Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

"Qua hơn 1 năm, những hạn chế của học trực tuyến vẫn chậm khắc phục"

VOV.VN- "Qua hơn một năm triển khai dạy trực tuyến, chúng ta vẫn đang chậm trong đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, đặc biệt là điều kiện học tập. Đây là khó khăn rất lớn, cần khắc phục với sự nỗ lực của mỗi gia đình và cả hệ thống để có sự ưu tiên trong giáo dục".

Học trực tuyến được cho là giải pháp hữu hiệu trong mùa dịch khi học sinh không thể đến trường, nhưng dù đã bước sang năm thứ 2 áp dụng phương thức học này, nhiều phụ huynh học sinh vẫn phàn nàn, lo lắng vì hiệu quả chưa được như mong đợi. PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã có trao đổi với VOV.VN về vấn đề học trực tuyến hiện nay.

PV: Do ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố đang triển khai dạy trực tuyến cho học sinh các cấp, theo bà điều này có phù hợp?

PGS.TS Chu Cẩm Thơ: Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ em được hấp dẫn bởi hình thức học trực tuyến khi các em được tương tác với công nghệ, đa phương tiện trong một điều kiện nhất định và thời gian phù hợp, qua đó các em đã trải nghiệm, đã đạt được những kết quả nhất định về kiến thức, kĩ năng…

PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. (Ảnh: KT)
PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. (Ảnh: KT)

Mặc dù dịch bệnh, nhưng các em vẫn không ngừng lớn lên, không ngừng có nhu cầu khám phá. Các em rất cần được học theo nghĩa “thu hút các em vào hoạt động hấp dẫn, có định hướng giáo dục”. Dù chúng ta chưa có sự chuẩn bị tốt nhất, đầy đủ cho việc dạy học trực tuyến, thì trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta vẫn cần nỗ lực để giúp các em có thể duy trì việc học tập, phần nào đáp ứng nhu cầu của các em bằng cách điều chỉnh nội dung, phương pháp, các yêu cầu cần đạt, biết ưu tiên để thực hiện trước những hoạt động phù hợp với học trực tuyến,… như vậy, dù chưa hoàn hảo, nhưng chắc chắn đó là giải pháp phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay.

Không bê nguyên bài giảng trực tiếp sang dạy trực tuyến

PV: Khi chuyển từ dạy trực tiếp sang dạy trực tuyến, phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên cần thay đổi ra sao để tăng tính tương tác, hiệu quả của tiết học, thưa bà?

PGS.TS Chu Cẩm Thơ: Ở Việt Nam, ứng dụng công nghệ trong dạy học nói chung và dạy học trực tuyến nói riêng được khuyến khích, ngành giáo dục và đào tạo đã có khoảng 20 năm thực hiện xây dựng bài giảng E-learning, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học ở mọi cấp học.

Việc dạy học trực tuyến đã hiện thực hóa rộng rãi ước mơ “học từ xa”, “ngừng đến trường nhưng không dừng học”. Thực tế, với sức mạnh của công nghệ, chúng ta nên nghĩ đến việc dạy học trực tuyến sẽ giúp thực hiện những ý tưởng sư phạm mà bình thường chúng ta khó làm được. Đó là, học cá nhân hóa, người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, học với chương trình phù hợp năng lực, sở thích cá nhân.

Dạy học sáng tạo với sự hỗ trợ của “người thầy công nghệ”, rõ ràng các phần mềm đã thể hiện ngày càng tốt các ý tưởng sư phạm trong tạo ra cơ hội tương tác, thể hiện phong cách học tập, sản phẩm học tập và các nhóm học tập, … với sự hỗ trợ của đa phương tiện. Giáo dục kết nối, đa văn hóa khi lớp học toàn cầu có thể kết nối người học khắp nơi, kết nối nguồn tri thức khổng lồ… Chỉ bấy nhiêu lợi ích của công nghệ, của dạy học trực tuyến có thể có, chúng ta khẳng định rằng, dạy học trực tuyến không phải là giải pháp tình thế, mà là giải pháp dạy học cần được thực hiện trong thời đại ngày nay.

