Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Chống tham nhũng, xử lý cán bộ để củng cố sự ổn định chính trị, xã hội

VOV.VN - Theo GS.TS Khoa học Phan Xuân Sơn, kết quả phòng chống tham nhũng của chúng ta vừa rồi được đánh giá toàn diện trên các mặt. Chống tham nhũng cũng là một trong những yếu tố củng cố thêm sự ổn định chính trị xã hội đó.

Trong bối cảnh cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam đang được đẩy mạnh, nhiều quan điểm trái chiều đã xuất hiện, một số trong đó mang tính xuyên tạc, gây hoang mang, nhiễu loạn trong dư luận. Họ cho rằng, chống tham nhũng, xử lý nhiều cán bộ như vậy sẽ gây mất ổn định chính trị, gây xáo trộn trong xã hội, thậm chí cho rằng, đó là cuộc đấu đá của các phe nhóm. Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên VOV có cuộc trao đổi với GS.TS Khoa học Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

chong tham nhung, xu ly can bo de cung co su on dinh chinh tri, xa hoi hinh anh 1
GS.TS Khoa học Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

PV: Thưa Giáo sư, liên tục trong thời gian gần đây, nhiều cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý vi phạm kỷ luật , một số người bị xử lý hình sự. Một số ý kiến cho rằng, ở Việt Nam đã có sự bất ổn về chính trị. Giáo sư nhìn nhận về quan điểm này như thế nào?

GS Phan Xuân Sơn: Nhìn nhận vấn đề này như thế nào thì tuỳ theo mục đích, động cơ sẽ có góc nhìn tiếp cận khác nhau. Thực ra chúng ta thấy hiệu quả phòng chống tham nhũng thời gian qua là rất tốt, đặc biệt là phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng về phòng chống tham nhũng. Một là phòng chống tham nhũng phải rất quyết liệt, phải rất mạnh mẽ. Thứ hai là không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kỳ người đó là ai và không ai có thể can thiệp được. Thứ ba là phòng chống tham nhũng để củng cố lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Cho nên tất cả những gì chúng ta thấy vừa rồi không có gì là lạ lẫm cả. Tuy nhiên, có nhiều người nhìn hiện tượng này cũng băn khoăn và đặt ra câu hỏi, cho rằng, xử lý nhiều cán bộ như vậy thì không còn cán bộ làm việc nữa?

Còn các thế lực thù địch lại bày vẽ ra những thông tin kiểu như: phòng chống tham nhũng như vậy là đấu đá nội bộ, phe này phe kia…Và chúng cho rằng, hệ thống của chúng ta có những vấn đề bất ổn. Chúng tuyên truyền như vậy để gây hoài nghi trong xã hội.

Đối với những người thiếu thiện chí thì bất cứ điều gì chúng ta làm họ cũng xuyên tạc, làm đúng thì chúng nói sai. Và nếu như có kết quả tốt thì chúng hạ thấp kết quả xuống. Phương cách của chúng là dù chúng ta làm đúng hay tốt chúng vẫn xuyên tạc.

Chúng ta đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng họ cũng xuyên tạc. Nhưng nếu chúng ta không đấu tranh phòng chống tham nhũng thì họ sẽ nói rằng, chế độ này là chế độ tham nhũng. Họ sẽ nói xấu để làm cho hình ảnh của Việt Nam trong con mắt quốc tế và Nhân dân trở nên xấu xí. Cho nên chúng ta phải rất cảnh giác với những luận điệu như vậy và nhìn nhận sự nghiệp phòng chống tham nhũng bằng con mắt khoa học.

Thứ nhất, không có nước nào có bộ máy nhà nước, hệ thống công chức công vụ trong sạch và mạnh nếu không quyết tâm, quyết liệt phòng chống tham nhũng. Thứ hai, còn nạn tham nhũng thì sự phát triển không thể bền vững và uy tín của Đảng lãnh đạo sẽ bị xói mòn. Nhân dân sẽ không tin vào sự lãnh đạo của Đảng, không tin vào đội ngũ công chức công vụ và hệ thống nhà nước.

PV: Vì thế mà chúng ta không thể dừng lại, không thể nhụt chí trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thưa ông?

GS Phan Xuân Sơn: Đúng thế, phòng chống tham nhũng là một tất yếu lịch sử. Nếu chúng ta muốn phát triển tiến bộ văn minh như mục tiêu đề ra là xây dựng một đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh thì chúng ta phải quyết liệt phòng chống tham nhũng. Hiện nay, kết quả phòng chống tham nhũng của chúng ta lớn đến mức nhiều người phải giật mình kinh ngạc.

Vì chúng ta xử lý không có ngoại lệ, không có vùng cấm. Quả thực, vừa rồi chúng ta thấy không có vùng cấm, bất kỳ đó là ai. Tuy nhiên, trong đánh giá khoa học của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), chỉ số cảm nhận phòng chống tham nhũng của chúng ta cũng mới trên 40 điểm. Chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa, chưa thể dừng lại ở đó, phấn đấu như các nước Đan Mạch, Na Uy hay Singapore, chỉ số của họ trên 90 điểm.

Nói như vậy để chúng ta biết rằng, chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp phòng chống tham nhũng.

PV: Như vừa trao đổi với Giáo sư ở phần đầu, việc chúng ta xử lý kỷ luật nhiều cán bộ, trong đó có cán bộ cấp cao, một số ý kiến cho rằng, thực tế trên sẽ gây xáo trộn trong công tác cán bộ và thậm chí là trong đời sống chính trị. Ông nghĩ sao về quan điểm đó?

GS Phan Xuân Sơn: Việc xử lý như vừa rồi có gây mất ổn định trong hệ thống chính trị không? Theo tôi nghĩ là không. Vì sao tôi nói vậy? Bởi vì các cán bộ của chúng ta đều có quy hoạch và chuẩn bị. Mỗi chức danh như vậy, chúng ta đã chuẩn bị hai, ba phương án nhân sự để có thể thay thế. Giả sử như một phương án mà vi phạm bị xử lý, thậm chí là hình sự đi chăng nữa thì chúng ta cũng có phương án thay thế.

Thứ hai là việc xử lý này nằm trong quy trình chung của cán bộ. Tức là ai không đủ tiêu chuẩn, không xứng đáng, những ai tham nhũng chạy chức, chạy quyền thì xử lý. Và chúng ta có người khác kế cận, có đội ngũ khác kế cận. Mặc dù nhiều người gọi là đau xót nhưng nếu xử lý đúng người, đúng việc thì không phải tiếc.

Như Bác Hồ nói, chặt cành sâu để cả cây xanh tốt. Việc đó chúng ta cũng không phải băn khoăn.

PV: Vậy việc xử lý cán bộ, thay thế nhiều cán bộ cấp cao có ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển đất nước không thưa Giáo sư?

GS Phan Xuân Sơn: Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có độ tin cậy cao về sự ổn định chính trị xã hội. Điều này có nhiều yếu tố.

Một là yếu tố về sự vận hành của hệ thống chính trị, tổ chức hệ thống chính trị.

Thứ hai là năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ ba là truyền thống văn hóa chính trị của Việt Nam là một truyền thống văn hóa hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước, vì đất nước đã trải qua rất nhiều thời kỳ chiến tranh.

Chống tham nhũng vừa rồi cũng là một trong những yếu tố củng cố thêm sự ổn định chính trị xã hội đó.

Cho nên không phải vì chống tham nhũng mà chúng ta mất ổn định chính trị xã hội, mà ngược lại, càng chống tham nhũng tốt thì xu hướng ổn định chính trị xã hội càng tốt. Chắc chắn là như vậy. Và trên thế giới này, những nước có chỉ số cảm nhận về phòng chống tham nhũng cao thì cũng là những nước rất ổn định về chính trị. Do vậy, không thể lập luận là chống tham nhũng sẽ gây xáo trộn, không ổn định được.

Còn việc xử lý như vậy có gây xáo trộn trong công tác cán bộ không? Nhiều lần tôi đã nói, đó là những kỳ biến động mang tính cục bộ. Nhưng tổng thể trong hệ thống của chúng ta không có sự xáo trộn, không có mất ổn định. Cho nên chúng ta thấy, một số đồng chí có quyền rất cao, nhưng vừa xử lý xong thì chúng ta có người thay thế ngay. Người thay thế cũng xứng đáng chứ không phải không xứng đáng. Đội ngũ nguồn lực, tiềm năng của chúng ta còn lớn, rất rộng. Cho nên không lo những chuyện như vậy.

PV: Xin cảm ơn Giáo sư!

vov.vn

Tin mới hơn

Thông điệp về khát vọng vươn mình của dân tộc Việt Nam

Thông điệp về khát vọng vươn mình của dân tộc Việt Nam

Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Ba Lan Donald Tusk, Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Séc, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 WEF tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 15 đến 23/1.

Bước đột phá của thanh toán không dùng tiền mặt

Bước đột phá của thanh toán không dùng tiền mặt

NDO - Năm 2024, Việt Nam có khoảng 200 triệu tài khoản thanh toán khách hàng cá nhân, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu từ Ngân hàng nhà nước, cũng trong năm nay, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt 17 tỷ.

Năm 2025, khu vực công nghiệp có thể tăng trưởng 11,9%

Năm 2025, khu vực công nghiệp có thể tăng trưởng 11,9%

Tại kịch bản tăng trưởng GDP 10% trong năm 2025, thì ngành công nghiệp có thể đạt mức tăng trưởng 11,9% so với năm 2024.

6 năm thực thi Hiệp định CPTPP: Cơ hội xuất khẩu hàng Việt cho giá trị cao

6 năm thực thi Hiệp định CPTPP: Cơ hội xuất khẩu hàng Việt cho giá trị cao

VOV.VN - Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Sau 6 năm thực thi, CPTPP được đánh giá là một trong những Hiệp định mang lại hiệu quả cao cho hàng Việt xuất khẩu vào thị trường này.

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ rét đậm, có nơi dưới 5 độ C

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ rét đậm, có nơi dưới 5 độ C

VTV.vn - Hôm nay (15/1), không khí lạnh tăng cường không chỉ làm thời tiết trên đất liền rét hơn, mà còn gây sóng to, gió mạnh trên nhiều vùng biển.

Cảnh báo đột quỵ khi trời lạnh

Cảnh báo đột quỵ khi trời lạnh

VTV.vn - Thời gian gần đây, tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) ghi nhận gia tăng các ca đột quỵ ở độ tuổi còn rất trẻ.

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

VTV.vn - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất.

Ủy ban nhân dân cấp xã được chứng thực các văn bản do nước ngoài cấp

Ủy ban nhân dân cấp xã được chứng thực các văn bản do nước ngoài cấp

VTV.vn - Nghị định số 07/2025/NĐ-CP đã bổ sung thẩm quyền, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong chứng thực các văn bản do nước ngoài cấp.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Vi phạm do nhường đường cho xe ưu tiên không bị xử phạt

Vi phạm do nhường đường cho xe ưu tiên không bị xử phạt

VTV.vn - Những trường hợp vi phạm luật giao thông do nhường đường cho xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ khẩn cấp sẽ không bị xử phạt.

Cảnh báo các loại tội phạm thường xảy ra vào dịp Tết Nguyên đán

Cảnh báo các loại tội phạm thường xảy ra vào dịp Tết Nguyên đán

VTV.vn - Trộm cắp, cướp giật, tín dụng đen... là các loại tội phạm phổ biến dịp Tết Nguyên đán, người dân cần cảnh giác. Đây là khuyến cáo của Công an TP...

Miền Bắc rét đậm, vùng núi có khả năng xuất hiện băng giá

Miền Bắc rét đậm, vùng núi có khả năng xuất hiện băng giá

VTV.vn - Ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Huế trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại.

WHO tiếp tục cảnh báo nguy cơ từ bệnh đậu mùa khỉ tại châu Phi

WHO tiếp tục cảnh báo nguy cơ từ bệnh đậu mùa khỉ tại châu Phi

VTV.vn - WHO thông báo đợt bùng phát đang diễn ra do nhiều nhánh của virus, bao gồm cả biến thể Clade Ib, lây lan chủ yếu ở CHDC Congo và các quốc gia lân...

Trực tiếp: Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ

Trực tiếp: Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ

VOV.VN - Ngày 13/1, tại Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Thời tiết ngày 13/1: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm

Thời tiết ngày 13/1: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm

VOV.VN - Thời tiết ngày 13/1, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng, trời rét đậm.

Cách tra cứu tờ khai thuế kinh doanh online đã nộp đến cơ quan thuế năm 2025

Cách tra cứu tờ khai thuế kinh doanh online đã nộp đến cơ quan thuế năm 2025

VOV.VN - Việc tra cứu tờ khai thuế kinh doanh online đã nộp đến cơ quan thuế năm 2025 sẽ thực hiện trên Cổng thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.

Cải tạo chung cư cũ có giúp giá nhà “hạ nhiệt” trong năm 2025?

Cải tạo chung cư cũ có giúp giá nhà “hạ nhiệt” trong năm 2025?

VOV.VN - Trong bối cảnh giá nhà tăng cao, nguồn cung khan hiếm, việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ có thể góp phần làm hạ nhiệt “cơn sốt” căn hộ chung cư đang diễn ra ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại