Công nghiệp thời trang khó phát triển bằng nguyên liệu nhập khẩu
Dệt may và da giày là 2 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân trên 10%/năm. Hiện Việt Nam là quốc gia xuất khẩu da giày lớn thứ hai và xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ ba thế giới - theo báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may, da giày chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu cả nước, song theo đánh giá của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), giá trị đóng góp của các DN trong ngành vẫn còn hạn chế. Sản phẩm vẫn tập trung ở khâu gia công tạo giá trị gia tăng thấp, trong khi nguồn nguyên, vật liệu và phụ kiện chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài.
“Việc phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu có thể gây ảnh hưởng lớn tới tình hình phát triển chung dệt may và da giày thời gian tới, khi nhiều thị trường xuất khẩu hướng tới mục tiêu Net Zero 2050, với các quy định khắt khe về kiểm soát nguồn cung, bắt buộc sản phẩm đáp ứng tỷ lệ xuất xứ nội khối cao. Do đó, việc chủ động phát triển nguồn nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày là rất cần thiết”, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) nhìn nhận.
| |
Sản phẩm dệt may, da giày vẫn tập trung ở khâu gia công tạo giá trị gia tăng thấp, trong khi nguồn nguyên, vật liệu và phụ kiện chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài |
Chiến lược chưa đi vào thực tiễn
Chủ trương xây dựng Trung tâm giao dịch phát triển nguyên, phụ liệu ngành thời trang Việt Nam từ năm 2023 đã được Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas); Hiệp hội da giày túi xách Việt Nam (Lefaso) xin ý kiến Bộ Công Thương. Hai Hiệp hội cho rằng, chủ trương này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển nguồn cung nguyên, phụ liệu trong Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày đến năm 2030 tầm nhìn 2035.
Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Lefaso cho biết, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.
“Để làm được điều này cần phải thúc đẩy phát triển hoạt động của thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch. Từ đó giúp các DN trong ngành, đặc biệt là DNNVV nâng cao tính năng động, hiệu quả, có cơ hội vươn lên và tham gia vào chuỗi cung ứng ngành”, ông Thuấn nói.
Chưa thực sự tự chủ nguồn nguyên phụ liệu đã và đang là điểm yếu không nhỏ đối với dệt may Việt Nam. Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas, khi chủ động được nguyên phụ liệu trong nước mới có thể nói tới phát triển công nghiệp thời trang. Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 đã được Chính phủ ban hành từ cuối năm 2022 có đề cập câu chuyện phát triển nguyên phụ liệu, song đến nay chưa đi vào thực tiễn đời sống.
“Chúng ta đang làm thời trang trên nguyên liệu của người khác. Ngành công nghiệp sản xuất vải của Việt Nam đang không bắt kịp với xu thế ngành công nghiệp thời trang thế giới, nên chúng ta phải nhập khẩu phục vụ sản xuất. Muốn làm thương hiệu phải có cái gốc là nguyên liệu, hay nói cách khác, nếu không có nguyên liệu không thể làm được thương hiệu. Muốn khắc phục điều này cần có một chiến lược rõ ràng từ Trung ương tới địa phương”, ông Giang quả quyết.
Từ thực tế tại thị trường Mỹ, ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán Thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết, hiện các DN Mỹ đang chủ động đẩy mạnh đa dạng các nguồn cung nguyên phụ liệu đầu vào, từ đó thích ứng với môi trường kinh doanh và quy định đang thay đổi.
“Các công ty thời trang Mỹ đã xây dựng được cơ sở tìm nguồn cung ứng đa dạng hơn về địa lý. Năm 2024, các DN đã tìm nguồn cung ứng sản phẩm may mặc từ 48 quốc gia, tăng so với 44 quốc gia vào năm 2023. Khi tìm kiếm nguồn cung cho ngành thời trang, các DN Mỹ cân bằng nhiều yếu tố và thực tế không có cơ sở tìm nguồn cung ứng nào "hoàn hảo" và vượt trội ở mọi tiêu chí...”, ông Hưng thông tin.
![]() |
Dệt may và thời trang nếu không chủ động được nguyên, phụ liệu không thể làm được thương hiệu |
Cần chủ nguồn nguyên phụ liệu
Thời gian qua, Cục Công nghiệp đã làm việc với Vitas và Lefaso về việc hoàn chỉnh chi tiết Đề án thành lập Trung tâm giao dịch phát triển nguyên, phụ liệu. Dự kiến trong tháng 10 tới, các Hiệp hội sẽ triển khai đoàn khảo sát, học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện Đề án đảm bảo phù hợp với thực tế và vận hành hiệu quả trong tương lai.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, da giày và dệt may Việt Nam đã có chỗ đứng quan trọng trên bản đồ thế giới, tuy nhiên không thể mãi tiếp tục gia công, cần chủ nguồn nguyên phụ liệu và các khâu thiết kế. Do đó, cần đẩy mạnh triển khai nhanh việc xây dựng Đề án thành lập Trung tâm giao dịch phát triển nguyên, phụ liệu ngành thời trang một cách cụ thể, gồm các giai đoạn hoạt động, kiến nghị cơ chế chính sách…
“Sau khi có Đề án cụ thể, rõ ràng, Bộ Công Thương sẽ giao cho Cục Công nghiệp là đơn vị chủ trì, các Vụ thị trường trong nước, ngoài nước, cùng với Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, Cục phòng vệ thương mại,… tập hợp lại các góp ý để sớm thành lập Trung tâm. Bộ Công Thương sẵn sàng đồng hành cùng các Hiệp hội để phát triển Trung tâm này”, Thứ trưởng Phan Thị Thắng khẳng định.
vov.vn
Tin mới hơn

Thời tiết hôm nay 24/6: Nhiều khu vực ngày nắng, chiều tối có mưa dông
VOV.VN - Thời tiết hôm nay 24/6, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm dễ có mưa rào và dông.

Quốc hội thông qua luật, "nới lỏng" quy định nhập quốc tịch Việt Nam
VOV.VN - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài… được nhập quốc tịch Việt Nam với điều kiện thông thoáng nhằm thu hút nguồn lực chất lượng cao.

Các Phó Chủ tịch UBND Hà Nội được phân công phụ trách, theo dõi 126 xã, phường
VOV.VN - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa có quyết định phân công công tác đối với các Phó Chủ tịch UBND thành phố và Ủy viên UBND thành phố nhiệm kỳ 2021-2026.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: "Không phân biệt công chức cấp xã với cấp tỉnh"
VOV.VN - Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đã hoàn thiện các quy định nhằm thực hiện chủ trương xây dựng một nền công vụ thống nhất, liên thông, đồng bộ từ Trung ương đến cấp xã, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh.

Những điều cần biết khi dùng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ 1/7
Cục Thuế vừa thông tin hướng dẫn một số nội dung cơ bản để người nộp thuế biết và thực hiện từ ngày 1/7/2025 việc sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế.

Thường trực Ban Bí thư: Chuyển đổi số liên thông, đồng bộ là nhiệm vụ chính trị trọng tâm
Theo Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, cần coi chuyển đổi số liên thông, đồng bộ là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, không được khoán trắng cho bộ phận chuyên môn.

Kịp thời giải quyết chính sách cho cán bộ khi sắp xếp bộ máy: Hướng dẫn mới từ Bộ Nội vụ
Bộ Nội vụ yêu cầu giải quyết nhanh chế độ cho cán bộ, công chức, người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy. Việc chi trả chính sách phải hoàn tất trước 30/6/2025.

Siết hàng giả từ chợ truyền thống đến “chợ mạng”
Từ các khu chợ sầm uất đến các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok, hàng giả, hàng nhái và hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đang bị lực lượng chức năng đồng loạt siết chặt.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Phát hiện vi phạm tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ xử lý nghiêm, không du di
Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn đã nhấn mạnh điều này trước thềm Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Truyền hình trực tiếp: Quốc hội thảo luận về giải quyết kiến nghị cử tri
Phiên thảo luận của Quốc hội chiều 24/6 được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 từ 14h00 để cử tri và Nhân dân theo dõi.

Ngày 23/6, Quốc hội thảo luận về cơ chế xử lý khó khăn do quy định của pháp luật
Đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.

Ứng phó biến động thị trường lúa gạo
Từ đầu năm 2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục giảm, hiện ở mức dưới 390 USD/tấn. Xuất khẩu gạo đang đối mặt với thách thức kép, là nhu cầu sụt giảm trong khi nguồn cung dồi dào, đa dạng từ nhiều quốc gia với mức giá cạnh tranh.

Hoàn thiện pháp luật, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú, khoa học, công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc gia. Ứng dụng khoa học công nghệ có một vai trò đặc biệt quan trọng nhưng làm sao để phát triển khoa học công nghệ thì vấn đề hoàn thiện pháp luật cần được coi trọng.

Từ 1/7, doanh nghiệp không có VNeID sẽ không được truy cập hệ thống thuế điện tử
VOV.VN - Từ ngày 1/7/2025, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ không thể sử dụng tài khoản cũ để truy cập hệ thống thuế điện tử, thay vào đó phải đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử theo quy định tại Nghị định 69/2024.

TPHCM mới: Xây dựng tầm nhìn chung cho một siêu đô thị trong tương lai
VOV.VN - Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của TPHCM. Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một TPHCM với diện mạo không gian và địa giới mới. Trước mắt, theo các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, TPHCM mới cần có tầm nhìn về quy hoạch và xác định động lực tăng trưởng.

Nền tảng quan trọng để kinh tế số phát triển lành mạnh
(PLVN) - Tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) sửa đổi. Thủ tướng khẳng định, đây là một văn bản pháp lý then chốt, đóng vai trò nền tảng trong việc cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng cũng như các Nghị quyết mới của Bộ Chính trị, nhất là trong giai đoạn cả nước đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực.