Phấn đấu đến 2025, giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt từ 1-1,5 tỷ USD
Quý II/2024, xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt đạt 25,95 triệu USD
Báo Công Thương dẫn thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong quý II/2024, Việt Nam xuất khẩu được 6,19 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 25,95 triệu USD, tăng 15,8% về lượng và tăng 9,5% về trị giá so với quý I/2024; so với quý II/2023 tăng 36,3% về lượng và tăng 8,8% về trị giá.
Thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các nước thuộc khu vực châu Á, trong đó xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc), chiếm 41,59% về lượng và chiếm 56,46% về trị giá trong tổng xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của cả nước, với 2,57 nghìn tấn, trị giá 14,65 triệu USD, tăng 0,8% về lượng, nhưng giảm 6,5% về trị giá so với quý I/2024; so với quý II/2023 tăng 25% về lượng và tăng 16,6% về trị giá.
Thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các nước thuộc khu vực châu Á. Ảnh minh họa: MeatDeli.
Trong quý II/2024, các chủng loại thịt và sản phẩm từ thịt xuất khẩu chủ yếu gồm: Thịt khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (chủ yếu là thịt ếch đông lạnh) được xuất khẩu chủ yếu sang Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ…; thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (chủ yếu là thịt heo sữa nguyên con đông lạnh và thịt heo nguyên con đông lạnh) được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc); thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (chủ yếu là chân gà đông lạnh) được xuất khẩu chủ yếu sang Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc, Lào… Đáng chú ý, xuất khẩu các chủng loại thịt và các sản phẩm từ thịt đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nhiều nền tảng cho ngành chăn nuôi được xây dựng để đến năm 2025, giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt từ 1-1,5 tỷ USD.
Đưa các sản phẩm chăn nuôi thành ngành hàng xuất khẩu tỷ USD
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu nửa đầu năm 2024 đạt 240 triệu USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, chiếm phần lớn là các sản phẩm thịt chế biến, tiếp đến là thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
Dù vậy, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi chưa tương xứng với khả năng sản xuất trong nước bởi sản phẩm chăn nuôi thời kỳ hội nhập đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật rất nghiêm ngặt.
Theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH), khi xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến động vật bắt buộc phải tuân thủ quy định, tiêu chí về vùng an toàn dịch bệnh.
Sản phẩm chăn nuôi Việt Nam muốn hướng tới xuất khẩu trước hết phải tuân thủ các quy định này. Ngoài quy định chung của WOAH, mỗi nước nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật cũng có quy định riêng.
Chẳng hạn, EU yêu cầu nước xuất khẩu phải xây dựng chương trình giám sát các chỉ tiêu vi sinh vật, chất tồn dư độc hại theo tiêu chuẩn của EU; phải đạt yêu cầu của EU trong các chuyến thanh tra, kiểm tra thực tế đột xuất và định kỳ của chuyên gia EU….
Theo Vietnam+, nhiều thị trường đòi hỏi về phúc lợi động vật. Hay để xuất khẩu vào thị trường các nước Hồi giáo, thực phẩm Halal phải tuân theo các quy tắc Hồi giáo và tính toàn vẹn, an toàn và vệ sinh của sản phẩm được duy trì trong suốt chuỗi cung ứng chứ không đơn thuần chỉ là nguyên liệu đầu vào.
Trong khi đó, không có tiêu chuẩn Halal thống nhất trên thế giới. Tương tự như vậy, nhiều tổ chức cấp chứng nhận Halal dựa trên tiêu chí của họ và tiêu chí này có thể không khớp với tiêu chí do các tổ chức chứng nhận khác cấp.
Sau thời gian dài mở cửa thị trường, đến nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cấp phép cho 11 nhà máy của Việt Nam được xuất khẩu các loại sản phẩm sữa sang thị trường này. Sản lượng sữa và sản phẩm sữa xuất khẩu sang Trung Quốc liên tục tăng trưởng.
Sau khi ký kết Nghị định thư xuất khẩu tổ yến và sản phẩm tổ yến Việt Nam sang Trung Quốc, hiện nay, đã có 9 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép cho xuất khẩu sản phẩm vào thị trường này. Cục Thú y đang tiếp tục đàm phán xuất khẩu tổ yến thô sang Trung Quốc.
Thịt gà chế biến cũng đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), 5 nước thuộc Liên minh kinh tế Á-Âu và Mông Cổ.
Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y cho biết đơn vị đang tiếp tục đàm phán với Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc về điều kiện an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt gia cầm.
Việt Nam và Hàn Quốc cũng đã thống nhất điều kiện về an toàn dịch bệnh đối với sản phẩm thịt gia cầm xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc.
Năm 2024, Cục Thú y bắt đầu đàm phán với cơ quan thẩm quyền Nhật Bản về điều kiện, thủ tục để xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa sang thị trường này.
Cục Thú y đang tiếp tục đàm phán để xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, EU, Anh, các nước Trung Đông. Đồng thời, tăng số lượng doanh nghiệp sản xuất được phép xuất khẩu sang các thị trường đã được mở cửa, ông Nguyễn Văn Long chia sẻ.
Còn sản xuất trong nước, theo Cục Thú y, hiện nay, cả nước có 1.779 cơ sở an toàn dịch bệnh và 152 vùng an toàn dịch bệnh tại 60 tỉnh, thành phố.
Để từng bước đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu, mục tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2025, xây dựng 11 vùng cấp huyện đối với các bệnh cúm gia cầm và Newcastle (gà rù) theo quy định của WOAH tại các tỉnh Đông Nam Bộ.
Đối với gia súc, ngoài duy trì được 4 huyện của tỉnh Bình Dương an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam với các bệnh lở mồm long móng và dịch tả lợn cổ điển sẽ xây dựng 4 huyện khác của tỉnh Bình Phước và ít nhất 2 huyện của tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng. Đặc biệt, theo quy định của của WOAH, Việt Nam sẽ xây dựng thành công vùng an toàn dịch bệnh đối với gia súc 4 huyện của hai tỉnh: Bình Phước và Bình Dương.
Không chỉ các cơ quan chức năng nỗ lực đàm phán, mở cửa thị trường, nhiều doanh nghiệp cũng chung tay cùng địa phương xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chuỗi chăn nuôi gắn chế biến với công nghệ hiện đại như Masan, C.P. Việt Nam, Koyu&Unitek, Japfa, De Heus, GreenFeed.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết ngành nông nghiệp với quan điểm phát triển chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với chuỗi giá trị, kinh tế tuần hoàn, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh và an toàn thực phẩm.
Đây là tiền đề để chăn nuôi tiếp cận được với các thị trường lớn trên thế giới, đặc biệt như thị trường Halal.
Việc Việt Nam đã có các sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu vào nhiều thị trường mở đường cho sự kết nối quốc tế, từng bước khẳng định chất lượng sản phẩm Việt Nam có đủ điều kiện để chinh phục các thị trường khắt khe, khó tính trên toàn thế giới.
Việc đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, khai mở các thị trường mới còn nhiều dư địa như thị trường Halal được coi là chìa khóa đẩy mạnh xuất khẩu nói chung, sản phẩm chăn nuôi nói riêng, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá.
Minh Hoa (t/h)
Theo nguoiduatin.vn
Tin mới hơn

Cảnh báo rối loạn giấc ngủ do dùng điện thoại nhiều
VTV.vn - Sử dụng điện thoại trước khi ngủ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ, đặc biệt ở thanh thiếu niên.

Đầu tư công tạo động lực tăng trưởng GDP 8%
VTV.vn - Hàng trăm nghìn tỷ đồng đang tiếp tục được tập trung đầu tư cho các dự án hạ tầng quan trọng, quyết tâm tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông...

Xuất khẩu rau quả cả nước giảm 3 tháng liên tiếp
VTV.vn - Xu hướng này trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, khi ngành rau quả Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt cả năm.

5 ngành nghề khó thất nghiệp trong 5 năm tới
VTV.vn - Việc mất cân đối giữa cung và cầu lao động vẫn đang diễn ra khi nhiều ngành dư thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu hụt nhân lực có tay nghề...

Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về thời điểm lập hóa đơn
VTV.vn - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy...

9 đại học Việt Nam vào BXH thế giới theo nhóm ngành năm 2025
VTV.vn - Tổ chức Times Higher Education (THE) đã công bố BXH đại học thế giới năm 2025 theo nhóm ngành, trong đó, có 9 đại học của Việt Nam được xếp hạng ở...

Thời điểm chín muồi để làm cuộc cách mạng sắp xếp bộ máy
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh đã dành cho VTV Times một cuộc trò chuyện mà như lời ông: “không chỉ là vấn đề thời sự, nó còn là câu chuyện...

Bộ Nội vụ đề nghị tạm dừng trình Đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
VTV.vn - Tối 23/3, Bộ Nội vụ cho biết đã có văn bản gửi các địa phương về việc tạm dừng thực hiện một số nhiệm vụ, công việc liên quan đến đơn vị hành...
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Bộ Công an dự kiến xét tuyển thí sinh có IELTS 5.5, bỏ kết hợp học bạ
VTV.vn - Năm nay, khối trường công an xét kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với bài thi đánh giá thay vì điểm học bạ.

Quỹ Nhà ở quốc gia giúp hiện thực hóa nhiều giấc mơ “an cư lạc nghiệp”
VTV.vn - Quỹ Nhà ở quốc gia, phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn là niềm hy vọng của nhiều người đang mong chờ sớm mua được căn nhà phù hợp với thu...

Thời tiết hôm nay 23/3: Miền Bắc đêm và sáng trời rét, miền Nam có nơi nắng nóng
VOV.VN - Thời tiết ngày 23/3, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ không mưa, đêm và sáng trời rét, ngày nắng. Tại miền Đông Nam Bộ có nơi nắng nóng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo tổ chức thẩm định sách giáo khoa mới
VOV.VN - Bộ GD-ĐT vừa có thông báo về việc tổ chức thẩm định SGK biên soạn theo Chương trình GDPT 2018.

Chuyên gia: Giá vàng tăng cao càng kích thích người dân tích trữ vàng
VOV.VN - Theo nhiều chuyên gia kinh tế, vàng được coi là tài sản an toàn, bảo vệ giá trị, thậm chí tăng giá trước lạm phát và biến động kinh tế.

Kết quả bóng đá hôm nay 23/3: Haaland toả sáng, Na Uy thắng "5 sao"
VOV.VN - Kết quả bóng đá hôm nay 23/3 đáng chú ý với những trận đấu tại vòng loại World Cup khu vực châu Âu.

Tri ân những tấm gương phụ nữ "Ba đảm đang" trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
VOV.VN - Tối 22/3, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô và Tượng đài Phụ nữ “Ba đảm đang” huyện Đan Phượng, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội phối hợp với Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật "Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang".

Doanh nghiệp tư nhân muốn phát triển cần phải có sự đầu tư bài bản
VOV.VN - Nhiều chuyên gia và doanh nhân cho rằng, doanh nghiệp tư nhân muốn phát triển cần phải có sự đầu tư bài bản, quy mô chất lượng từ đầu, cùng với đó cần phải nắm bắt nhanh nhạy trong chuyển đổi số, áp dụng công nghệ xanh, bền vững.