Dựa vào dân để giải phóng Sài Gòn và tiếp quản thành phố
Dựa vào dân để giải phóng thành phố
Đại tướng Phạm Văn Trà cho biết, năm 1975 ông không thuộc các đơn vị đánh trực tiếp vào Sài Gòn, nhưng đồng chí Lê Đức Anh là người chỉ đạo cánh quân thứ 5 của Chiến dịch Hồ Chí Minh (Đoàn 232 đánh từ Long An lên, mục tiêu là chiếm Nha Cảnh sát Sài Gòn), khi còn sống, vẫn căn dặn phải ghi nhớ chiến dịch này.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào", năm 1974, trước tình hình Mỹ chuẩn bị rút quân, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập 4 quân đoàn để chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh gồm Quân đoàn 1, 2, 3, 4 và Đoàn 232.
Đại tướng Phạm Văn Trà nhấn mạnh: "Chủ trương của mình là trong điều kiện nào cũng phải giải phóng cho được miền Nam" .
Ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức mở màn, 5 cánh quân của ta bao vây, đánh vào Sài Gòn từ 5 hướng.
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, khi đó là Chính ủy Trung đoàn 141, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 kể, sáng 30/4, đơn vị tiến vào Sài Gòn với nhiệm vụ đánh vào Bộ Tư lệnh Hải quân ở cảng Ba Son, Dinh Gia Long, chiếm đài phát thanh
Và đến 12 giờ trưa ngày 30/4, Sư đoàn 7 mới về đến Dinh Độc Lập, chậm 30 phút so với đơn vị của Quân đoàn 2 và không thể thực hiện kịp nhiệm vụ cắm cờ.

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh kể lại: "Tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Quân đoàn 4 chúng tôi được giao nhiệm vụ cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập và đảm nhiệm 3 mũi tiến công trên hai hướng Đông và Tây Nam Sài Gòn. Ngày 30/4, nhân dân Sài Gòn ra đón chúng tôi như con em trở về. Chúng tôi vào chậm so với Quân đoàn 2 là 30 phút nên Sư trưởng Lê Nam Phong của chúng tôi lúc đó nói vui: Quân đoàn 2 cắm cờ trên nóc Dinh thì chúng ta cắm dưới đất, để an ủi chúng tôi."
Quá trình tiến công của các Quân đoàn, Đại tướng Phạm Văn Trà cho biết, Trung ương đã rất linh hoạt, quyết liệt trong chỉ đạo trong 5 mũi tiến công.
Cụ thể, mũi Quân đoàn 4 đánh Xuân Lộc và Quân đoàn 2 đánh Ngã ba Nước Trong rất khó do phía đó địch bố trí lực lượng mạnh, coi đó là "cánh cửa thép" giữ Sài Gòn.
Khi thấy tình hình Quân đoàn 4 chưa thể tiến nhanh vào Sài Gòn được, Trung ương lệnh cho Quân đoàn 2 đánh vào thành phố.
Khi qua cầu Sài Gòn, bộ đội không biết Dinh Độc Lập ở đâu và có một người dân đã dẫn đường cho xe tăng tiến vào Dinh.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà nhìn nhận, bên cạnh sức mạnh quân sự, chính trị, công tác dân vận, địch vận có nhiều điểm hay, làm cho địch tan rã. Công tác dân vận, địch vận cũng tác động rất lớn khiến tướng Dương Văn Minh sớm đầu hàng.
"Chúng ta giải phóng miền Nam hoàn toàn, dựa vào sức mạnh toàn dân, dựa vào sức mạnh của ba mũi giáp công mà quân sự là chính. Đây là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ta, của Bộ Chính trị rất sắc bén. Chỉ đạo sáng suốt nữa là trước đó khi Quân đoàn 4 không vào được Dinh Độc Lập vì đang khó khăn ở Xuân Lộc thì chỉ đạo Quân đoàn 2 vượt sông Đồng Nai tiến vào ngay. Còn cả miền Nam thì sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, người dân tự đứng lên cùng lực lượng vũ trang địa phương giải phóng các địa phương. Sự lãnh đạo của Đảng ở 3 mũi giáp công quân sự- chính trị- dân vận, địch vận, lãnh đạo toàn diện như vậy mà chúng ta đã giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước", Đại tướng Phạm Văn Trà đúc kết.

Về vấn đề này, Thiếu tướng, PGS.TS Vũ Quang Đạo, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam viết: "Cùng với những thắng lợi về quân sự và cũng là những đòn đánh vào tinh thần và tâm lý thất bại của cả chính quyền, quân đội và binh sĩ địch, công tác binh vận đã có tác dụng không nhỏ. Nhân dân và lực lượng địa phương tại chỗ vừa đánh, vừa kêu gọi địch đầu hàng, vừa tuyên truyền và công khai vận động binh sĩ quân đội và lực lượng bảo an, dân vệ buông súng về với nhân dân, với cách mạng".
Dựa vào dân để quản lý thành phố
Ngày 30/4/1975, thành phố Sài Gòn được giải phóng thì ngay rạng sáng ngày 1/5, các đơn vị quân đội của ta đã triển khai xong lực lượng bảo vệ 11 quận nội thành và 44 mục tiêu quan trọng.
Trước các công sở, kho hàng, trên đường phố, các chiến sỹ của ta quân phục chỉnh tề, làm nhiệm vụ canh gác, tuần tra, bảo vệ trật tự trị an. Người dân thành phố vẫn có điện, có nước, họp chợ và đi lại bình thường.
Năm 1975, ông Hồ Văn Dờ 24 tuổi, sống ở vùng Hóc Môn. Ông kể, ngay sau ngày 30/4, thành phố lúc bấy giờ đặt dưới sự quản lý của bộ đội ta và những người dân như ông nhanh chóng chuyển từ lạ lẫm sang gần gũi, hợp tác, chào đón.
Ai cũng hiểu rằng, thành phố vừa được giành lại, tình hình trật tự xã hội còn nhiều phức tạp nên những quy định về việc thiết quân luật, giới nghiêm…là cần thiết để bảo vệ cho chính người dân.
Ông Hồ Văn Dờ cho rằng: "Thành phố thiết lập chế độ Quân quản thì mình cũng trong tâm trạng chờ đợi xem được đối xử như thế nào. Thật sự bên Quân quản đối xử với mình rất tốt. Người dân sinh sống bình thường, được đảm bảo cuộc sống. Mặc dù mấy ngày đầu nhiều cửa hàng chưa dám mở cửa buôn bán, nhưng mấy ngày sau là mở cửa buôn bán, tiếp xúc với cách mạng một cách thân thiện".

Lực lượng bộ đội chủ lực của Quân đoàn 4 toàn bộ tập trung cho nhiệm vụ quân quản. Mỗi quận có một trung đoàn, mỗi phường có một tiểu đoàn và mỗi khóm có một tiểu đội.
Trong cuộc họp Đảng ủy Quân đoàn 4 ngày 8/5/1975 đã phân tích chân thực tình hình Sài Gòn và quán triệt: Tiếp quản thành phố là nhiệm vụ hết sức nặng nề, phức tạp, hoàn toàn mới lạ. Cho nên, phải chuẩn bị kỹ và thực hiện chặt chẽ để tránh những sai lầm. Quản lý thành phố phải nhờ dân, không có dân, không có cơ sở thì không thể làm được.
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh cho biết, Trung đoàn 141, Quân đoàn 4 được giao quản lý các địa bàn Quận 1, Bình Thạnh và Thủ Đức cùng với bảo vệ Dinh Độc Lập.
Trong lòng ông và các chiến sĩ luôn thấm nhuần thực tế: Để giải phóng được Sài Gòn, thống nhất đất nước, chúng ta đã hy sinh xương máu quá nhiều, nên trong hòa bình, xây dựng bảo vệ đất nước thì tinh thần, phẩm giá, bản chất anh bộ đội Cụ Hồ càng phải được khẳng định.
Quan trọng hơn hết, bộ đội phải chân thành, đề cao trách nhiệm để nhân dân Sài Gòn tin tưởng, đồng hành thì nhiệm vụ Quân quản mới thành công.
"Yêu cầu làm nhiệm vụ Quân quản rất nghiêm khắc, chặt chẽ đối với cán bộ chiến sĩ Quân đoàn 4. Chúng tôi chưa nắm được tình hình nên tận dụng một số cán bộ của chế độ cũ để hỗ trợ nắm tình hình. Chúng tôi vận động nhân dân củng cố khóm và xây dựng tổ đoàn kết để giúp đỡ nhau. Chúng tôi đã kiên trì làm và nhờ nhân dân giúp đỡ mà Quân đoàn đã tổ chức xây dựng được hệ thống chính quyền phường, khóm", ông Nguyễn Ngọc Doanh nhớ lại.

Trong ký ức người dân Sài Gòn và cả cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ Quân quản lúc ấy, thành phố này vừa yên bình, gần gũi vừa sôi động. Dựa vào dân, nhiệm vụ quản lý thành phố thời gian đầu giải phóng đã được các đơn vị bộ đội của ta lúc đó thực hiện thành công.
Làm nhiệm vụ tiếp quản và quản lý thành phố từ tháng 5/1975 đến tháng 1/1976, trong điều kiện hết sức khó khăn, Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định đã thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ với những quyết sách của Ủy ban Quân quản khi đó được nhân dân ủng hộ và hưởng ứng.
Tin mới hơn

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: Yêu cầu cấp thiết trong cải cách bộ máy Nhà nước
VOV.VN - Mới đây, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất). Đây cũng là nội dung đang được dư luận xã hội quan tâm.

Thời tiết hôm nay 16/5: Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa lớn cục bộ
VOV.VN - Thời tiết hôm nay 16/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 16/5
VOV.VN - Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 16/5 và rạng sáng 17/5, người hâm mộ sẽ được chứng kiến màn so tài của Chelsea với MU tại vòng 37 Ngoại hạng Anh 2024/2025.

Chạy đua với AI: Doanh nghiệp nhỏ có chậm chân?
VOV.VN - Được xem là “cánh tay đắc lực” trong kỷ nguyên số, song AI vẫn là bài toán khó với doanh nghiệp nhỏ. Thiếu chuyên môn, không đủ ngân sách và chưa có dữ liệu chuẩn hóa khiến họ chật vật trong việc tiếp cận và khai thác công nghệ mới. Giải pháp nào để nhóm doanh nghiệp này không đứng ngoài cuộc chơi số?

Hà Nội tuyển sinh đầu cấp theo tiêu chí “học gần nhà”: Chuẩn bị kỹ về mọi mặt
VOV.VN - Hà Nội dự kiến áp dụng tuyển sinh đầu cấp theo tiêu chí “học gần nhà” từ năm học 2026 - 2027. Chủ trương này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho học sinh và phụ huynh, hạn chế tình trạng trái tuyến... Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả, thành phố cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt.

Cần chế tài xử lý mạnh hơn với hành vi vi phạm nghiêm trọng về dữ liệu cá nhân
VOV.VN - Tình trạng mua bán, trao đổi, làm lộ thông tin cá nhân thời gian qua diễn ra phổ biến là do các quy định về xử lý hành chính, dân sự, hình sự trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, chưa cập nhật đầy đủ các hành vi vi phạm.

Nhiều chuyên gia lo ngại về dự thảo kiểm soát khí thải ô tô tại Hà Nội, TP.HCM
VOV.VN - Các chuyên gia ủng hộ mục tiêu kiểm soát khí thải ô tô nhưng lo ngại về tính khả thi, công bằng của dự thảo đề xuất.

Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường
VOV.VN - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã trở thành những trụ cột quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Truyền thông Argentina ca ngợi kinh tế và ngoại giao hiệu quả của Việt Nam
Trang El tiempo của Argentina khẳng định Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế mạnh nhất Đông Nam Á, nhờ phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được triển khai từ năm 1986 với đường lối Đổi mới.

Kỳ vọng lớn vào chính sách miễn viện phí toàn dân
VOV.VN - Cùng với miễn học phí phổ thông, mới đây Tổng Bí thư Tô Lâm kết luận thống nhất thực hiện chủ trương khám sức khỏe định kỳ cho nhân dân ít nhất mỗi năm một lần. Đây là nền tảng căn bản, tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030 - 2035, để mọi người được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu.

Hoàn thiện thể chế - Khơi dậy mọi tiềm năng, nguồn lực
Đảng, Nhà nước ta đang tập trung xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, pháp luật để tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc và khơi dậy mọi tiềm năng, nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Đột phá chính sách cho nhà ở xã hội
(ĐTCK) Chính phủ đề xuất cắt giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư đối với loại hình nhà ở xã hội, giúp đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, gia tăng nguồn cung cho thị trường.

Du lịch Việt Nam tìm lời giải “bài toán” thu hút khách Âu – Mỹ
Kinhtedothi - Du lịch Việt Nam đang dần hồi phục khi đón được lượng khách quốc tế tăng mạnh. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam chủ yếu thu hút du khách “bình dân” đến từ châu Á, nhất là Trung Quốc. Trong khi việc hút tệp khách quốc tế cao cấp đến từ thị trường Châu Âu, Mỹ còn khá khiêm tốn, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn có.

Giá vàng thế giới giảm hơn 2% do làn sóng bán ra
Giá vàng đã giảm hơn 2% trong phiên giao dịch ngày 14/5 xuống mức thấp nhất trong hơn một tháng do sự lạc quan về thương mại ngày càng tăng, thúc đẩy nhu cầu đối với các tài sản rủi ro và khiến các nhà đầu tư bán vàng.

Slovakia coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại châu Á
Theo phóng viên TTXVN tại Trung và Đông Âu, ngày 13/5, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Slovakia, Đại sứ Việt Nam Phạm Trường Giang có cuộc gặp và làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Juraj Blanár, trong đó người đứng đầu ngành ngoại giao Slovakia khẳng định nước này coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại châu Á.

Dự báo thời tiết 15/5/2025: Miền Bắc bắt đầu mưa lớn cục bộ liên tiếp
Dự báo thời tiết 15/5/2025, miền Bắc và Bắc Trung Bộ bắt đầu vào đợt mưa mới, xen kẽ có nắng với nền nhiệt cao nhất 30-32 độ. Trung và Nam Trung Bộ mưa vài nơi. Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn mưa vào chiều tối.