Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Nhà lãnh đạo ấm áp trong mắt văn nghệ sĩ

TP - Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ dành sự quan tâm đặc biệt đến văn hóa mà còn quan tâm đến văn nghệ sĩ. Vì vậy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không ít lần gặp mặt, nói chuyện và có những chỉ đạo sâu sát.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (2023), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định đội ngũ văn nghệ sĩ gắn bó mật thiết với đời sống của nhân dân.

Nhà lãnh đạo ấm áp trong mắt văn nghệ sĩ ảnh 1
NSND Lê Chức (trái) và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi gặp mặt trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu đầu Xuân Mậu Tuất 2018.

“Trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ đã được khẳng định và đánh giá cao. Tài năng và nhiệt huyết của văn nghệ sĩ đóng góp xứng đáng vào việc hình thành hệ giá trị mới, xây dựng nền văn hóa văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chính tình hình tư tưởng, tình cảm của đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ hiện nay đã góp phần quan trọng vào sự ổn định chính trị của xã hội, sự phát triển của đất nước”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh. Tổng Bí thư căn dặn, văn nghệ sĩ đừng để sự tầm thường, dễ dãi ám ảnh mình.

NSND Lê Tiến Thọ cho Tiền Phong biết ông may mắn được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần. Các cuộc gặp chủ yếu diễn ra vào thời điểm ông giữ chức Thứ trưởng Bộ VHTTDL, khi đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang là Chủ tịch Quốc hội. Sau này, khi không còn là nhà quản lý nhà nước về văn hóa nữa, NSND Lê Tiến Thọ trở thành Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và tham gia Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam. Ở cương vị này, ông có thêm vài dịp được gặp Tổng Bí thư.

“Tôi nhớ nhất lần Tổng Bí thư đến thăm và làm việc với Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam (51 Trần Hưng Đạo). Tại cuộc gặp này, chúng tôi đã phát biểu, đề xuất đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho nền văn học nghệ thuật. Chính nhờ cuộc gặp này mà Tổng Bí thư đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng lại trụ sở liên hiệp. Đến nay, tòa nhà vừa hoàn thành”, NSND Lê Tiến Thọ nêu.

NSND Lê Tiến Thọ khẳng định những chỉ đạo của Tổng Bí thư vô cùng cụ thể, quyết liệt để đưa liên hiệp ngày càng phát triển. Trong những dịp liên hiệp kỷ niệm ngày thành lập, Tổng Bí thư đều đến và phát biểu chỉ đạo. Điều này phần nào thể hiện sự quan tâm của Tổng Bí thư đến việc phát triển văn học nghệ thuật và các văn nghệ sĩ.

“Tổng Bí thư luôn luôn quan tâm đến sự phát triển của đời sống văn học nghệ thuật. Những chỉ đạo của Tổng Bí thư về văn học nghệ thuật là niềm tin của ông đặt vào văn nghệ sĩ chúng tôi, là động lực để chúng tôi hoạt động tích cực hơn nữa, góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa, văn học nghệ thuật theo đúng định hướng của Đảng”, NSND Lê Tiến Thọ nói.

NSND Lê Tiến Thọ nhớ lại, trong đời sống Tổng Bí thư đối đãi rất mực thân tình, thường xuyên hỏi han, động viên những người làm nghệ thuật. “Tổng Bí thư từng vỗ vai tôi, gọi tên, hỏi thăm sức khỏe, công việc biểu diễn và kể rằng, ông vẫn nhớ vở tuồng đầy ấn tượng Nữ tướng Đào Tam Xuân. Khi nhận được câu trả lời rằng tôi đang nỗ lực, cố gắng bảo tồn vốn nghệ thuật cổ, truyền thống, Tổng Bí thư lại động viên chúng tôi cố gắng. Điều làm tôi bất ngờ là Tổng Bí thư vẫn nhớ được tên mình trong vô vàn công việc, sự quan tâm bộn bề của một nhà lãnh đạo”, NSND Lê Tiến Thọ nhớ lại.

Biết Tổng Bí thư quan tâm đến nghệ thuật truyền thống, NSND Lê Tiến Thọ đã mời Tổng Bí thư đi xem vở chèo Ni cô Đàm Vân của tác giả Học Phi trong đợt kỷ niệm tác giả tròn 100 tuổi tại rạp Kim Mã (Hà Nội). “Sau khi vở diễn kết thúc, Tổng Bí thư chúc mừng tác giả Học Phi và Nhà hát Chèo đã biểu diễn thành công vở, rồi lên sân khấu chụp ảnh với các nghệ sĩ”, NSND Lê Tiến Thọ kể.

Trong mắt nhiều văn nghệ sĩ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người lãnh đạo gần gũi, thân thiết. Điều này để lại cho văn nghệ sĩ ấn tượng về một người lãnh đạo ấm áp. Kể về kỷ niệm duy nhất khi gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, NSND Lê Chức (Lê Đại Chức) cho biết ông gặp Tổng Bí thư tại cuộc gặp mặt trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu do Ban Bí thư T.Ư Đảng tổ chức năm 2018.

“Đây cũng là lần duy nhất tôi có cơ hội gặp mặt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thời điểm đó, tôi là Phó Chủ tịch thường trực của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, đại diện cho toàn ngành sân khấu tham dự”, NSND Lê Chức nhớ lại.

Ông kể sau khi kết thúc cuộc gặp, do còn tình cảm lưu luyến, ông đã xin được nói một câu với Tổng Bí thư và được Tổng Bí thư đồng ý. “Thưa anh, những phim tài liệu về chính trị của Đảng, những phim về Hoàng Sa, Trường Sa, những phim lịch sử phần lớn do em đọc lời bình. Sau khi nghe tôi nói, Tổng Bí thư nhìn tôi và nhẹ nhàng nói rằng, nghe giọng đã nhiều năm mà nay mới được gặp”, NSND Lê Chức kể.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nghe những lời NSND Lê Chức nói về giọng đọc, giọng lồng tiếng phim và động viên: “Hãy giữ giọng và tiếng của anh cho đất nước”. Đây là kỷ niệm mà NSND Lê Chức nhớ mãi về lần đầu cũng như duy nhất khi gặp mặt, tiếp xúc với Tổng Bí thư.

Gia Linh - Ngọc Anh

Theo tienphong.vn

Tin mới hơn

13 học sinh nhập viện tại Thái Nguyên: Không dương tính với bệnh bạch hầu và viêm màng não

13 học sinh nhập viện tại Thái Nguyên: Không dương tính với bệnh bạch hầu và viêm màng não

VTV.vn - Các chuyên gia đã có buổi làm việc và kết luận về chùm ca bệnh 13 em học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.

Công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo bắt đầu xuất hiện ở các nhà máy Việt Nam

Công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo bắt đầu xuất hiện ở các nhà máy Việt Nam

Xu hướng ứng dụng AI và công nghệ cao trong sản xuất tại Việt Nam đang phát triển mạnh. Chuyển đổi số nhanh giúp Việt Nam dần khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Những lưu ý sống còn trước giờ siêu bão Yagi đổ bộ

Những lưu ý sống còn trước giờ siêu bão Yagi đổ bộ

Siêu bão Yagi được đánh giá là bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Vì vậy, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng chống kịp thời trước giờ bão đổ bộ.

Ngày 7/9, tạm ngừng khai thác tàu bay tại 4 sân bay do ảnh hưởng bão số 3

Ngày 7/9, tạm ngừng khai thác tàu bay tại 4 sân bay do ảnh hưởng bão số 3

VTV.vn - Ngày 5/9, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng đã yêu cầu tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại một số cảng hàng không, sân bay...

Bão số 3 giật trên cấp 17 tiếp tục tiến gần tới Bắc bộ

Bão số 3 giật trên cấp 17 tiếp tục tiến gần tới Bắc bộ

VOV.VN - Siêu bão đang tiến nhanh trên vùng biển phía bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh khoảng 600km về phía Đông Đông Nam.

Hoả tốc: Tỉnh uỷ Yên Bái yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024

Hoả tốc: Tỉnh uỷ Yên Bái yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024

Hoả tốc: Tỉnh uỷ Yên Bái yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: "Ứng phó với bão số 3 phải nghiêm túc, trách nhiệm"

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: "Ứng phó với bão số 3 phải nghiêm túc, trách nhiệm"

VOV.VN - Chiều 5/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đồng chủ trì cuộc họp với các bộ, ban ngành và trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố để ứng phó với bão số 3 (tên gọi quốc tế Yagi).

Khi nào bão số 3 đổ bộ vào đất liền nước ta?

Khi nào bão số 3 đổ bộ vào đất liền nước ta?

VTV.vn - Bão số 3 dự kiến trưa đến tối thứ Bảy (ngày 7/9) sẽ đổ bộ vào đất liền Bắc Bộ. Tuy nhiên bão mạnh, hoàn lưu rộng sẽ gây mưa to, gió lớn ngay từ đêm thứ Sáu.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Sáng nay (5/9), hơn 20 triệu học sinh dự khai giảng năm học mới 2024-2025

Sáng nay (5/9), hơn 20 triệu học sinh dự khai giảng năm học mới 2024-2025

VTV.vn - Đây là năm học đánh dấu việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hoàn tất chu trình với các lớp học cuối cùng.

Bão số 3 đổi hướng mạnh cấp 15, giật cấp 17

Bão số 3 đổi hướng mạnh cấp 15, giật cấp 17

VTV.vn - Sáng 5/9, bão mạnh cấp 15 đang ở Bắc Biển Đông, dự báo di chuyển hướng Tây Tây Bắc, ảnh hưởng đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với mưa to, sóng biển dữ dội.

Diễn đàn Kinh tế phương Đông năm 2024: Kết nối sức mạnh tạo tiềm năng mới

Diễn đàn Kinh tế phương Đông năm 2024: Kết nối sức mạnh tạo tiềm năng mới

Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ 9 (EEF 2024) được tổ chức từ ngày 3-9 đến 6-9 tại thành phố Vladivostok (Nga) với chủ đề “Viễn Đông 2030: Kết nối sức mạnh tạo tiềm năng mới”. Diễn đàn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa vùng Viễn Đông của Nga với các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Thu ngân sách 8 tháng đầu năm tăng gần 18%

Thu ngân sách 8 tháng đầu năm tăng gần 18%

ANTD.VN - Dù miễn, giảm, gia hạn gần 90 nghìn tỷ đồng tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất song thu ngân sách vẫn tăng 17,8% so với cùng kỳ, đạt 1.335,6 nghìn tỷ đồng.

“Trái ngọt” từ chủ trương chuyển đổi số

“Trái ngọt” từ chủ trương chuyển đổi số

(PLVN) - Những thông tin được công bố tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến vừa được Chính phủ tổ chức tại TP Đà Nẵng, cho thấy hiệu quả vô cùng lớn của công cuộc chuyển đổi số.

Đầu tư chế biến sâu: Mở hướng đi bền vững cho nông sản

Đầu tư chế biến sâu: Mở hướng đi bền vững cho nông sản

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng nhà máy chế biến, kho lạnh, kho bảo quản để nâng cao chất lượng nông sản.

Công điện của UBND tỉnh Yên Bái về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024

Công điện của UBND tỉnh Yên Bái về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024

Công điện của UBND tỉnh Yên Bái về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024

Thời tiết ngày 4/9: Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa và rải rác có dông

Thời tiết ngày 4/9: Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa và rải rác có dông

VOV.VN - Thời tiết ngày 4/9, ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại