: Cho đến nay, Trung ương đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Theo ông, so với các quy định trước, Quy định 144 có điểm gì mới?

PGS Lê Quốc Lý: Trước khi có Quy định 144, Trung ương đã có Quy định 37 về những điều đảng viên không được làm; Quy định 08 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương… Nhất là trước kia, Bác Hồ đã có di huấn về “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.

Thực ra, chúng ta đã có đầy đủ các quy định từ lâu, nhưng lần này Bộ Chính trị hệ thống cụ thể lại về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới sao cho rõ ý, rõ nghĩa và sâu sắc hơn.

Theo tôi, điều quan trọng là có thực hiện được hay không. Vì thực tiễn thời gian qua cho thấy, nhiều cán bộ có chức, có quyền nhưng đôi lúc họ đã quên những điều đảng viên không được làm.

Quy định mới này ra đời rất đúng lúc bởi vì trước tình hình có nhiều vụ việc đáng buồn xảy ra thời gian qua, nhiều đảng viên có chức có quyền, thậm chí là cán bộ cấp cao bị xử lý hình sự do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống hoặc tham nhũng, lợi ích nhóm, họ đã quên mất mình là đảng viên, họ đã quên lời thề khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Nếu trong tâm họ luôn nghĩ về điều làm sao cho dân được ấm no, tự do, hạnh phúc thì chắc chắn họ sẽ không nghĩ tới việc vơ vét, tham nhũng, hay sa đọa, ăn chơi.

Quy định mới ban hành thời điểm này rất tốt, tôi rất ủng hộ, hoan nghênh và đánh giá rất cao. Quy định này như tấm gương để mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người có chức có quyền soi chiếu hàng ngày để tự sửa, tự rèn luyện mình, đừng quên mục đích, tôn chỉ mà Đảng ta đã nêu ra từ đầu là “vì lợi ích quốc gia, dân tộc”, “vì nhân dân phục vụ”.

PV: Quy định 144 nêu rõ 5 chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ giai đoạn mới, đây cũng là căn cứ để đánh giá phẩm chất, nhân cách, thái độ, hành vi của cán bộ, đảng viên, thưa ông?

PGS Lê Quốc Lý: Đảng viên hãy tâm niệm bản thân sống tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm sao cho nhân dân được ấm no, tự do, hạnh phúc, trong đó có ta cũng ấm no, tự do, hạnh phúc thì đất nước sẽ phát triển. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người có chức có quyền cần đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, mọi quyền lợi đều thuộc về nhân dân.

Còn nếu chọn sống sướng trước dân, ăn chơi sa đọa trong khi dân còn đói khổ thì đó là một tội ác. Như đại án Việt Á liên quan tới hàng loạt cán bộ đưa và nhận hối lộ, xảy ra vi phạm nghiêm trọng, đó là tội ác không thể dung thứ. Trong khi cả nước đang trong giai đoạn vô cùng khó khăn, đối diện với cái chết, không ai dám bảo đảm rằng mình còn có thể sống, hàng nghìn đứa trẻ đã không còn bố mẹ… thế nhưng một nhóm người có quyền có chức vẫn tham nhũng, tha hóa, vẫn vơ vét thì tội ác này phải gấp 2 lần. Những cán bộ này đã không còn xứng đáng là đảng viên. Qua đây, Đảng cần nghiêm túc giáo dục đảng viên và nghiêm túc kiểm điểm mình.

Mặc dù thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã có những kết quả to lớn, “không có vùng cấm, “không có ngoại lệ”, những cán bộ, đảng viên nào đã mắc sai phạm đều bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc từ chức. Tuy nhiên, nếu từ chức mà không thu hồi tài sản thì đó cũng là điều đáng buồn. Theo tôi, cán bộ từ chức nhưng cũng phải bị thu hồi tài sản thì mới là giáo dục đến nơi đến chốn.

PV: Trong Quy định 144 ghi rõ cụm từ “Thực hiện văn hóa từ chức khi không đủ khả năng, uy tín”. Như vậy cùng với Quy định 41 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, Quy định 144 tiếp tục làm rõ hơn về “văn hóa từ chức” trong Đảng và hệ thống chính trị, thưa ông?

PGS Lê Quốc Lý: Quy định 144 tiếp tục làm rõ hơn về văn hóa từ chức và Quy định này sẽ có hiệu lực nếu nâng tầm tính liêm sỉ, lòng tự trọng của người cán bộ, đảng viên và để xã hội giám sát.

Cùng với đó, cán bộ đối chiếu theo quy định của Đảng, soi chiếu bản thân, nếu xét thấy mình đã mắc vi phạm, bị kỷ luật, năng lực không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì nên tự giác, tự nguyện rời khỏi vị trí, đừng để các cấp có thẩm quyền phải xem xét miễn nhiệm. Đây là hành động cần thiết của những người có lòng tự trọng và cũng là giữ chút liêm sỉ còn sót lại của người cán bộ, đảng viên.

Trên thực tế, thời gian qua, đã có một số cán bộ giữ các chức vụ quan trọng xin từ chức. Phần lớn số cán bộ này từ chức là do có vi phạm, khuyết điểm. Dù việc họ rời vị trí là thể hiện sự chủ động, tuy nhiên việc từ chức sau khi vi phạm bị phát hiện, nhận hình thức kỷ luật thì tính chất, ý nghĩa cũng khác. Vì vậy, văn hóa từ chức cần được xây dựng để khi cán bộ đã mắc vi phạm rồi dù chưa bị phát hiện, nhưng vì tự trọng và danh dự của mình mà tự nguyện từ chức.

Nhưng từ chức rồi thì không có nghĩa là tổ chức sẽ xóa sạch những vi phạm của họ. Anh không thể sử dụng quyền từ chức, khắc phục toàn bộ thiệt hại thì sẽ được vô hiệu hóa hậu quả của các vi phạm. Cần phải căn cứ vào tính chất của từng vi phạm, nặng thì bị trừng trị, nhẹ thì cũng cần có biện pháp răn đe, cùng với đó là thu hồi tài sản tham nhũng nếu có.

PV: Điều 3 của quy định nêu rõ, cán bộ quản lý, sử dụng tài sản công đúng mục đích, đúng quy định; tiết kiệm và hiệu quả; trong sạch, không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, không gây phiền hà, sách nhiễu…Ông có cho rằng, đây là những chỉ dấu rất cụ thể để cán bộ tránh được những "vết trượt" dài?

PGS Lê Quốc Lý: Những điều này đã được quy định trong nhiều văn bản về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trước đó chứ không phải bây giờ mới nhắc tới. Mặc dù đã quy định rõ như vậy nhưng thời gian qua, nhiều trường hợp vẫn mắc phải sai lầm.

Tôi hy vọng, với việc hệ thống một cách cụ thể, rõ ràng các chuẩn mực đạo đức của cán bộ trong giai đoạn mới, Quy định 144 sẽ sớm đi vào cuộc sống. Muốn vậy, cần đẩy mạnh tuyên truyền đến từng chi bộ để cán bộ, đảng viên “thấm sâu”, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm, tạo sự chuyển biến thành những hành động, việc làm cụ thể. Người nào vi phạm thì tổ chức sẽ có biện pháp trừng trị nghiêm khắc, từ đó hy vọng sẽ hạn chế được tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên mắc những sai phạm nghiêm trọng như thời gian qua.

PV: Xin cảm ơn ông.

Theo: vov.vn

vov.vn

Tin mới hơn

Thực hiện tốt chính sách tri ân người có công với cách mạng

Thực hiện tốt chính sách tri ân người có công với cách mạng

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân. Đối tượng người có công ngày càng được mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự bảo đảm công bằng và sự đồng thuận của xã hội.

Chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng

Chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng

VOV.VN - Thấm nhuần sâu sắc đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 77 năm qua, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tấm gương sáng của nền Báo chí cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tấm gương sáng của nền Báo chí cách mạng Việt Nam

VOV.VN - 30 năm (từ 1967 đến 1997), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho nghề báo và gắn bó với nghề báo ở Tạp chí Cộng sản. Sự nghiệp báo chí của đồng chí Nguyễn Phú Trọng gắn liền với sự nghiệp báo chí cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Các tổ chức quốc tế đánh giá cao những dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các tổ chức quốc tế đánh giá cao những dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các tổ chức quốc tế đã gửi điện chia buồn và đến viếng tại Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người phất cao ngọn cờ chống "giặc nội xâm"

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người phất cao ngọn cờ chống "giặc nội xâm"

Trên cương vị người đứng đầu Đảng CS Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó trọng tâm là phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 7 giờ ngày 25/7 đến 12 giờ ngày 26/7, có hơn 5.600 đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Đoàn ngoại giao, bạn bè quốc tế và đồng bào đã đến tiễn biệt Tổng Bí thư.

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

VTV.vn - Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h hôm nay (26/7) tại Nhà tang lễ Quốc gia. Lễ an táng diễn ra lúc 15h cùng ngày tại...

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Theo thống kê của UBND huyện Đông Anh (TP Hà Nội), tính đến 18h30 ngày 25/7, có hơn 36 nghìn người đến làng Lại Đà (xã Đông Hội) viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

VTV.vn - Tối 25/7, dòng người xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh vẫn đang nối dài.

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Dù nắm giữ các chức vụ cao của Đảng, công việc bộn bề những khi còn khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thường xuyên về làng Lại Đà (Đông Anh, Hà Nội) thăm hỏi người thân, bạn bè mỗi dịp lễ, Tết. Đó là những kỷ niệm không thể quên với họ hàng, làng xóm…

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Theo thông báo của Ban Tổ chức Lễ tang, lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 25/7 sẽ đến 22h nhưng càng về đêm, dòng người hướng về Nhà Tang...

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế mang dấu ấn thời đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện đậm nét và sâu sắc trong cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Nhân dân cả nước thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dân cả nước thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, nhớ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi tìm đọc những bài viết, những thước phim và những chỉ đạo của Tổng Bí thư trên các phương tiện thông tin, càng hiểu sâu sắc hơn về nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng ta - người đã dành trọn vẹn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân đến giây phút cuối cùng.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại