Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Hà Nội tuyển sinh đầu cấp theo tiêu chí “học gần nhà”: Chuẩn bị kỹ về mọi mặt

VOV.VN - Hà Nội dự kiến áp dụng tuyển sinh đầu cấp theo tiêu chí “học gần nhà” từ năm học 2026 - 2027. Chủ trương này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho học sinh và phụ huynh, hạn chế tình trạng trái tuyến... Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả, thành phố cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt.

Thuận tiện, giảm phiền toái, hạn chế tiêu cực “chạy trường”…

Theo kế hoạch, từ năm học 2026 - 2027, Hà Nội sẽ áp dụng tuyển sinh bậc mầm non, lớp 1 và lớp 6 theo tiêu chí học sinh được học tại trường gần nơi cư trú. Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, cách làm này không chỉ giúp các em tránh phải đi học xa, mà còn giảm thiểu tình trạng trái tuyến, nhất là tại các khu vực giáp ranh, nơi học sinh chỉ cách trường vài bước chân nhưng lại không được nhận vào học vì ranh giới hành chính.

Chủ trương này nhanh chóng nhận được sự đồng tình của nhiều phụ huynh. Các phụ huynh cho rằng, học gần nhà các con có thể tự đi học, tự về nhà, vừa rèn luyện kỹ năng sống, vừa giảm tải áp lực giao thông trước cổng trường. Đây là một chủ trương rất hợp lý, đặc biệt trong bối cảnh các trường trên địa bàn có chất lượng tương đối đồng đều. Anh Hoàng Mạnh, phụ huynh có con học Trường tiểu học Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân) bày tỏ: “Học gần nhà, các con sẽ đỡ vất vả, cha mẹ cũng bớt lo toan việc đưa đón, chưa kể góp phần giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. TP.HCM đã làm rồi và thấy rất hiệu quả, tôi hy vọng Hà Nội sẽ làm sớm”.

Tại nhiều trường học trên địa bàn, các cán bộ quản lý giáo dục cũng ghi nhận sự đồng thuận tích cực từ phụ huynh và giáo viên. Cô Nguyễn Thị Kim Ngọc, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Đình Giót, cho rằng việc điều chỉnh tuyến tuyển sinh không gây xáo trộn mà ngược lại còn tạo điều kiện thuận tiện hơn cho các gia đình. Ví dụ, tại khu vực Thanh Xuân, học sinh ở một số tổ dân phố thuộc phường Thượng Đình trước kia đi học xa, nhưng giờ về phân tuyến mới gần nhà hơn, thuận lợi hơn cho phụ huynh trong việc đưa đón con. Hoặc ở khu vực Cự Lộc, Nhân Chính được điều chỉnh phân tuyến lại để phù hợp với vị trí thực tế của dân cư.

Một vị hiệu trưởng trường khác cũng nhấn mạnh: “Với việc phân tuyến lại, nhiều học sinh có thể tự đi học, tự về nhà. Hơn nữa, chất lượng các trường trên địa bàn hiện nay khá đồng đều nên phụ huynh không phải quá lo lắng chuyện chọn trường như trước đây”.

Không riêng gì ở bậc tiểu học, các trường trung học cũng đánh giá cao hiệu quả của phương án này. Cô Nguyễn Thị Thu Hằng, Hiệu trưởng Trường THCS Yên Hòa (quận Cầu Giấy) phân tích: “Thực tế, nhiều tổ dân phố thuộc quận này nhưng gần trường ở quận khác. Nếu cứ áp theo ranh giới hành chính cứng nhắc thì học sinh phải đi xa, trong khi gần nhà lại có trường tốt. Tuyển sinh theo địa lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn, giảm áp lực giao thông và tránh tình trạng trái tuyến. Chính vì thế, vài năm gần đây trường cũng đã tuyển sinh theo xu hướng “gần nhà” để thuận lợi cho học sinh và phụ huynh...”.

Thực tế từ TP.HCM đã triển khai tuyển sinh lớp 1 và lớp 6 theo địa lý, không phụ thuộc vào ranh giới phường, xã cho thấy tính hiệu quả rõ rệt sau hai năm áp dụng. Mô hình này được phụ huynh đánh giá cao vì giảm phiền hà, hạn chế tiêu cực “chạy trường, chạy lớp” và phù hợp với xu hướng phổ cập giáo dục.

ha noi tuyen sinh dau cap theo tieu chi hoc gan nha chuan bi ky ve moi mat hinh anh 1
Nhiều trường ở khu vực trung tâm, vốn đã đông học sinh, sẽ rất dễ rơi vào tình trạng quá tải nếu không tính toán kỹ.​

Phải xây dựng phương án phân tuyến hợp lý

Dù được đánh giá là một hướng đi phù hợp với thực tiễn, vì lợi ích học sinh, song theo nhiều chuyên gia, để chủ trương “học gần nhà” thực sự phát huy hiệu quả, Hà Nội cần có sự chuẩn bị kỹ càng và bài bản, nhất là về cơ sở hạ tầng, đội ngũ giáo viên và dữ liệu quản lý. Một hiệu trưởng trường THCS thẳng thắn nêu: “Nếu không tính toán kỹ, rất dễ xảy ra tình trạng quá tải ở những khu vực dân cư đông đúc. Một số phụ huynh có thể tạm trú gần trường để xin học cho con, sau đó lại chuyển về nơi ở cũ. Dù chưa phổ biến, nhưng nếu không kiểm soát tốt thì những bất cập như vậy sẽ phát sinh”.

Không chỉ dừng lại ở việc phân tuyến, bài toán mở rộng quy mô trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất cũng đặt ra nhiều yêu cầu cấp thiết. Tiến sĩ Phạm Ngọc Anh Huy, chuyên gia giáo dục nhận định: “Nhiều trường ở khu vực trung tâm, vốn đã đông học sinh, sẽ rất dễ rơi vào tình trạng quá tải nếu học sinh dồn về cùng một nơi. Dù chủ trương là học gần nhà, nhưng nếu phụ huynh đều muốn con học ở những trường “có tiếng” thì áp lực sẽ rất lớn, đặc biệt là khi mở rộng học hai buổi/ngày”.

Phụ huynh Kiên Cường kiến nghị: “Phải xây thêm trường, nhất là ở các khu đô thị mới. Đã có quy hoạch rồi nhưng triển khai còn quá chậm. Và nếu lấy chỗ ở thực tế làm căn cứ đăng ký học cho con thì cần lưu ý, nhiều người thuê nhà có thể dễ dàng thay đổi nơi ở để gần trường tốt. Trong khi đó, hộ khẩu thì khó thay đổi hơn”.

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển, nhiều chuyên gia cho rằng việc ứng dụng các công cụ hiện đại như GIS (hệ thống thông tin địa lý) sẽ giúp công tác tuyển sinh gần nhà trở nên minh bạch và hiệu quả hơn. Đặc biệt với các thành phố lớn đang quá tải cục bộ trường học như TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

PGS.TS Bùi Quang Thành, Trưởng khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội phân tích: “GIS có thể giúp hiển thị và phân tích dữ liệu không gian như vị trí nhà ở, các tuyến đường, khoảng cách tới trường, tình trạng giao thông… Nhờ đó, các nhà quản lý giáo dục sẽ xác định được khu vực tuyển sinh một cách khoa học và hợp lý, tránh tình trạng dồn học sinh vào một số trường “hot” gây quá tải hoặc ùn tắc vào giờ cao điểm”. “Chỉ khi tất cả quyết định được đưa ra trên nền tảng dữ liệu số thì việc tuyển sinh mới thực sự công bằng và minh bạch”, ông nói Thành nhấn mạnh.

Tuy vậy, PGS.TS Trần Thành Nam, chuyên gia tâm lý học cũng lưu ý, để nâng cao hiệu quả của việc đưa bản đồ GIS vào thực tiễn tuyển sinh đầu cấp thì việc tuyên truyền để phụ huynh nhận thấy trường nào cũng là trường tốt, không còn tâm lý chọn trường, “chạy” trường, không tìm mọi cách đổ dồn về trường mà họ quan niệm là tốt. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống công nghệ hỗ trợ công tác tuyển sinh trực tuyến; xây dựng phương án phân tuyến hợp lý, đảm bảo hài hòa giữa nguyện vọng của người dân và điều kiện thực tế của từng địa phương.

“Việc xây dựng được bản đồ số GIS với thời gian thực, cung cấp đầy đủ thông tin về các nhà trường, sẽ rất tiện lợi cho công tác quản lý, điều phối các trường học gần nơi có mật độ học sinh đông. Nếu làm được những việc này, thông qua GIS sẽ giúp cho công tác quản lý, tuyển sinh minh bạch; công tác điều phối giáo viên cũng thuận lợi, góp phần giải quyết được bài toán thừa, thiếu giáo viên…”. PGS.TS Trần Thành Nam nói.

Thu Hằng/VOV.VN

Tin mới hơn

Thời tiết hôm nay 24/6: Nhiều khu vực ngày nắng, chiều tối có mưa dông

Thời tiết hôm nay 24/6: Nhiều khu vực ngày nắng, chiều tối có mưa dông

VOV.VN - Thời tiết hôm nay 24/6, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm dễ có mưa rào và dông.

Quốc hội thông qua luật, "nới lỏng" quy định nhập quốc tịch Việt Nam

Quốc hội thông qua luật, "nới lỏng" quy định nhập quốc tịch Việt Nam

VOV.VN - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài… được nhập quốc tịch Việt Nam với điều kiện thông thoáng nhằm thu hút nguồn lực chất lượng cao.

Các Phó Chủ tịch UBND Hà Nội được phân công phụ trách, theo dõi 126 xã, phường

Các Phó Chủ tịch UBND Hà Nội được phân công phụ trách, theo dõi 126 xã, phường

VOV.VN - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa có quyết định phân công công tác đối với các Phó Chủ tịch UBND thành phố và Ủy viên UBND thành phố nhiệm kỳ 2021-2026.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: "Không phân biệt công chức cấp xã với cấp tỉnh"

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: "Không phân biệt công chức cấp xã với cấp tỉnh"

VOV.VN - Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đã hoàn thiện các quy định nhằm thực hiện chủ trương xây dựng một nền công vụ thống nhất, liên thông, đồng bộ từ Trung ương đến cấp xã, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh.

Những điều cần biết khi dùng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ 1/7

Những điều cần biết khi dùng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ 1/7

Cục Thuế vừa thông tin hướng dẫn một số nội dung cơ bản để người nộp thuế biết và thực hiện từ ngày 1/7/2025 việc sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế.

Thường trực Ban Bí thư: Chuyển đổi số liên thông, đồng bộ là nhiệm vụ chính trị trọng tâm

Thường trực Ban Bí thư: Chuyển đổi số liên thông, đồng bộ là nhiệm vụ chính trị trọng tâm

Theo Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, cần coi chuyển đổi số liên thông, đồng bộ là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, không được khoán trắng cho bộ phận chuyên môn.

Kịp thời giải quyết chính sách cho cán bộ khi sắp xếp bộ máy: Hướng dẫn mới từ Bộ Nội vụ

Kịp thời giải quyết chính sách cho cán bộ khi sắp xếp bộ máy: Hướng dẫn mới từ Bộ Nội vụ

Bộ Nội vụ yêu cầu giải quyết nhanh chế độ cho cán bộ, công chức, người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy. Việc chi trả chính sách phải hoàn tất trước 30/6/2025.

Siết hàng giả từ chợ truyền thống đến “chợ mạng”

Siết hàng giả từ chợ truyền thống đến “chợ mạng”

Từ các khu chợ sầm uất đến các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok, hàng giả, hàng nhái và hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đang bị lực lượng chức năng đồng loạt siết chặt.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Phát hiện vi phạm tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ xử lý nghiêm, không du di

Phát hiện vi phạm tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ xử lý nghiêm, không du di

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn đã nhấn mạnh điều này trước thềm Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Truyền hình trực tiếp: Quốc hội thảo luận về giải quyết kiến nghị cử tri

Truyền hình trực tiếp: Quốc hội thảo luận về giải quyết kiến nghị cử tri

Phiên thảo luận của Quốc hội chiều 24/6 được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 từ 14h00 để cử tri và Nhân dân theo dõi.

Ngày 23/6, Quốc hội thảo luận về cơ chế xử lý khó khăn do quy định của pháp luật

Ngày 23/6, Quốc hội thảo luận về cơ chế xử lý khó khăn do quy định của pháp luật

Đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.

Ứng phó biến động thị trường lúa gạo

Ứng phó biến động thị trường lúa gạo

Từ đầu năm 2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục giảm, hiện ở mức dưới 390 USD/tấn. Xuất khẩu gạo đang đối mặt với thách thức kép, là nhu cầu sụt giảm trong khi nguồn cung dồi dào, đa dạng từ nhiều quốc gia với mức giá cạnh tranh.

Hoàn thiện pháp luật, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hoàn thiện pháp luật, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú, khoa học, công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc gia. Ứng dụng khoa học công nghệ có một vai trò đặc biệt quan trọng nhưng làm sao để phát triển khoa học công nghệ thì vấn đề hoàn thiện pháp luật cần được coi trọng.

Từ 1/7, doanh nghiệp không có VNeID sẽ không được truy cập hệ thống thuế điện tử

Từ 1/7, doanh nghiệp không có VNeID sẽ không được truy cập hệ thống thuế điện tử

VOV.VN - Từ ngày 1/7/2025, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ không thể sử dụng tài khoản cũ để truy cập hệ thống thuế điện tử, thay vào đó phải đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử theo quy định tại Nghị định 69/2024.

TPHCM mới: Xây dựng tầm nhìn chung cho một siêu đô thị trong tương lai

TPHCM mới: Xây dựng tầm nhìn chung cho một siêu đô thị trong tương lai

VOV.VN - Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của TPHCM. Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một TPHCM với diện mạo không gian và địa giới mới. Trước mắt, theo các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, TPHCM mới cần có tầm nhìn về quy hoạch và xác định động lực tăng trưởng.

Nền tảng quan trọng để kinh tế số phát triển lành mạnh

Nền tảng quan trọng để kinh tế số phát triển lành mạnh

(PLVN) - Tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) sửa đổi. Thủ tướng khẳng định, đây là một văn bản pháp lý then chốt, đóng vai trò nền tảng trong việc cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng cũng như các Nghị quyết mới của Bộ Chính trị, nhất là trong giai đoạn cả nước đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại