Đường cao tốc Bắc - Nam sắp thành hình
Việc xây dựng đường cao tốc của Việt Nam được đặt ra từ những năm 2000 trong bối cảnh hệ thống các quốc lộ huyết mạch xuống cấp, quá tải. Tháng 12-2004, tại Bến Lức (Long An), tuyến cao tốc đầu tiên TP HCM - Trung Lương được khởi công trong niềm vui của nhân dân cả nước. Thế nhưng sau 20 năm khởi động, tới nay cả nước mới có 1.580 km đường cao tốc.
Đã hoàn thành 800 km
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Cà Mau dài 2.063 km. Việc triển khai thi công tuyến cao tốc này được chia thành nhiều dự án tương ứng với các giai đoạn khác nhau. Đến nay, đã hoàn thành và đưa vào khai thác 800 km.
Trong đó, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 (2017 - 2020) dài hơn 650 km gồm 11 dự án thành phần đã thông xe 6 đoạn tuyến gồm: Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Phan Thiết - Dầu Giây, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Nha Trang - Cam Lâm. Dự kiến ngày 2-9 sẽ thông xe đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn dài 43 km và đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu dài 50 km. Ngày 31-12, hoàn thành dự án cầu Mỹ Thuận 2. Trong năm 2024, 2 dự án thành phần còn lại là Diễn Châu - Bãi Vọt, Cam Lâm - Vĩnh Hảo sẽ được đưa vào vận hành.
Đoạn tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo có nguy cơ chậm tiến độ do gặp khó khăn về kỹ thuật và giải phóng mặt bằng Ảnh: CHÂU TỈNH
Khi giai đoạn 1 của dự án đang chạy nước rút thì đầu năm 2023, đồng loạt 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 (giai đoạn 2) được khởi công. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 có tổng chiều dài 729 km đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố, gồm các đoạn: Hà Tĩnh - Quảng Trị; Quảng Ngãi - Nha Trang; Cần Thơ - Cà Mau. Dự án được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập, cơ bản hoàn thành vào năm 2025 và đưa vào khai thác vận hành từ năm 2026.
Lo ngại tiến độ đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo
Dự án cầu Mỹ Thuận 2 thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 đang được các đơn vị triển khai tích cực để hoàn thành đúng tiến độ. Theo Ban Quản lý dự án 7, tổng giá trị xây lắp của dự án cầu đã đạt hơn 78% giá trị hợp đồng, vượt 1,5% so với kế hoạch.
Hiện đã có 3/5 gói thầu hoàn thành, dự kiến đến cuối tháng 6 sẽ hoàn thành thêm gói thầu thi công đường dẫn phía bờ Vĩnh Long. Riêng gói thầu chính đang được rút ngắn 10 ngày, thân trụ và kết cấu phần trên nhịp chính dây văng, kè gia cố bờ sông, hệ thống an toàn giao thông đường bộ, hệ thống điện được các đơn vị gấp rút triển khai. Trong đó, phần thân trụ neo đã thi công xong 100%. Dự kiến ngày 9-11, Ban Quản lý dự án 7 sẽ hợp long nhịp chính, bao gồm 16 đốt đúc trên mỗi trụ tháp và sẽ hoàn thành công trình vào cuối năm 2023.
Cùng với cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận 2 này sẽ góp phần hình thành tuyến cao tốc thông suốt, rút ngắn thời gian di chuyển từ TP HCM đi Cần Thơ.
Riêng đoạn tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 đang gặp khó. Được biết, toàn tuyến này dài 78,5 km, trong đó Tập đoàn Đèo Cả đã thi công đạt sản lượng 58,6% trong tổng số 41,74 km do đơn vị đảm nhận; Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng 194 triển khai đạt 47,6% phần còn lại.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, việc thi công đoạn tuyến Cam Lâm - Vĩnh Hảo gặp nhiều vướng mắc, có nguy cơ chậm tiến độ. Cụ thể, theo tiến độ được duyệt, hạng mục đào và gia cố hầm Núi Vung (dài 2,2 km) sẽ hoàn thành tháng 3-2023. Tuy nhiên, đơn vị thi công cho biết địa chất thực tế hoàn toàn khác so với hồ sơ thiết kế kỹ thuật nên việc thi công gặp nhiều khó khăn. Đơn vị thi công đã 6 lần mời Ban Quản lý dự án 85, đơn vị tư vấn thiết kế kỹ thuật vào hiện trường để thống nhất giải pháp tháo gỡ nhưng hiện vẫn chưa nhận được hồ sơ thiết kế kỹ thuật điều chỉnh để triển khai công việc tiếp theo.
Ngoài ra, dự án này còn gặp một số trở ngại liên quan việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Một hộ dân ở xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận không đồng ý mức hỗ trợ, bồi thường nên đã lập hàng rào cản trở việc thi công, gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong 3 đột phá chiến lược và đặt mục tiêu: năm 2025, cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc; năm 2030 là 5.000 km.
Khơi thông ĐBSCL
Trong 12 dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 có 2 dự án đi qua ĐBSCL là Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau. Giữa tháng 6-2023, dự án thành phần 4 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cũng khởi động. Các dự án này được kỳ vọng sẽ tạo động lực phát triển mới cho vùng ĐBSCL.
Được biết, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để phục vụ dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đang được địa phương triển khai khẩn trương.
Bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng, đánh giá tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Khi hoàn thành, đường cao tốc này sẽ mở ra tuyến kết nối liên vùng, rút ngắn thời gian di chuyển, góp phần giảm chi phí vận chuyển hàng hóa của các tỉnh trong khu vực ĐBSCL.
NHÓM PHÓNG VIÊN
Theo nld.com.vn
Tin mới hơn
CHỈ THỊ của Thủ tướng Chính phủ về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong LLVT vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông
CHỈ THỊ của Thủ tướng Chính phủ về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong LLVT vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông
Hà Nội còn hơn 30.500 người đang sơ tán tránh ngập lụt
VTV.vn - TP Hà Nội còn 30.536 người thuộc 6 huyện đang phải sơ tán tránh ngập lụt.
Hôm nay khởi tranh vòng bảng Cúp C1 châu Âu 2024/2025
Hôm nay 17/9/2024, vòng bảng Cúp C1 châu Âu 2024/2025 sẽ chính thức khởi tranh với 6 trận đấu đầu tiên.
Cần Thơ liên kết người dân, doanh nghiệp trong ngành hàng lúa gạo
Với sản lượng lúa trên 1,3 triệu tấn, hiện nay Cần Thơ đã xây dựng được 143 cánh đồng lớn trên lúa với tổng diện tích hơn 36.000 ha. Sản xuất theo quy trình canh tác lúa bền vững, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, xây dựng vùng canh tác tập theo theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang thị trường EU.
Nhận định chứng khoán 17/9: VN-Index có thể sẽ “test” lại ngưỡng 1.235 điểm
Thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục giảm và chỉ số VN-Index có thể sẽ “test” lại ngưỡng 1.235 điểm. Đồng thời, thị trường đang giảm vào vùng quá bán ngắn hạn nên thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật, nhưng thị trường vẫn chưa có dấu hiệu xác lập vùng đáy trong ngắn hạn.
Áp thấp nhiệt đới có khả năng di chuyển vào Biển Đông và mạnh lên thành bão
Áp thấp nhiệt đới có khả năng di chuyển vào Biển Đông và mạnh lên thành bão; sau đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đất liền nước ta; giai đoạn cuối tuần Bắc Bộ và các tỉnh miền TRung có khả năng mưa to
Tăng cường công tác cung ứng hàng hoá thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3
Tăng cường công tác cung ứng hàng hoá thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3
Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh: Cần những hỗ trợ dài hơi để tái thiết cuộc sống người dân khi bão lũ đi qua
(Mặt trận) - “Những hỗ trợ bằng vật chất, hàng hóa thiết yếu ban đầu là rất cần thiết nhưng đã đến lúc chúng ta cần có những hỗ trợ dài hơi hơn để cho bà con có thể làm lại căn nhà, tái thiết lại ruộng đồng để ổn định cuộc sống và sản xuất”, đó là chia sẻ của Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh tại chương trình truyền hình trực tiếp Hướng về đồng bào nơi bão lũ do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tối ngày 14/9.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Góp yêu thương gửi tới đồng bào
Những ngày này, đồng bào cả nước hướng về các vùng bão lũ phía Bắc, theo tinh thần Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: “Ai có của giúp của, ai có công giúp công, có ít giúp ít, có nhiều giúp nhiều…”. Nơi này gói bánh chưng, nơi khác chuẩn bị lương thực, thực phẩm đặc sản vùng miền để ủng hộ… Những chuyến xe chở hàng cứu trợ từ các tỉnh, thành nối dài cùng hướng về miền Bắc...
Mưa rất lớn, diễn biến ngập lụt ở Hà Nội thêm phức tạp
TPO - Đêm qua và rạng sáng nay (16/9), Hà Nội đón một trận mưa rất lớn bao trùm thành phố, nhiều nơi mưa phổ biến từ 100-150mm, riêng Đông Anh, mưa tới 234mm. Lũ một số sông nội tỉnh của Hà Nội vẫn đang trên báo động 3, ngập lụt tại các vùng ven sông diễn biến phức tạp.
Chương trình đặc biệt "Điểm tựa Việt Nam": Tình người là điểm tựa trong bão lũ...
VTV.vn - Trong gian khó, đau thương, tinh thần kiên cường, đoàn kết, nghĩa đồng bào vốn là truyền thống quý báu của dân tộc chính là điểm tựa cho chúng ta vượt qua mọi thử thách.
Tăng cường cảnh giác, chủ động đối phó với diễn biến bất thường của thời tiết
VTV.vn - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024.
Cẩn trọng với những bệnh truyền nhiễm dễ bùng phát mùa bão, lũ
VTV.vn - Kinh nghiệm từ trước tới nay cho thấy, dịch bệnh truyền nhiễm thường đi liền sau mưa bão lũ lụt.
Thị trường hàng hóa Yên Bái dần ổn định sau lũ
Hiện nay, một số chợ ở TP Yên Bái đã khôi phục việc bán hàng sau khi bị thiệt hại nặng nề sau lũ, tuy nhiên số tiểu thương đi bán hàng chưa nhiều. Theo khảo sát, giá cả hàng hóa tăng so với bình thường, nhưng không quá nhiều.
Ông Nguyễn Xuân Thắng thăm, động viên người dân vùng lũ tỉnh Yên Bái
Sáng nay (15/8), Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng và đoàn công tác đã đến thăm, động viên nhân dân tỉnh Yên Bái bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Thủ tướng: "Quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3"
Phát biểu tại hội nghị thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, hôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra vào sáng nay 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta phải quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3 vì tinh thần dân tộc, nghĩa đồng bào, vì cuộc sống của nhân dân.