Hiện tại, trong khi chờ đợi sự đầu tư đồng bộ, hệ thống thì chúng ta cần tập trung vào tăng cường năng lực công nghệ cho người giáo viên, cụ thể đó là chuyển đổi bài dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Nghĩa là, người giáo viên cần tìm, lựa chọn công nghệ phù hợp để hiện thực hóa ý tưởng sư phạm của mình trong dạy học trực tuyến. Người giáo viên phải dành thời gian học sử dụng, luyện tập thành thạo…

Giáo viên cũng cần lưu ý không bê nguyên các yêu cầu, nội dung của bài dạy trực tiếp sang bài dạy trực tuyến. Khi dạy trực tuyến, cần khai thác các công cụ, phần mềm và kinh nghiệm học tập của học sinh. Các em giỏi công nghệ, dễ sử dụng công nghệ vào việc học hơn chúng ta tưởng. Giáo viên nên giao các bài tập, các hoạt động được “công nghệ hóa”, trước và sau bài học để các em học theo công việc, làm ra sản phẩm, và lưu ý rằng, tránh tình trạng “thuyết trình”, “yêu cầu suy nghĩ” trong một thời gian dài, khiến tiết học trở nên mệt mỏi, tẻ nhạt, không nên tổ chức các hoạt động đòi hỏi chú tâm, tư duy quá 10 phút khi dạy trực tuyến. Tức là, trong một tiết dạy, giáo viên nên tổ chức tối thiểu 3- 4 hoạt động để học sinh tương tác. Giáo viên cũng cần khai thác việc tự học của học sinh, để giao các nhiệm vụ trước và sau giờ học hiệu quả, tránh chỉ tập trung cho giờ học trên lớp. Giáo viên có thể tổ chức học theo nhóm, các nhiệm vụ dạy học để học sinh ứng dụng công nghệ, làm bài tập liên môn, … như thế các em sẽ hứng thú, tiết kiệm được thời gian học tập, tăng khả năng ứng dụng thực tiễn.

PV: Khi học trực tuyến, nhiều học sinh gặp khó khăn, gián đoạn về đường truyền, thiếu thiết bị học tập. Chỉ tính riêng tại TP.HCM, đã có hơn 77.000 em gặp khó khăn với phương thức học này, vậy cần giải pháp ra sao để việc học trực tuyến hiệu quả, mọi học sinh đều có cơ hội học tập như nhau?

PGS.TS Chu Cẩm Thơ: Không riêng gì TP.HCM, khi triển khai dạy học trực tuyến, rất nhiều học sinh, sinh viên, giáo viên gặp khó khăn về đường truyền, thiết bị học tập. Trong tình thế hiện nay, chúng ta cần sẵn sàng tâm thế “khắc phục” và hỗ trợ để tạo cơ hội học tập cho những học sinh đang gặp khó khăn này vì rất khó để có thể đảm bảo việc học diễn ra bình thường cho các em.

Chúng ta có thể kết hợp dạy học trực tuyến với dạy học từ xa trên truyền hình, để các học sinh có thể xem lại bài giảng, nghe giảng mọi thời điểm. Ngoài ra, mỗi nhà trường có thể phân nhóm các giáo viên để hình thành khung thời khóa biểu đa dạng hơn (không theo thời khóa biểu bình thường, được bố trí theo lớp), giáo viên cũng nên khai thác và giao việc học theo các trước – sau giờ học, để học sinh có thể tự học, học có hướng dẫn với việc tra cứu tài liệu trên internet, sách vở có sẵn. Lưu ý rằng, việc giúp đỡ trong cộng đồng để các nhóm gia đình có thể hỗ trợ thiết bị dùng chung trong việc học cũng là một giải pháp.

Đừng coi học trực tuyến chỉ là tạm thời trong mùa dịch

PV: Từ câu chuyện về dạy học trực tuyến bà nghĩ sao về những thách thức trong chuyển đổi số của ngành giáo dục, để học trực tuyến thực sự hiệu quả, cần sự thay đổi đồng bộ ra sao, thưa bà?

PGS.TS Chu Cẩm Thơ: Hiện nay, chúng ta đang gặp khó khăn chung về một số vấn đề, đó là thiếu nền tảng hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ sinh thái để kết nối thông tuyến quản trị - dạy – học – đảm bảo chất lượng, chưa có tiêu chuẩn chất lượng của cơ sở dữ liệu phục vụ dạy và học, chưa tích hợp giáo dục, đào tạo nhân lực, năng lực số và đảm bảo hòa nhập kĩ thuật số, chưa có sự thống nhất liên thông trong các bậc học, môn học…

Theo đánh giá của một số nghiên cứu được thực hiện sau các đợt giãn cách thứ nhất, thứ 2, thứ 3 bởi tác động của dịch Covid-19 thì việc dạy học trực tuyến mới đạt được yêu cầu ở mức độ thấp đó là duy trì việc học và tương tác giữa giáo viên và học sinh. Còn lại, có rất ít các nhà trường cả ở đại học và phổ thông có được hệ sinh thái học trực tuyến để người học, người dạy đạt được các cấp độ cao hơn, phát huy thực sự sức mạnh của công nghệ. Hơn nữa, trang thiết bị dành cho học tập trực tuyến cũng chưa đảm bảo, khi một bộ phận không nhỏ người dạy, người học còn thiếu máy tính, đường truyền đảm bảo.

Qua hơn một năm triển khai trên diện rộng, chúng ta vẫn đang chậm trong đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế này, đặc biệt là điều kiện học tập cho người học. Đây là khó khăn rất lớn, cần khắc phục với sự nỗ lực của mỗi gia đình, và cả hệ thống để có sự ưu tiên trong giáo dục.

Hiện tại, trong khi chờ đợi sự đầu tư đồng bộ, hệ thống thì cần tập trung vào tăng cường năng lực công nghệ cho người giáo viên, cụ thể đó là chuyển đổi bài dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, mỗi nhà trường hoặc cụm trường có thể lựa chọn công nghệ, rồi tập huấn cho giáo viên, các giáo viên cùng tạo ra giáo án, để trở thành tài nguyên dùng chung, … Những hành động như vậy sẽ là giải pháp tạm thời, giúp vượt qua khó khăn của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Chúng ta cần nhận thức dạy học trực tuyến không phải giải pháp tình thế trong mùa dịch mà phải là phương thức dạy học bắt buộc, đồng hành với dạy học trực tiếp để phát triển năng lực người học trong thời đại ngày nay. Theo các đánh giá đã được thực hiện thì đây vừa là một cản trở, vừa là một động lực để tạo ra sự chuyển biến tích cực, nhanh chóng trong mỗi phạm vi khác nhau và rất cần được thúc đẩy ở mỗi người, mỗi nhà trường. Ngành giáo dục nói riêng và hệ thống chính trị nói chung cần có sự đầu tư mạnh mẽ, quyết liệt để xây dựng hạ tầng, dữ liệu, nâng cao năng lực số cho đội ngũ, thay đổi mô thức quản trị để chuyển đổi số thực sự được diễn ra và trở thành nguồn lực quyết định sự tiến bộ về chất cho giáo dục Việt Nam.

PV: Xin cảm ơn bà!/.

Theo: Nguyễn Trang/VOV.VN

Tin mới hơn

INFOGRAPHIC: Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024

INFOGRAPHIC: Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024

VTV.vn - Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ 26-29/6, trong đó thí sinh làm bài thi tốt nghiệp trong 2 ngày 27 và 28/6.

Tiện lợi cho người dân khi sử dụng tài khoản VneID để truy cập dịch vụ công

Tiện lợi cho người dân khi sử dụng tài khoản VneID để truy cập dịch vụ công

VTV.vn - Từ ngày 1/7 tới đây, người dân sẽ chỉ sử dụng duy nhất một loại tài khoản là VneID khi thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.

Khách mua vé máy bay giá cao bất thường gửi phản ánh đến cơ quan nào?

Khách mua vé máy bay giá cao bất thường gửi phản ánh đến cơ quan nào?

VTV.vn - Cục Hàng không Việt Nam đề nghị khách hàng mua vé máy bay thời gian qua phản ánh thông tin, tài liệu xác thực về việc đã phải mua vé máy bay giá...

Thủ tướng: Phấn đấu vượt tiến độ các dự án giao thông trọng điểm từ 3-6 tháng

Thủ tướng: Phấn đấu vượt tiến độ các dự án giao thông trọng điểm từ 3-6 tháng

VTV.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường giám sát, kiểm tra, bám sát công trường, bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án giao thông trọng điểm.

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to cục bộ

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to cục bộ

VTV.vn - Ngày 9/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to, riêng vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa...

PSG đen đủi, Dortmund xuất sắc vào chung kết Champions League

PSG đen đủi, Dortmund xuất sắc vào chung kết Champions League

VTV.vn - Hummels ghi bàn duy nhất nhưng điểm nhấn chính là 4 lần các cầu thủ PSG dứt điểm trúng khung thành, qua đó ngậm ngùi nhìn Dortmund lấy vé vào...

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào khối trường y, dược năm 2024 cần lưu ý gì?

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào khối trường y, dược năm 2024 cần lưu ý gì?

VTV.vn - Một số trường đào tạo ngành y dược đưa ra những lưu ý trong xét tuyển, cộng điểm ưu tiên với các chứng chỉ quốc tế, IELTS, TOEFL.

Thời tiết hôm nay 7/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác

Thời tiết hôm nay 7/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác

VOV.VN - Thời tiết ngày 7/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Khát vọng vươn lên trên mảnh đất lịch sử Điện Biên

Khát vọng vươn lên trên mảnh đất lịch sử Điện Biên

VOV.VN - Từ mảnh đất lịch sử từng chịu bao bom cày, đạn xới, sau 70 năm ghi dấu bằng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Điện Biên đã vươn mình đổi thay trên tất cả các lĩnh vực, trở thành một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh trong số 14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.

Xuất khẩu khởi sắc cơ hội để khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam

Xuất khẩu khởi sắc cơ hội để khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam

Ngay trong những tháng đầu năm nay xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục khởi sắc khi mang về giá trị hơn 1,4 tỷ USD và dự báo xuất khẩu gạo tiếp tục đạt nhiều thuận lợi trong thời gian tới.

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được cử hành trang trọng

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được cử hành trang trọng

Ngay trước giờ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, trời Điện Biên bất ngờ đổ mưa, nhưng Lễ kỷ niệm vẫn được cử hành trang trọng theo đúng kế hoạch.

Vùng Tây Nguyên phát triển kinh tế nông nghiệp quy mô lớn gắn với công nghệ cao

Vùng Tây Nguyên phát triển kinh tế nông nghiệp quy mô lớn gắn với công nghệ cao

(CLO) Theo hướng phát triển, vùng Tây Nguyên phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng công nghệ cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã đập tan hoàn toàn Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, góp phần quyết định kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ năm 1954 ghi vào lịch sử dân tộc ta như “một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ 20” và đi vào lịch sử thế giới như “một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”(1).

Bắc bộ mưa giông kéo dài nhiều ngày tới

Bắc bộ mưa giông kéo dài nhiều ngày tới

ANTD.VN - Hôm nay 7/5, ở khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 50mm..

Những điểm nên đến khi tới Điện Biên dịp này

Những điểm nên đến khi tới Điện Biên dịp này

VTV.vn - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, hàng ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc đã và đang hướng về mảnh đất thiêng liêng này.

Từ đêm 7/5, Yên Bái có mưa lớn diện rộng; chủ động ứng phó lũ quét, ngập úng, sạt lở đất

Từ đêm 7/5, Yên Bái có mưa lớn diện rộng; chủ động ứng phó lũ quét, ngập úng, sạt lở đất

Từ đêm 7/5, Yên Bái có mưa lớn diện rộng; chủ động ứng phó lũ quét, ngập úng, sạt lở đất

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại