Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Quảng Ngãi ưu tiên phát triển các loại hải sản có lợi thế cạnh tranh

VOV.VN - Đa dạng hóa thủy sản, ưu tiên phát triển các loại hải sản có lợi thế cạnh tranh là hướng đi mới trong nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản ở tỉnh Quảng Ngãi.

Định hướng này nhằm đưa ngành nuôi trồng thủy sản trở thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Cách làm này đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ nông dân.

Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã quy hoạch 3 điểm nuôi trồng thủy sản với diện tích 50 ha. Toàn huyện có 51 hộ thả nuôi cá bớp, cá chim, cá tầm ma, tôm hùm. Gần đây, một số hộ dân nuôi thêm nhum biển, một loại hải sản có giá trị kinh tế cao.

Ông Nguyễn Bền, ở xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi quả quyết, mô hình này mang lại hiệu quả cao.

Quảng Ngãi ưu tiên phát triển các loại hải sản có lợi thế cạnh tranh
Nuôi lồng bè vùng ven biển Đức Phổ

"Mô hình mình nuôi thử nghiệm, nếu nuôi được có hiệu quả thì qua năm tôi nuôi thêm mấy ô nữa. Nuôi lớn lớn tôi bán 15.000 - 20.000 đông/một con" - ông Bền chia sẻ.

Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái vùng biển ở Lý Sơn rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Trung bình, mỗi hộ nuôi đầu tư khoảng 200 triệu đồng để làm lồng bè, mỗi năm thả từ 2-3 vụ cá giống. Nhiều hộ đã có nguồn thu nhập cao.

Ông Đặng Tấn Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khẳng định: "Việc nuôi trồng thủy hải sản của bà con rất phát triển, đem lại giá trị kinh tế cao, thu hút nhiều ngư dân tham gia. Trong những năm qua có những hộ gia đình thu lại giá trị kinh tế 500 - 700 triệu đồng trong một năm. Trong thời gian tới, huyện khuyến cáo bà con chuyển sang nuôi trồng bền vững hơn là khai thác, đánh bắt ở vùng tự nhiên".

Quảng Ngãi ưu tiên phát triển các loại hải sản có lợi thế cạnh tranh
Nuôi cá ở ao hồ vùng miền núi

Tại xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi, cùng với thế mạnh về nuôi tôm, chính quyền địa phương đã quy hoạch 50 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy, hải sản các loại. Hiện đã có 10 hộ dân nuôi cá lồng bè, chủ yếu là nuôi cá dìa, cá bè vẩu, cá chẽm, cá hồng. Không chỉ hỗ trợ việc xuất bán tôm, cá thương phẩm, chính quyền địa phương còn hướng người dân, thu hút doanh nghiệp tham gia chế biến thủy, hải sản xuất khẩu.

Ông Nguyễn Hoài Thanh, Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi cho biết: "Cơ cấu kinh tế cũng tập trung cho vấn đề phát triển thủy sản. Tỷ trọng này vẫn chiếm đa phần trong cơ cấu kinh tế của xã. Một số doanh nghiệp cũng đã tham gia, chế biến các ngành nghề hải sản tươi, khô, cấp đông để xuất khẩu".

Quảng Ngãi ưu tiên phát triển các loại hải sản có lợi thế cạnh tranh
Tỉnh Quảng Ngãi ưu tiên thả nuôi các loại hải sản có giá trị kinh tế

Ở huyện Mộ Đức, nuôi tôm trên cát đang là thế mạnh trong nuôi trồng thủy sản. Cùng với quy hoạch lại vùng nuôi tôm tại các xã Đức Phong, Đức Minh, Đức Thắng, chính quyền địa phương cũng chú trọng đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho các hồ nuôi, giảm tỷ lệ tôm bị dịch bệnh, nâng cao sản lượng và chất lượng tôm khai thác.

Ông Phạm Ngọc Lân, Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Định hướng của huyện cũng quy hoạch lại nuôi tôm trên cát để làm sao đi vào chiều sâu, tạo ra giá trị kinh tế cao hơn, theo hướng thâm canh tăng năng suất để vừa phát triển thủy sản vừa phát triển thương mại dịch vụ".

Cùng với việc quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản tại các huyện Lý Sơn, Mộ Đức, Bình Sơn, Tư Nghĩa, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi, ngành Nông nghiệp ưu tiên phát triển các loại hải sản có thị trường tiêu thụ và lợi thế cạnh tranh như cá mú, cá chẽm, cá chim vây vàng, cá giò, cá bè vẩu, tôm hùm, cua biển, hàu.

Tỉnh Quảng Ngãi khuyến khích các địa phương miền núi tận dụng ao, hồ để phát triển các loại thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao như cá chình, cá trắm, cá mè, cá chim.

Quảng Ngãi ưu tiên phát triển các loại hải sản có lợi thế cạnh tranh
Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người nuôi thủy sản

Ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi cho biết, tỉnh này phấn đấu đến năm 2030 sẽ có khoảng 2.500 lồng bè nuôi trồng thủy hải sản, sản lượng nuôi tăng khoảng 7%/năm.

Theo ông Hồ Trọng Phương: "Người dân nuôi trồng thủy sản đã đem lại thu nhập rất tốt. Tôi đánh giá rất cao các mô hình này. Người dân cũng đã nắm hết các quy trình kỹ thuật để đem lại thu nhập. Định hướng trong thời gian tới để sản xuất ổn định thì đề nghị các cơ sở nuôi phải đăng ký mã vùng nuôi để xuất đi theo đường chính ngạch đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân".

Hiện, tỉnh Quảng Ngãi cần khoảng 250 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương và địa phương để đầu tư, phát triển nuôi trồng thủy sản trở thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị nuôi trồng và chế biến, đa dạng các loại thủy, hải sản thương phẩm, phục vụ thị trường trong tỉnh, trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu./.

Theo: CTV Trà Giang/VOV-Miền Trung

Tin mới hơn

Quyết định của UBND tỉnh sửa đổi bổ sung quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023

Quyết định của UBND tỉnh sửa đổi bổ sung quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023

Quyết định của UBND tỉnh sửa đổi bổ sung quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023

Rà soát điều kiện hoạt động một số trạm đăng kiểm

Rà soát điều kiện hoạt động một số trạm đăng kiểm

VTV.vn - Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa thành lập đoàn kiểm tra, nhằm mở thêm và duy trì hoạt động các trung tâm đăng kiểm, góp phần tăng khả năng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Đường sắt Bắc - Nam đứng đầu các hành trình du lịch bằng tàu ngoạn mục nhất thế giới

Đường sắt Bắc - Nam đứng đầu các hành trình du lịch bằng tàu ngoạn mục nhất thế giới

VTV.vn - Theo xếp hạng của chuyên trang du lịch quốc tế nổi tiếng Lonely Planet, tuyến đường sắt thống nhất của Việt Nam đứng ở vị trí đầu tiên trong 9 hành trình du lịch bằng tàu.

Ngày 30/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

Ngày 30/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

VTV.vn - Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và chủ trương đầu tư 2 Dự án quan trọng.

"Số cán bộ y tế phải trả giá cho COVID-19 quá lớn"

"Số cán bộ y tế phải trả giá cho COVID-19 quá lớn"

VTV.vn - Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng từ việc giám sát cho đến ra báo cáo phải làm sao để đi vào thực tế, từ đó có thể đối phó với đại dịch một cách tốt hơn.

Cảnh giác với biến tướng của mô hình "Sở hữu kỳ nghỉ"

Cảnh giác với biến tướng của mô hình "Sở hữu kỳ nghỉ"

VTV.vn - Tặng kỳ nghỉ dưỡng 3 ngày 2 đêm miễn phí tại một căn hộ 5 sao nếu mua thẻ du lịch. Nhiều người bỏ ra hàng chục, hàng trăm triệu đồng mua thẻ du lịch để được nhận quà...

Tháng 5, sản xuất công nghiệp có nhiều dấu hiệu khởi sắc

Tháng 5, sản xuất công nghiệp có nhiều dấu hiệu khởi sắc

Theo Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5 có những dấu hiệu khởi sắc hơn so với tháng 4. Cụ thể, IIP tháng 5 ước tính tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam đề xuất ưu tiên thảo luận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của APEC

Việt Nam đề xuất ưu tiên thảo luận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của APEC

ANTD.VN - Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29 (MRT 29), Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã nhấn mạnh rằng, các nền kinh tế thành viên APEC cần ưu tiên thảo luận về vấn đề cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Hôm nay, Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát việc huy động, sử dụng các nguồn lực phòng, chống Covid-19

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát việc huy động, sử dụng các nguồn lực phòng, chống Covid-19

NDO - Hôm nay, 29/5, Quốc hội dành cả ngày làm việc thứ 8 của Kỳ họp thứ 5 để thảo luận về kết quả giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Đường cao tốc Bắc - Nam sắp thành hình

Đường cao tốc Bắc - Nam sắp thành hình

Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông với chiều dài 2.063 km nối liền từ Lạng Sơn đến Cà Mau là hành lang vận tải quan trọng nhất trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cả nước đã hình thành và đang dần hoàn thiện

Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ C

Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ C

VTV.vn - Ngày 29/5, khu vực Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-65%.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại