Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

“Chỉ cần một chiêu trò là lựa chọn được nhà thầu thân quen”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, không phải mỗi lần đấu thầu đều mang lại hiệu quả thiết thực cho Nhà nước. Thực tế có những trường hợp gói thầu giá trị rất cao nhưng khi bỏ thầu thì giá trị rất thấp.

Ý kiến được Đại biểu Quốc hội nêu ra tại phiên thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) ngày 24/5.

Lo doanh nghiệp giữa chừng “suy dinh dưỡng”

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, không phải lĩnh vực nào cũng phải đấu thầu và không phải mỗi lần đấu thầu đều mang lại hiệu quả thiết thực cho Nhà nước. Thực tế có những trường hợp gói thầu giá trị rất cao nhưng khi bỏ thầu thì giá trị rất thấp.

“Chỉ cần một chiêu trò là lựa chọn được nhà thầu thân quen”
Đại biểu Phạm Văn Hòa

“Nếu muốn nhà thầu quen thân trúng thầu thì đã có những phương pháp rất cụ thể, rành mạch. Chỉ cần một chiêu trò, chi tiết nhỏ thôi là loại hồ sơ của nhà thầu khác ra, lấy nhà thầu thân quen. Theo tôi biết một số đơn vị, địa phương mỗi lần nhà thầu này tham gia đều trúng mà giá trị gói thầu rất thấp” – ông Phạm Văn Hoà nói và đề nghị xem lại quy trình, thủ tục, việc đăng ký, tổ chức đấu thầu như thế nào cho hiệu quả.

Đề cập chỉ định thầu, vị đại biểu đoàn Đồng Tháp cho biết, hiện nay một số chủ đầu tư không dám chỉ định thầu mà tổ chức đấu thầu thuận lợi, dễ dàng hơn. Bởi, nếu nhà thầu khi tổ chức chỉ định thầu, lúc chọn hồ sơ rất tốt, nhưng giữa chừng doanh nghiệp đó “bị suy dinh dưỡng” thì dự án không đạt được hiệu quả. Lúc đó có khi lại quy trách nhiệm cho chủ đầu tư chỉ định doanh nghiệp thân quen. Do đó cần xem xét lại những trường hợp này để giải quyết.

Đại biểu Lê Thị Song An (đoàn Long An) đề nghị làm rõ hơn các hành vi tại điều cấm, như thông thầu, dàn xếp, thỏa thuận và cố ý không cung cấp tài liệu để chứng minh năng lực kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu nhằm tạo điều kiện để một bên trúng thầu.

Theo nữ đại biểu, hiện nay các hành vi gian lận trong đấu thầu diễn biến rất phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, khó nhận biết, không xử lý được do chưa có quy định cụ thể. Do đó, việc quy định, hướng dẫn cụ thể các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu sẽ giúp cho công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu và việc thi hành pháp luật đấu thầu được công khai, chặt chẽ và minh bạch hơn.

Liên quan hồ sơ mời thầu, Đại biểu Nguyễn Hữu Chính (đoàn Hà Nội) dẫn dự thảo quy định, một trong những tiêu chí là uy tín của nhà thầu thông qua việc tham gia dự thầu, thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và chất lượng của hàng hóa tương tự đã sử dụng. Theo quy định này, những nhà thầu có kinh nghiệm thực hiện nhiều hợp đồng trước đó sẽ có lợi thế hơn.

“Chỉ cần một chiêu trò là lựa chọn được nhà thầu thân quen”
Đại biểu Nguyễn Hữu Chính

Tuy nhiên, ông cho rằng, để hoạt động đấu thầu thực sự minh bạch, có hiệu quả, cần tạo ra môi trường bình đẳng giữa các nhà thầu, không nên chỉ hạn chế tập trung lựa chọn nhà thầu, nhà kinh doanh có kinh nghiệm mà hạn chế cơ hội cho các doanh nghiệp trẻ nhưng có sự đầu tư bài bản, hoàn toàn có đủ điều kiện thực hiện tốt gói thầu.

“Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án tương tự trước đó chỉ là một tiêu chí rất nhỏ trong hồ sơ mời thầu. Còn hồ sơ mời thầu cần tập trung vào những yếu tố chính liên quan đến chất lượng, tiến độ, giá cả gói thầu. Trường hợp vẫn lựa chọn yếu tố về uy tín của nhà thầu thì cần có quy định cụ thể cơ sở tiêu chí xác định đánh giá uy tín của nhà thầu” – đại biểu đề xuất.

“Vi phạm chủ yếu trong mua sắm, đấu thầu chính từ giá gói thầu”

Đề cập về giá gói thầu, Đại biểu Trần Thị Nhị Hà – Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội cho rằng “trong thời gian qua những vi phạm chủ yếu trong mua sắm, đấu thầu cũng chính từ giá gói thầu”.

Bà cho biết, giá gói thầu là nội dung đặc biệt quan trọng trong xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định tại khoản 2 Điều 39. Hiện nay việc xác định giá gói thầu được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 68 của Bộ Tài chính và đang tồn tại nhiều bất cập.

“Chỉ cần một chiêu trò là lựa chọn được nhà thầu thân quen”
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà

Một trong những phương thức xác định giá gói thầu là phương thức sử dụng 3 báo giá. Phương thức này đang mâu thuẫn với quy định tại Điều 22 dự thảo Luật Giá vừa trình Quốc hội ngày và các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02, số 08.

“Vì phương pháp lấy 3 báo giá mà hiện nay rất nhiều đơn vị sử dụng không đảm bảo giá hàng hóa là giá thị trường trong một khoảng thời gian, không gian nhất định, không phải là giá giao dịch thành công, hợp pháp, công khai và cạnh tranh nên không thể sử dụng làm căn cứ xác định giá gói thầu” – nữ đại biểu nói.

Trong dự thảo không có hướng dẫn về việc xác định giá gói thầu, bằng Nghị quyết 30, Chính phủ đang giao Bộ Y tế xây dựng hướng dẫn về giá gói thầu, trang thiết bị y tế, tuy nhiên nhiều nội dung trong dự thảo hướng dẫn của Bộ Y tế vẫn còn vướng mắc.

“Quốc hội đã cho ý kiến đối với dự thảo Luật Giá (sửa đổi) để điều chỉnh các nội dung về giá nhưng không có quy định về giá gói thầu. Tôi đề nghị cân nhắc quy định nguyên tắc xác định giá gói thầu trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), tạo cơ sở pháp lý cho Chính phủ quy định chi tiết, cụ thể nội dung này” – bà Hà kiến nghị.

Dẫn quy định "việc chỉ định các gói thầu phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, tránh nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân", đại biểu đánh giá quy định này là rất cần thiết trong thực tế, tuy nhiên có một số thuật ngữ nội dung quy định chưa rõ về nội hàm, khái niệm thế nào là "gói thầu cần triển khai ngay", có thể dẫn đến nguy cơ áp dụng tùy tiện hình thức chỉ định thầu. Cụm từ "cần triển khai ngay" được quy định tại Luật Đấu thầu từ năm 2013 đã gây ra sự lúng túng trong áp dụng, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh.

Hay "chỉ định thầu được áp dụng cho gói thầu chỉ có duy nhất một hãng sản xuất trên thị trường, do yêu cầu về giải pháp công nghệ", bà Nhị Hà cho là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, dự thảo luật này cũng thể hiện "đàm phán giá được áp dụng với các gói thầu mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư y tế chỉ có 1 hoặc 2 hãng sản xuất".

“Như vậy, với gói thầu chỉ có duy nhất 1 hãng sản xuất trên thị trường sẽ áp dụng đàm phán giá hay chỉ định thầu? Luật cần quy định rõ trường hợp nào áp dụng đàm phán giá, trường hợp nào áp dụng chỉ định thầu, để các đơn vị khi tổ chức mua sắm áp dụng đúng quy định pháp luật, bởi vì 2 hình thức này có phương thức xác định giá gói thầu rất khác nhau” – bà Nhị Hà đặt vấn đề.

Đại biểu Dương Tấn Quân (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) dẫn khoản 1 Điều 61 về điều kiện được xem xét đề nghị trúng thầu đối với nhà thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn mua sắm hàng hóa, xây lắp hỗn hợp, trong đó Điểm e quy định "có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu đã được phê duyệt".

“Chỉ cần một chiêu trò là lựa chọn được nhà thầu thân quen”
Đại biểu Dương Tấn Quân

Ông đề nghị cần phải làm rõ giá đề nghị trúng thầu là bao gồm tất cả các khoản chi phí và thuế của gói thầu, không xét đến giá của từng loại hàng hóa trong gói thầu. Vì thực tế có những gói thầu giá đề nghị trúng thầu không vượt quá giá dự toán đã được phê duyệt, nhưng có một số loại hàng hóa trong gói thầu thì cao hơn giá đã được phê duyệt, nếu chiếu theo quy định trên thì vẫn hợp lệ, có thể xem xét là trúng thầu.

“Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, ngoài việc xác định giá trúng thầu đúng quy định còn bóc tách giá của từng loại hàng hóa cấu thành trong gói thầu, so sánh với giá nhập khẩu để xác định mức độ tăng giảm của từng loại hàng hóa và làm căn cứ để xác định mức gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, giá đề nghị trúng thầu do doanh nghiệp tự quyết định hiện nay là chưa có quy định về kiểm soát giá trần đối với nhà thầu cung cấp dịch vụ thuê tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hỗn hợp. Đây là một trong những điều bất cập trong thời gian qua” – ông Dương Tấn Quân phản ánh và đề nghị giải thích cụm từ “giá đề nghị trúng thầu” là như thế nào để thực hiện thống nhất./.

Theo: Ngọc Thành/VOV.VN

Tin mới hơn

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 7 giờ ngày 25/7 đến 12 giờ ngày 26/7, có hơn 5.600 đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Đoàn ngoại giao, bạn bè quốc tế và đồng bào đã đến tiễn biệt Tổng Bí thư.

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

VTV.vn - Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h hôm nay (26/7) tại Nhà tang lễ Quốc gia. Lễ an táng diễn ra lúc 15h cùng ngày tại...

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Theo thống kê của UBND huyện Đông Anh (TP Hà Nội), tính đến 18h30 ngày 25/7, có hơn 36 nghìn người đến làng Lại Đà (xã Đông Hội) viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

VTV.vn - Tối 25/7, dòng người xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh vẫn đang nối dài.

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Dù nắm giữ các chức vụ cao của Đảng, công việc bộn bề những khi còn khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thường xuyên về làng Lại Đà (Đông Anh, Hà Nội) thăm hỏi người thân, bạn bè mỗi dịp lễ, Tết. Đó là những kỷ niệm không thể quên với họ hàng, làng xóm…

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Theo thông báo của Ban Tổ chức Lễ tang, lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 25/7 sẽ đến 22h nhưng càng về đêm, dòng người hướng về Nhà Tang...

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế mang dấu ấn thời đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện đậm nét và sâu sắc trong cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Nhân dân cả nước thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dân cả nước thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, nhớ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi tìm đọc những bài viết, những thước phim và những chỉ đạo của Tổng Bí thư trên các phương tiện thông tin, càng hiểu sâu sắc hơn về nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng ta - người đã dành trọn vẹn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân đến giây phút cuối cùng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người cộng sản chân chính

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người cộng sản chân chính

VTV.vn - Dù trong cương vị là lãnh đạo đứng đầu của Đảng hay trong cuộc sống ngày thường, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã luôn khẳng định bản chất của một...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lý luận kiên định, xuất sắc của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lý luận kiên định, xuất sắc của Đảng

Với một nền tảng học thuật vững chắc và kiến thức sâu rộng về lý luận chính trị, văn hóa và lịch sử, Tổng Bí thư đã áp dụng những hiểu biết đó vào công tác lãnh đạo.

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) đã diễn ra Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu tập trung ứng phó với bão số 2 và mưa lũ

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu tập trung ứng phó với bão số 2 và mưa lũ

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu tập trung ứng phó với bão số 2 và mưa lũ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vì nước, vì dân đến hơi thở cuối cùng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vì nước, vì dân đến hơi thở cuối cùng

TP - “Cho đến sáng 13/7 vừa rồi, bác vẫn nghe báo cáo công việc. Tối 13, bệnh trở nặng không làm việc được nữa, chúng tôi phải đặt máy thở cho bác. Bác đã làm việc đến tận giờ phút cuối cùng”, PGS.TS Nguyễn Phương Đông, nguyên Chủ nhiệm khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), bác sĩ riêng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, xúc động kể lại.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại