Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Dân chủ cơ sở là cốt lõi trong đổi mới giáo dục, đào tạo

Chiều 15/11, tại Hà Nội, Đoàn Kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ tại cơ sở đã làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

tin nhap 20171115231019
Hình ảnh buổi làm việc. Ảnh: VGP/Đình Nam

Các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng ban; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ… dự buổi làm việc.

Không cụ thể khó đánh giá việc thực hiện dân chủ

Hiện nay, ngành giáo dục cả nước có gần 1.251.568 nhà giáo và 154.200 cán bộ quản lý giáo dục, 22.415.537 học sinh, sinh viên. Bộ GD&ĐT thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo nói chung và quản lý trực tiếp 3 đại học vùng (với 23 trường thành viên), 36 trường đại học, học viện, trường cao đẳng.

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo về phẩm chất, đạo đức, lối sống và năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Một số biểu hiện tiêu cực, mất dân chủ trong các nhà trường đã từng bước được ngăn chặn và giải quyết kịp thời, góp phần làm giảm các khiếu kiện vượt cấp.

Đến nay, 100% các cơ sở giáo dục đào tạo công lập đã tổ chức hội nghị cán bộ viên chức với tinh thần dân chủ, cởi mở, thẳng thắn, công khai những vấn đề liên quan đến tài chính; tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự; hoạt động đào tạo, tuyển sinh…

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết Bộ đã bước đầu chuyển từ cơ chế “chỉ huy và kiểm soát” đối với các cơ sở giáo dục sang “giao quyền và giám sát”. Các trường chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục trên cơ sở phát huy cao nhất tinh thần dân chủ, sáng tạo của đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng dạy và học.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng nhìn nhận việc thực hiện quy chế dân chủ ở một vài cơ sở giáo dục còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu. Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đôi khi chưa được thực hiện triệt để, gây nên những khiếu kiện. Cơ chế quản lý áp đặt, can thiệp bằng các biện pháp hành chính chưa được khắc phục một cách triệt để. Cá biệt, một số nơi vẫn để xảy ra tình trạng thiếu dân chủ, một vài cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo, làm ảnh hưởng xấu đến danh dự nhà giáo và uy tín của ngành giáo dục.

Trong khi đó, hoạt động của các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Chi Bộ Đảng, Đoàn thanh niên, Thanh tra Nhân dân...) chưa hiệu quả nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực, mất dân chủ.

Nhận thức về dân chủ, trách nhiệm thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của một số cán bộ lãnh đạo đơn vị và cá nhân chưa đúng, chưa được quan tâm dẫn tới hiểu sai, thực hiện không đúng quy định về dân chủ. Việc thực hiện dân chủ còn hình thức, đối phó với các đoàn kiểm tra cấp trên.

Việc rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản quy định về quy chế dân chủ cơ sở cho các loại hình, một số lĩnh vực còn thiếu, chậm được rà soát, bổ sung dẫn đến hạn chế, bất cập khi thực hiện.

tin nhap 20171115231019
Đồng chí Trương Thị Mai phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP/Đình Nam

Đồng chí Trương Thị Mai đặt vấn đề: “Nếu thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở thì những vấn đề nóng của ngành giáo dục như lạm thu, tuyển sinh, dạy thêm học thêm có giải quyết được không? Công tác tuyển sinh mấy năm nay đã bớt nhiêu khê, được xã hội, người dân đánh giá cao có phải là do Bộ GD&ĐT đã lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp một cách dân chủ hay không?”.

“Các đồng chí cần lượng hoá được mức độ thực hiện dân chủ cơ sở nếu không rất khó đánh giá”, đồng chí Trương Thị Mai gợi mở.

Khắc phục tình trạng ban hành quy chế rồi cho vào tủ

Đề cập đến thực hiện dân chủ trong khối đại học, cao đẳng, khối phổ thông, khối mầm non, các Thứ trưởng phụ trách nhấn mạnh đến ý nghĩa của yêu cầu công khai, minh bạch là “chìa khoá” cán bộ, giáo viên được đóng góp ý kiến nghiêm túc, có trách nhiệm đối với mọi vấn đề của nhà trường.

“Vai trò của người đứng đầu vô cùng quan trọng và trách nhiệm rất lớn. Qua công tác thanh tra, kiểm tra tại một số trường đại học cho thấy nhiều khiếu nại, tố cáo vượt cấp có trách nhiệm không nhỏ của người đứng đầu. Còn nếu không dù các văn bản đầy đủ thì thực hiện dân chủ trong trường học vẫn mang tính hình thức, áp đặt, không hiệu quả”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi và cho rằng các quy định về dân chủ cơ sở cần cụ thể, ngắn gọn, ai cũng hiểu, cũng làm được.

“Trong không ít trường phổ thông việc thực hiện dân chủ hình thức, nể nang, thậm chí giáo viên sợ hiệu trưởng là do không minh bạch, công khai, thiếu giám sát, chế tài xử lý. Nhiều trường ban hành quy chế dân chủ rồi cho vào tủ, không ai thanh tra, giám sát, không có chế tài. Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục khắc phục tình trạng này. Chúng tôi xác định dân chủ là công cụ trong quản lý, là thước đo để mọi cán bộ, giáo viên có trách nhiệm, đồng tâm, đồng lòng trong xây dựng và phát triển các cơ sở giáo dục”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cam kết.

Cụ thể, thực chất, đo đếm được

 

tin nhap 20171115231019
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định dân chủ cơ sở là cốt lõi của đổi mới giáo dục, đào tạo. Ảnh: VGP/Đình Nam

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu và trách nhiệm của Bộ GD&ĐT trong việc ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định về dân chủ cơ sở trong trường học.

“Số lượng văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế dân chủ cơ sở chúng ta không thiếu nhưng tình hình mới, yêu cầu mới phải làm tốt hơn. Muốn vậy các quy định, quy chế phải bớt tính hình thức, chung chung, đo đếm được rất cụ thể để cán bộ, giáo viên hiểu đúng, làm đúng”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Cụ thể, trong giáo dục phổ thông, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để khắc phục ngay những bức xúc trong cơ chế quản lý, quản trị trong các trường như tình trạng lạm thu, tuyển dụng giáo viên, bổ nhiệm cán bộ, dạy thêm học thêm… Bộ cần ban hành và hướng dẫn nội quy mẫu trong các trường phổ thông dựa trên các mô hình tốt đã có trong thực tế. Nội quy phải định lượng được để có căn cứ thực hiện và giám sát từ chính giáo viên, phụ huynh, học sinh và xã hội.

“Dân chủ trong trường học không chỉ là giáo viên với ban giám hiệu mà còn có cả phụ huynh, các cháu học sinh. Vì vậy nếu chúng ta làm tốt dân chủ trong ngành giáo dục thì sẽ khắc phục được những hạn chế, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và giúp xây dựng tinh thần làm chủ cho các thế hệ công dân tương lai. Đây là điều cốt lõi nhất của đổi mới giáo dục, đào tạo”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Đối với khối đại học, cao đẳng, Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý đến sự cần thiết ban hành các quy định và hướng dẫn mẫu về điều lệ các trường đại học dựa trên kinh nghiệm thực hiện của các trường đại học tự chủ.  

Các trường đại học phải có một bộ quy tắc ứng xử giống như “bộ luật” của mỗi trường. Bộ quy tắc này cần cụ thể, chi tiết nhất có thể về tất cả các mặt như quy trình tuyển người, phân bổ thu nhập, đánh giá thi đua, khen thưởng… “Bộ quy tắc này được xây dựng thông qua tập thể cán bộ, giảng viên nhà trường, Hội đồng trường và là căn cứ để thực hiện giám sát nội bộ, giải trình trách nhiệm với xã hội”.

Nhấn mạnh việc thực hiện dân chủ sẽ tạo không gian, cơ hội phát triển cho giáo dục, đồng chí Trương Thị Mai cho rằng “nếu có môi trường trong sáng, công khai, minh bạch ngay từ bậc học mầm non đến khi bước chân ra khỏi trường đại học, chúng ta sẽ tạo ra một thế hệ trẻ có tương lai tốt đẹp cho đất nước, mang lại sự hài lòng của người dân”.

“Với hơn 42.000 cơ sở giáo dục, 23 triệu học sinh, sinh viên, gần 1,4 triệu cán bộ, giáo viên cùng hàng chục triệu người liên quan, việc thực hiện dân chủ cơ sở trong ngành giáo dục có tác động rất lớn. Ngoài làm tốt hơn nữa những nhiệm vụ được giao, Bộ GD&ĐT cần phải tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức không chỉ trong nội bộ ngành mà của học sinh, sinh viên và người dân tham gia vào quá trình giáo dục”.

Đồng chí Trương Thị Mai yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát tất cả các văn bản về thực hiện dân chủ cơ sở trên tinh thần “không chờ đợi sửa luật mà sửa đổi, bổ sung ngay những văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ”; tăng cường công tác thanh tra, giám sát.

“Những nơi có vấn đề thì thường nơi đó mất dân chủ nghiêm trọng hoặc dân chủ hình thức sẽ xảy ra nhiều vấn đề, đơn thư khiếu nại liên tục. Đây là kinh nghiệm rất sâu sắc trong lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức toàn ngành, đi vào thực chất nhằm khắc phục 3 hạn chế là: Hình thức; áp đặt hành chính; thiếu dân chủ”, đồng chí Trương Thị Mai nói và lưu ý Bộ GD&ĐT cần quan tâm đến hệ thống các trường ngoài công lập. Thời gian tới, khu vực này sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng. Những bất cập trong thời gian qua liên quan đến thực hiện dân chủ cơ sở cho thấy không thể thiếu sự lãnh đạo, quản lý của Bộ đối với khu vực này.

Đình Nam

Theo (Chinhphu.vn) 

Tin mới hơn

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được cử hành trang trọng

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được cử hành trang trọng

Ngay trước giờ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, trời Điện Biên bất ngờ đổ mưa, nhưng Lễ kỷ niệm vẫn được cử hành trang trọng theo đúng kế hoạch.

Vùng Tây Nguyên phát triển kinh tế nông nghiệp quy mô lớn gắn với công nghệ cao

Vùng Tây Nguyên phát triển kinh tế nông nghiệp quy mô lớn gắn với công nghệ cao

(CLO) Theo hướng phát triển, vùng Tây Nguyên phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng công nghệ cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã đập tan hoàn toàn Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, góp phần quyết định kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ năm 1954 ghi vào lịch sử dân tộc ta như “một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ 20” và đi vào lịch sử thế giới như “một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”(1).

Bắc bộ mưa giông kéo dài nhiều ngày tới

Bắc bộ mưa giông kéo dài nhiều ngày tới

ANTD.VN - Hôm nay 7/5, ở khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 50mm..

Những điểm nên đến khi tới Điện Biên dịp này

Những điểm nên đến khi tới Điện Biên dịp này

VTV.vn - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, hàng ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc đã và đang hướng về mảnh đất thiêng liêng này.

Từ đêm 7/5, Yên Bái có mưa lớn diện rộng; chủ động ứng phó lũ quét, ngập úng, sạt lở đất

Từ đêm 7/5, Yên Bái có mưa lớn diện rộng; chủ động ứng phó lũ quét, ngập úng, sạt lở đất

Từ đêm 7/5, Yên Bái có mưa lớn diện rộng; chủ động ứng phó lũ quét, ngập úng, sạt lở đất

Tổ tư vấn tâm lý, sức khỏe, pháp luật cho các tân binh nhập ngũ

Tổ tư vấn tâm lý, sức khỏe, pháp luật cho các tân binh nhập ngũ

VTV.vn - Tổ tư vấn tâm lý, sức khoẻ, pháp luật đã giúp nhiều tân binh được chia sẻ tâm tư, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc để các chiến sĩ trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đâu là những sân bay sạch sẽ nhất trên thế giới?

Đâu là những sân bay sạch sẽ nhất trên thế giới?

VTV.vn - Tổ chức xếp hạng hàng không Skytrax đã công bố bảng xếp hạng những sân bay sạch nhất thế giới với 9 trên 10 sân bay thuộc Châu Á.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Không được yêu cầu thí sinh cam kết, xác nhận nhập học sớm

Không được yêu cầu thí sinh cam kết, xác nhận nhập học sớm

VTV.vn - Các trường không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học hoặc nhập học trước ngày 19/8 và không được kết thúc xác nhận nhập học hoặc kết thúc nhập...

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024

VTV.vn - Năm 2024 sẽ có tất cả 20 phương thức xét tuyển đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể, theo đó thí sinh rộng cửa vào đại học.

Bắc Bộ tiếp diễn mưa dông diện rộng

Bắc Bộ tiếp diễn mưa dông diện rộng

VTV.vn - Mưa dông tiếp diễn ở Bắc Bộ về chiều tối đến đêm, thậm chí từ đêm mai (7/5), khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa lớn.

Thời tiết ngày 5/5: Hà Nội có mưa rào và dông vào chiều tối và đêm

Thời tiết ngày 5/5: Hà Nội có mưa rào và dông vào chiều tối và đêm

VOV.VN - Thời tiết ngày 5/5, Hà Nội trời nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều tối và đêm có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Giá vé máy bay đắt đỏ, Bộ Tài chính nói giá do một Bộ khác quản lý

Giá vé máy bay đắt đỏ, Bộ Tài chính nói giá do một Bộ khác quản lý

Trước phản ánh giá vé máy bay đắt do thuế phí, Bộ Tài chính cho rằng việc quản lý Nhà nước về giá và ban hành giá dịch vụ hàng không không thuộc thẩm quyền của Bộ mình mà của Bộ Giao thông Vận tải.

Từng tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca, có cần xét nghiệm tìm "cục máu đông"?

Từng tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca, có cần xét nghiệm tìm "cục máu đông"?

Thông tin AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông làm nhiều người lo lắng và muốn làm xét nghiệm để biết bản thân bị tình trạng này không.

Xác định tân binh tiếp theo của Ngoại hạng Anh 2024/2025

Xác định tân binh tiếp theo của Ngoại hạng Anh 2024/2025

Sau Leicester, Ipswich Town là đội bóng tiếp theo giành quyền lên thi đấu ở Ngoại hạng Anh 2024/2025.

Cựu chiến binh Điện Biên Phủ kể chuyện kéo pháo nghi binh

Cựu chiến binh Điện Biên Phủ kể chuyện kéo pháo nghi binh

Những người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ quê ở tỉnh Quảng Bình đã ở tuổi xưa nay hiếm. Dù tuổi cao, sức yếu nhưng kỷ niệm về “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non” chưa bao giờ phai mờ trong ký ức của các cựu chiến binh Điện Biên.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại