Du lịch Việt Nam 2024: Bước chạy đà hứa hẹn sự bùng nổ
9 tháng đầu năm 2024, khách quốc tế vượt cả năm 2023
Theo số liệu Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm Việt Nam đón gần 7,6 triệu lượt khách, tăng gần 65% so với cùng kỳ 2023 và tăng gần 4% so với 2019. Trong quý I, Việt Nam đứng top 3 tại ASEAN về lượng khách ghé thăm, sau Thái Lan và Malaysia.
Còn trong 3 quý đầu năm 2024, nhờ chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh cùng với những giải thưởng du lịch danh giá được các tổ chức quốc tế trao tặng, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đón trên 12,7 triệu lượt khách quốc tế, vượt cả năm 2023. Cụ thể, từ ngày 26/8 đến ngày 25/9, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 1,3 triệu lượt người, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước. Riêng quý III/2024, ước đạt gần 3,8 triệu lượt khách, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 12,7 triệu lượt người, tăng 43,0% so với cùng kỳ năm trước.
Khách du lịch trong 9 tháng đầu năm 2024.
Trong tổng số 12,7 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 9 tháng qua, khách đến bằng đường hàng không đạt gần 10,8 triệu lượt người, chiếm 84,9% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, khách đến bằng đường bộ đạt gần 1,8 triệu lượt người, chiếm 13,8% và tăng 68,1%; khách đến bằng đường biển đạt gần 165,7 nghìn lượt người, chiếm 1,3% và tăng 158,7%.
Về quy mô thị trường, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường có lượng khách cao nhất đến Việt Nam với 3,3 triệu lượt (chiếm 26,5%). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 2,7 triệu lượt (chiếm 21,3%). Riêng hai thị trường này đóng góp 47,8% tổng số khách quốc tế đến trong 9 tháng qua. Tiếp theo là Đài Loan(Trung Quốc) (954 nghìn lượt), Mỹ (579 nghìn lượt), Nhật Bản (529 nghìn lượt), Malaysia (357 nghìn lượt). Trong top 10 thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam còn có Australia, Ấn Độ, Campuchia và Thái Lan.
Các thị trường lớn ở khu vực Đông Bắc Á là động lực chính cho sự tăng trưởng lượng khách quốc tế. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc tăng 141,4% so với cùng kỳ năm 2023, Hàn Quốc tăng 30,3%, Nhật Bản tăng 27,6%, Đài Loan(Trung Quốc) tăng 65,8%. Các thị trường gần ở khu vực Đông Nam Á tăng trưởng tốt, trong đó có Indonesia tăng 91,9%, Philippines tăng 59,5%, Lào tăng 4,4%, Campuchia tăng 12,4%, Malaysia tăng 6,9%, Singapore tăng 5,4%. Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng tốt với 27,0%. Riêng thị trường Thái Lan giảm 14,3%.
Thống kê lượng khách du lịch quốc tế từ các quốc gia đến Việt Nam.
Đáng chú ý, các thị trường ở châu Âu đều tăng trưởng sôi động, trong đó có các thị trường chính như: Anh tăng 19,9%, Pháp tăng 28,1%, Đức tăng 23,3%. Bên cạnh đó là Italia tăng 55,1%, Tây Ban Nha tăng 24,8%, Nga tăng 80,5%, Đan Mạch tăng 22,1%, Na Uy tăng 15,7%, Thụy Điển tăng 22,8%. Đây đều là những thị trường được hưởng chính sách miễn thị thực đơn phương nhập cảnh vào Việt Nam với thời hạn tạm trú lên đến 45 ngày, áp dụng từ 15/8/2023.
Với mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2024, trong 3 tháng cuối năm cần phải đạt gần 5,3 triệu lượt, bình quân hơn 1,76 triệu lượt khách/tháng. Theo các chuyên gia, đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, vì năm 2019, khi chưa xảy ra đại dịch COVID-19, Việt Nam đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế. Trong đó, quý IV/2019 đạt hơn 5,1 triệu lượt khách, bình quân đạt hơn 1,71 triệu lượt khách/tháng, trong khi 9 tháng năm 2024, bình quân Việt Nam mới đón được 1,41 triệu lượt khách/tháng. Do đó, Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu đón 18 triệu lượt khách trong năm 2024.
Tuy nhiên, mục tiêu đón 17 triệu lượt khách được đánh giá là khả quan hơn. Bởi, để đạt được mục tiêu này, trong 3 tháng cuối năm 2024, Việt Nam phải đón gần 4,3 triệu lượt khách quốc tế (bình quân hơn 1,43 triệu lượt khách/tháng). Do quý IV hàng năm là mùa cao điểm của khách du lịch quốc tế, vì vậy, năm 2024 có thể đạt được mục tiêu đón 17 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, trong điều kiện tình hình thế giới và trong nước không có đột biến bất lợi.
Phấn đấu đóng góp trực tiếp 8 - 9% trong GDP
Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045, nêu mục tiêu Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên thế giới và tiến tới là ngành kinh tế mũi nhọn. Năm 2025, Việt Nam phấn đấu đón 25 -28 triệu lượt khách quốc tế, trở thành năm đón nhiều khách nhất trong lịch sử, cao hơn 1,5 lần mục tiêu năm 2024 là 17-18 triệu lượt. Mục tiêu này bằng với lượng khách Thái Lan đã đón trong năm 2023.
Các chuyên gia du lịch tin rằng, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu đón 25-28 triệu lượt khách quốc tế vào năm tới, nhưng phải nỗ lực gấp đôi.
Việt Nam đang miễn thị thực cho công dân 25 nước, trong đó có 13 nước được miễn thị thực đơn phương gồm: Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ireland, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Belarus.
Trong khi đó nhiều nước trong khu vực châu Á đang tăng sức cạnh tranh thu hút du khách bằng chính sách miễn thị thực. Malaysia và Singapore đã miễn visa cho 162 quốc gia, Philippines là 157, Nhật Bản 68, Hàn Quốc 66, Thái Lan hơn 90 nước.
Do đó, để tạo điều kiện hoàn thành mục tiêu, Hội đồng Tư vấn Du lịch đề xuất mở rộng danh sách miễn thị thực cho 20 nước còn lại thuộc Liên minh châu Âu (EU) và các nước khác như Mỹ, Australia, New Zealand, Canada, Ấn Độ, Trung Quốc.
Vấn đề hợp tác du lịch - hàng không cũng được coi là chiến lược then chốt trong thu hút khách quốc tế. Việt Nam mở rộng mạng lưới bay, kết nối trực tiếp các chuyến bay thẳng từ thị trường trọng điểm. Bên cạnh đó, nâng cấp các sân bay đầu mối trung chuyển như Nội Bài, Tân Sơn Nhất để tăng khả năng đón khách quốc tế.
Việt Nam có nhiều điểm mạnh về du lịch như bề dày văn hóa, cảnh quan thiên nhiên phong phú, nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) hồi cuối tháng 5 xếp hạng cao nhiều chỉ số của du lịch Việt. Giá cả cạnh tranh xếp thứ 16 trên tổng 119 quốc gia, vùng lãnh thổ. An ninh an toàn xếp hạng 23, chỉ số tài nguyên thiên nhiên hạng 26, tài nguyên văn hóa hạng 28, tài nguyên khác ngoài giải trí - nghỉ dưỡng hạng 38.
Năm 2025, du lịch Việt Nam phấn đấu đón từ 25 - 28 triệu lượt khách quốc tế; 130 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 8 - 9%/năm, đóng góp trực tiếp 8 - 9% trong GDP.
Đây là một số mục tiêu cụ thể của du lịch Việt Nam được đặt ra trong Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) công bố vào ngày 18/10, tại hội nghị công bố quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao và hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo quy hoạch hệ thống du lịch được công bố, đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên thế giới. Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới.
Quy hoạch cũng đặt mục tiêu, đến năm 2025, du lịch Việt Nam tạo ra khoảng 6,3 triệu việc làm, trong đó khoảng 2,1 triệu việc làm trực tiếp; đến năm 2030 tạo ra khoảng 10,5 triệu việc làm (khoảng 3,5 triệu việc làm trực tiếp). Du lịch góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, tạo sinh kế cho cộng đồng, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia; nâng cao dân trí và đời sống tinh thần của người dân. Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường; ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Đến năm 2030, 100% các khu, điểm du lịch; các cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy. Về an ninh, quốc phòng, du lịch góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
Quy hoạch xác định hình thành 3 cực tăng trưởng du lịch chủ đạo gắn với các cực tăng trưởng quốc gia, gồm: Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng. 11 trung tâm du lịch gắn với các đô thị có tiềm năng và lợi thế nổi trội, gồm: Hạ Long (Quảng Ninh), Ninh Bình (Ninh Bình), Huế (Thừa Thiên - Huế), Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang)… Dự kiến, tổng nhu cầu đầu tư khoảng 3.600 nghìn tỷ đồng, tương đương 160 tỷ USD, theo tỷ giá hiện hành; trong đó: nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm 3% - 5% (bao gồm cả vốn ODA); nguồn vốn huy động từ khu vực tư nhân chiếm 95% - 97% (bao gồm cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài). Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 1.600 nghìn tỷ đồng và giai đoạn 2026-2030 khoảng 2.000 nghìn tỷ đồng.
Năm 2024, tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (WTA) khu vực châu Á và châu Đại Dương lần thứ 31, Việt Nam vinh dự đón nhận 3 giải thưởng gồm: Điểm đến hàng đầu châu Á, Điểm đến di sản hàng đầu châu Á và Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á.
Theo: vtv.vn
vtv.vn
Tin mới hơn
Cảnh giác sập bẫy lừa đảo khi mua vé chương trình ca nhạc
VTV.vn - Hàng loạt các hội nhóm “Trao đổi, mua bán vé Anh trai” tràn ngập những bài đăng rao bán, nhưng nhiều trong số đó chỉ là chiếc bẫy.
Người đàn ông ở Hà Nội mất hơn 200 triệu đồng do ""sập bẫy"" đóng thuế điện tử
VTV.vn - Sau khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công do đối tượng tự xưng là nhân viên Chi cục thuế huyện cung cấp, anh T. phát hiện tài khoản ngân hàng bị trừ...
Thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy
VTV.vn - Sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đây là nhiệm vụ...
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Không khí lạnh bao trùm, Bắc Bộ có nơi rét dưới 10 độ C, Trung Bộ mưa lớn
VTV.vn - Ngày 27/11, do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 16 - 18 độ C. Nhiều tỉnh miền...
Ngày 27/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
VTV.vn - Các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và họp về công tác nhân sự trong ngày...
Thông tư Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ
Thông tư Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ
Từ 9/12/2024: Dừng vận động, tiếp nhận ủng hộ nhân dân tỉnh Yên Bái bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
Từ 9/12/2024: Dừng vận động, tiếp nhận ủng hộ nhân dân tỉnh Yên Bái bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
Lịch thi đấu cúp C2 châu Á: Cơ hội lớn cho Nam Định
VOV.VN - Lịch thi đấu cúp C2 châu Á 2024/2025 được người hâm mộ bóng đá Việt Nam chú ý khi CLB Nam Định có cơ hội để sớm vượt qua vòng bảng.
Sản xuất cây trồng vụ Đông trên cánh đồng Than Uyên (Lai Châu)
VOV.VN - Bà con nông dân ở huyện miền núi Than Uyên, tỉnh Lai Châu đang tích cực sản xuất cây trồng vụ Đông, với mong muốn tăng thu nhập và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
Thời tiết hôm nay 26/11: Không khí lạnh tràn về, miền Bắc chuyển rét
VOV.VN - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/11, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở khu vực Đông Bắc Bắc Bộ.
Gần gũi tiếp xúc cử tri - Nhiều vấn đề bức xúc được giải quyết kịp thời
VOV.VN - Với những mô hình mới của HĐND các cấp ở tỉnh Hậu Giang cho thấy, hiệu quả của việc tiếp xúc cử tri, giữ mối liên hệ với cử tri của đại biểu dân cử không chỉ dừng ở việc đến, lắng nghe, thu nhận và chuyển tải ý kiến cử tri mà thước đo chất lượng của các buổi tiếp xúc đó còn chính là các ý kiến cử tri được xử lý, giải quyết nhanh chóng từ cơ sở.