Chuyên gia mách nước nhà đầu tư bỏ tiền vào đâu để sinh lời nhất năm 2025
Thách thức tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, năm 2024 là một năm đầy thách thức với nền kinh tế Việt Nam bởi đã có rất nhiều biến động về địa chính trị và kinh tế toàn cầu. Những thách thức này sẽ tiếp tục kéo sang năm 2025 với những diễn biến mới phức tạp hơn, khó lường hơn.
Ông Hiếu cho rằng, năm 2025 sẽ là một thời kỳ có nhiều biến động lớn, đặc biệt khi các yếu tố như lạm phát, thay đổi chính sách tiền tệ, sự tiến bộ của công nghệ tài chính và các mối đe dọa toàn cầu đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam.
Trong đó, có 4 “biến số” chính đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới, đó là tỷ giá, ngoại thương, căng thẳng địa chính trị và nội tại của nền kinh tế.
Về địa chính trị, căng thẳng Nga – Ukraine, Trung Đông và mới đây là bán đảo Triều Tiên sẽ tạo ra những biến động khó lường, ảnh hưởng đến kinh tế thế giới và Việt Nam.
Về tỷ giá, trong năm 2025, Mỹ có thể xoay chuyển chính sách từ nới lỏng hiện nay trở lại thắt chặt khi lạm phát có nguy cơ quay trở lại khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng theo chính sách tăng thuế nhập khẩu và lãi suất trái phiếu sẽ neo cao. Vì thế, điều này sẽ tạo áp lực đẩy tỷ giá VND/USD lên cao.
Về ngoại thương, Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể sẽ áp thuế nhập khẩu cao với các quốc gia xuất siêu vào Mỹ, trong đó có Việt Nam – một trong 10 quốc gia xuất siêu lớn nhất vào Mỹ. Điều này tạo rủi ro cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ trong thời gian tới nếu chính quyền của ông Donald Trump thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch.
Cùng với đó, Mỹ có kế hoạch trục xuất hàng triệu lao động nhập cư trái phép ra khỏi Mỹ. Động thái này sẽ tạo ra khan hiếm lao động Mỹ, đẩy giá lao động lên cao, đồng thời tăng lạm phát và từ đó quay ngược trở lại chính sách tiền tệ của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed). Tức là, từ nới lỏng hiện tại sang chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát và nếu trong trường hợp đó thì giá trị đồng đô la sẽ tăng lên và sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá của Việt Nam, từ đó sẽ tác động đến những chính sách tiền tệ khác của Việt Nam.
“Về thị trường chứng khoán, năm 2025 sẽ là một năm đầy biến động. Những thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tại Mỹ, sẽ tác động trực tiếp đến thị trường chứng khoán Việt Nam, gây ra những sóng gió khó lường. Thị trường vàng cũng sẽ không ngoại lệ, với nhiều biến động rất khó lường, tùy thuộc vào các chính sách của chính phủ trong nước và quốc tế”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
Đối với các nhà đầu tư, dù doanh nghiệp nào cũng mong muốn thị trường tài chính Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2025, nhưng TS. Hiếu cho rằng, có rất nhiều yếu tố không thể lường trước được.
“Các nhà đầu tư cần chuẩn bị cho các kịch bản khác nhau: một kịch bản tích cực với giả định về lãi suất, tăng trưởng kinh tế, và ngoại thương thuận lợi; và một kịch bản xấu nếu như lãi suất tăng cao, xuất nhập khẩu gặp khó khăn, hoặc đầu tư nước ngoài giảm. Một kế hoạch tài chính rõ ràng, cụ thể, sát thực tế sẽ giúp các doanh nghiệp đối phó với những thay đổi lớn trong nền kinh tế Việt Nam và toàn cầu, cũng như giảm thiểu rủi ro và tận dụng các cơ hội trong một môi trường đầy biến động”, TS. Hiếu nói.
Đầu tư vào kênh nào trong năm 2025?
Đánh giá hiệu suất 4 kênh tài sản đầu tư, bao gồm bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trên thang điểm tối đa là 5, các chuyên gia của Dragon Capital xếp hạng vàng ở mức thấp nhất, chỉ đạt 2-2,5 điểm trên thang điểm 5.
Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc đầu tư Dragon Capital chia sẻ, ông chỉ giữ 2% danh mục đầu tư vào vàng, vì đây không phải kênh mang lại hiệu suất vượt trội trong dài hạn. Dữ liệu từ 2001-2022 của Dragon Capital cho thấy, vàng chỉ đạt mức tỷ suất sinh lời trung bình 9%/năm, kém thứ 2 sau ngoại tệ. Ông Tuấn nhấn mạnh, trong khung thời gian dài hạn từ 10, 20 hay thậm chí 50 năm, vàng không thể cạnh tranh với các kênh đầu tư như cổ phiếu hoặc bất động sản.
Hơn nữa, đầu tư vàng chủ yếu dựa vào lãi vốn (capital gain) từ chênh lệch giá mua và giá bán, trong khi không tạo ra dòng tiền lãi ổn định. Tại nhiều thời điểm, giá vàng trong nước có sự chênh lệch lớn so với thị trường quốc tế, khiến nhà đầu tư đối mặt với nhiều rủi ro hơn khi tham gia thị trường này.
Kênh chứng khoán được đánh giá khá cao khoảng 3,5-4/5 điểm trên thang đo về hiệu suất đầu tư. Theo ông Tuấn, năm 2025 kênh này nếu không bứt phá thì sẽ bứt phá vào năm 2026. Dựa trên kỳ vọng vĩ mô thế giới có thể tạo ra biến động trong ngắn hạn, song kỳ vọng hiệu suất thị trường song hành cùng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp.
“Nhà đầu tư nên tập trung vào các cổ phiếu thuộc các ngành hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách hỗ trợ, như công nghệ, ngân hàng, bán lẻ, thép và công nghiệp”, chuyên gia của Dragon Capital khuyến nghị.
Ngoài ra, ông Lê Anh Tuấn cho rằng, bất động sản cũng có hiệu suất đầu tư tương đương cổ phiếu khi nhìn vào dài hạn. Với sự phục hồi rõ rệt, đặc biệt ở khu vực phía Bắc và các nỗ lực tháo gỡ pháp lý được Chính phủ đẩy mạnh, thị trường địa ốc đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.
Các khu vực ít được chú ý trước đây cũng mang lại cơ hội hiệu suất cao hơn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, ông Tuấn lưu ý, rủi ro nằm ở việc các dự án mới khó đạt lợi nhuận trung hạn do nền giá mở bán ban đầu cao.
Với mức điểm 3/5, trái phiếu doanh nghiệp được đánh giá là kênh đầu tư tốt hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng, nhờ lợi suất hấp dẫn. Tuy nhiên, Dragon Capital cảnh báo, rủi ro về an toàn và thanh khoản vẫn là yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi lựa chọn trái phiếu.
Trao đổi với PV Báo Điện tử VOV, TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2025, lựa chọn kênh đầu tư nào cần phụ thuộc vào quy mô vốn, lĩnh vực sở trường, thông tin mà nhà đầu tư nắm bắt và tình hình thị trường.
“Đối với những người dân bình thường, tiền đầu tư ở mức vừa phải thì gửi tiết kiệm vẫn là 1 lựa chọn hợp lý. Nếu đầu tư vàng khá nhiều rủi ro vì hiện giá vàng nhẫn và vàng miếng, vàng trong nước và thế giới đã khá sát nhau nên giá vàng thời gian tới sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào giá vàng thế giới, mà đoán định giá vàng thế giới sẽ rất khó, hơn nữa, nhà nước vẫn đang độc quyền về vàng, do đó, việc mua bán vàng theo kiểu đầu cơ, lướt sóng sẽ rất nhiều rủi ro, ít lãi”, TS. Nguyễn Minh Phong nêu quan điểm.
Còn đối với thị trường bất động sản và chứng khoán, ông Phong cho rằng, đây là 2 thị trường đang lên trong năm 2025, đặc biệt khi cơ sở hạ tầng giao thông hoàn thiện và nhu cầu về đất đai ngày càng tăng lên.
“Nhà đất sẽ là 1 lựa chọn được quan tâm trong năm 2025, tuy nhiên, không nên lựa chọn phân khúc chung cư bởi giá chung cư năm 2025 có thể sẽ xuống do lực cung tăng lên do các dự án ra hàng nhiều”, ông Phong nhận định.
Tin mới hơn
Không khí lạnh tăng cường, vùng núi cao phía Bắc có nơi dưới 5 độ C
VOV.VN - Sáng sớm 16/1, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở Trung Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Giá vàng hôm nay 15/1: Vàng thế giới tiếp tục tăng nhẹ
VOV.VN - Giá vàng hôm nay 15/1, giá vàng SJC niêm yết ở mức 84,4 – 86,4 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra) vàng thế giới giao dịch trên sàn Kitco ở mức 2.671,6 USD/oz.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Giải Búa liềm vàng: Lan tỏa những thành tựu xây dựng Đảng
VOV.VN - Năm nay, Giải "Búa liềm Vàng" đã nhận được 2.544 tác phẩm, cao hơn mùa giải trước, cho thấy sự vào cuộc tích cực của các cơ quan báo chí, các nhà báo, góp phần lan tỏa trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về những thành tựu trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Chiến lược nào để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình?
VOV.VN - Mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao năm 2045 là con đường gập ghềnh mà Việt Nam phải đối mặt, song cũng là động lực để người Việt đồng lòng thực hiện khát vọng thịnh vượng, bước vào kỷ nguyên mới.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(VTC News) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 02/CĐ-TTg về việc đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Thông điệp về khát vọng vươn mình của dân tộc Việt Nam
Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Ba Lan Donald Tusk, Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Séc, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 WEF tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 15 đến 23/1.
Bước đột phá của thanh toán không dùng tiền mặt
NDO - Năm 2024, Việt Nam có khoảng 200 triệu tài khoản thanh toán khách hàng cá nhân, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu từ Ngân hàng nhà nước, cũng trong năm nay, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt 17 tỷ.
Năm 2025, khu vực công nghiệp có thể tăng trưởng 11,9%
Tại kịch bản tăng trưởng GDP 10% trong năm 2025, thì ngành công nghiệp có thể đạt mức tăng trưởng 11,9% so với năm 2024.
6 năm thực thi Hiệp định CPTPP: Cơ hội xuất khẩu hàng Việt cho giá trị cao
VOV.VN - Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Sau 6 năm thực thi, CPTPP được đánh giá là một trong những Hiệp định mang lại hiệu quả cao cho hàng Việt xuất khẩu vào thị trường này.
Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ rét đậm, có nơi dưới 5 độ C
VTV.vn - Hôm nay (15/1), không khí lạnh tăng cường không chỉ làm thời tiết trên đất liền rét hơn, mà còn gây sóng to, gió mạnh trên nhiều vùng biển.