Bí thư Yên Bái: Làm đúng không sợ, chưa rõ thì hỏi cấp trên
Bên hành lang Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy đã chia sẻ về một số vấn đề các Đại biểu Quốc hội đang cho ý kiến, dư luận đang quan tâm.
- Từ câu chuyện nghẽn giải ngân đầu tư công, Bộ Tài chính phải gửi 1 triệu tỷ đồng vào ngân hàng với lãi suất 0,8%/năm, tại tỉnh Yên Bái có xảy ra tình trạng này không, thưa ông?
Những vướng mắc về khâu chuẩn bị đầu tư đều đã được Chính phủ tháo gỡ thông qua Luật Đầu tư công sửa đổi và các văn bản hướng dẫn Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các chính sách này phân cấp rất mạnh cho các địa phương. Nói chung về mặt thủ tục ở Yên Bái không có nhiều vướng mắc.
- Nhưng thực tế Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cho biết khâu chuẩn bị thủ tục đầu tư đang có nhiều vướng mắc, còn Bộ Tài chính cũng nói đang có vướng mắc nên 1 triệu tỷ đồng phải gửi ngân hàng?
Khi chưa sửa đổi Luật Đầu tư công thì có vướng mắc trong quá trình chuẩn bị đầu tư dự án. Nhưng thủ tục đầu tư không phải chỉ thực hiện theo Luật Đầu tư công mà nó còn liên quan đến thủ tục về quy hoạch, về đất đai…
Ví dụ, dự án liên quan đến quy hoạch chuyên ngành, thế nhưng quy hoạch chưa được duyệt, thì dự án phải chờ quy hoạch. Hay như vấn đề giải phóng mặt bằng, nhiều dự án phải chờ chuyển mục đích sử dụng đất.
Có thể nói, địa phương nào cũng gặp phải những vấn đề như vậy.
- Được biết tỉnh Yên Bái thuộc nhóm khá trong giải ngân vốn đầu tư công. Là người đứng đầu cấp ủy của Yên Bái, ông có thể chia sẻ kinh nghiệm để đạt được kết quả như vậy?
Tôi không biết các địa phương khác như thế nào để so sánh. Tỉnh Yên Bái luôn thực hiện theo tinh thần bám sát chỉ đạo của Chính phủ. Chúng tôi cũng luôn nỗ lực làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư. Vì chất lượng hồ sơ dự án quyết định đến quá trình đầu tư.
Quá trình triển khai dự án, chúng tôi thường xuyên kiểm tra để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà chủ đầu tư, đơn vị thi công gặp phải.
Ví dụ như vấn đề giải phóng mặt bằng, ở Yên Bái cũng gặp nhiều vướng mắc. Do vậy, tỉnh quyết định thành lập hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng của cấp huyện và giao trách nhiệm đến từng người. Tuy nhiên, năng lực và số lượng cán bộ ở cấp huyện còn khó khăn thì tỉnh phải biệt phái người ở sở, ngành xuống hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc.
- Một vấn đề khác được nhắc đến nhiều thời gian qua, đó là câu chuyện "sợ trách nhiệm", xin hỏi, ông có bao giờ phải làm công tác tư tưởng để cán bộ của tỉnh Yên Bái dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm?
Để cán bộ an tâm công tác, tôi cho rằng phải có sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo từ cấp ủy, tổ chức đảng cho đến chính quyền, rồi cán bộ công chức cấp dưới.
Ví dụ, trong công tác giải phóng mặt bằng, quy định của pháp luật rất đầy đủ, chi tiết nhưng không bao phủ được hết tất cả các tình huống xảy ra trong thực tế. Để bảo đảm sự đồng thuận giữa người dân bị thu hồi đất, Nhà nước và chủ đầu tư, cần phải vận dụng về cơ chế chính sách.
Tuy nhiên, khi vận dụng có thể đúng nhưng cũng có lúc chỉ đúng một phần. Khi cán bộ, công chức thấy nếu chiểu theo quy định thì không thực hiện được dự án, lúc đó phải báo cáo cấp trên để cùng giải quyết.
Ngoài ra, quyết định đó cũng không được trái với quy định của Nhà nước, không được gây thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước.
Để có được những quyết định đó, rất cần cán bộ năng động đề xuất. Ngoài ra, cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu các cấp cũng phải mạnh dạn quyết đáp để anh em cấp dưới yên tâm làm việc. Bởi vì sau này nếu có thanh tra, kiểm tra thì người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cũng phải đứng ra để giải trình.
- Xin hỏi rất thẳng thắn, để bảo vệ quyết định của cấp dưới, ông đã phải đứng ra giải trình với cơ quan thanh tra, kiểm toán lần nào chưa?
Cũng đã có trường hợp kiểm toán vào và đề nghị giải trình. Khi chúng tôi giải trình, kiểm toán thấy trong trường hợp đó tỉnh đã vận dụng đúng, phù hợp với quy định của pháp luật.
- Theo ông, ngoài ý kiến cho rằng chế độ tiền lương hiện nay chưa thực sự hấp dẫn, còn nguyên nhân nào khác khiến một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy trách nhiệm?
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng trên, trong đó có việc hệ thống luật pháp của chúng ta chưa thống nhất, đồng bộ.
Ví dụ như vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong giai đoạn khác cũng có những quy định khác nhau. Như vậy, có thể thấy hệ thống pháp luật cũng chưa đồng bộ, chưa thống nhất, dẫn đến cán bộ thực thi lúng túng.
Cũng có trường hợp là do năng lực cán bộ cơ sở nên họ chưa nghiên cứu sâu, chưa nắm vững quy định của pháp luật. Đôi khi quy định đã rõ rồi nhưng vẫn thấy băn khoăn, vẫn thấy vướng, vẫn phải hỏi cấp trên.
Ngoài ra, khi chúng ta đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý nhiều cán bộ, tổ chức sai phạm, dẫn đến có trường hợp cán bộ sợ làm sai, sợ trách nhiệm. Từ đó một bộ phận cán bộ có biểu hiện né tránh, đùn đẩy.
- Theo ông, giải pháp nào để cán bộ không né tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc?
Tại Yên Bái, việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm không phải là hiện tượng phổ biến. Bởi vì chúng tôi đã làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, đảng viên thấy rằng mình làm đúng thì không sợ, còn những vấn đề chưa nắm vững, chưa hiểu rõ có thể hỏi cấp trên, hỏi cơ quan chức năng để được hướng dẫn, giải đáp.
Theo: vietnamnet.vn
Tin mới hơn
Tăng cường cảnh giác, chủ động đối phó với diễn biến bất thường của thời tiết
VTV.vn - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024.
Cẩn trọng với những bệnh truyền nhiễm dễ bùng phát mùa bão, lũ
VTV.vn - Kinh nghiệm từ trước tới nay cho thấy, dịch bệnh truyền nhiễm thường đi liền sau mưa bão lũ lụt.
Thị trường hàng hóa Yên Bái dần ổn định sau lũ
Hiện nay, một số chợ ở TP Yên Bái đã khôi phục việc bán hàng sau khi bị thiệt hại nặng nề sau lũ, tuy nhiên số tiểu thương đi bán hàng chưa nhiều. Theo khảo sát, giá cả hàng hóa tăng so với bình thường, nhưng không quá nhiều.
Ông Nguyễn Xuân Thắng thăm, động viên người dân vùng lũ tỉnh Yên Bái
Sáng nay (15/8), Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng và đoàn công tác đã đến thăm, động viên nhân dân tỉnh Yên Bái bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Thủ tướng: "Quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3"
Phát biểu tại hội nghị thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, hôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra vào sáng nay 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta phải quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3 vì tinh thần dân tộc, nghĩa đồng bào, vì cuộc sống của nhân dân.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 6 về tình hình chỉ đạo, khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái
THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 6 về tình hình chỉ đạo, khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái
THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 06 về tình hình chỉ đạo, khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái: Cảnh giác tin giả
THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 06 về tình hình chỉ đạo, khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái: Cảnh giác tin giả
Khẩn trương khôi phục sản xuất kinh doanh
Sau những thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra, cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp, hộ sản xuất tại các địa phương bị thiệt hại nặng nề do bão đã và đang khẩn trương vào cuộc phục hồi sản xuất kinh doanh. Giới chuyên gia cho rằng, cùng với nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, rất cần những chính sách hỗ trợ sát sao của nhà quản lý, ngành ngân hàng...
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Bình Dương tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào giáo dục, y tế
Với dân số dự kiến đạt hơn 4 triệu người vào năm 2030, Bình Dương đang đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục và y tế. Hôm nay (13/9), tại Hội nghị gặp gỡ nhà đầu tư y tế, giáo dục, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi, khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào hai lĩnh vực này.
Làm gì để sinh viên tránh lạm dụng trí tuệ nhân tạo?
VOV.VN - Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở nên phổ biến, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Với học tập, AI giúp sinh viên có thể tiếp cận thông tin, thực hành nhanh chóng hơn. Nhưng nếu sinh viên quá lạm dụng thì sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.
Giá vàng hôm nay 14/9: Vàng thế giới tăng nhẹ, vàng SJC vẫn 80,5 triệu đồng/lượng
Giá vàng SJC được niêm yết ở mức 78,5 - 80,5 triệu đồng/lượng, trong giá vàng thế giới giao ngay trên sàn Kitco tăng lên mức 2.567,6 USD/oz.
Hà Nội dự kiến 'cứu' 3.000 cây gãy đổ do bão Yagi
Trong số hơn 40.000 cây xanh bị đổ và gãy cành do bão Yagi, Hà Nội dự kiến "cứu" được khoảng 3.000 cây, trong đó có 100 cây quý hiếm.
21 tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm
VTV.vn - Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT có văn bản gửi 21 tỉnh, TP về việc đảm bảo an toàn chống lũ của đê trong quá trình vận...
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
VTV.vn - Thủ tướng Chính phủ ký Công điện yêu cầu tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu, kiểm soát giá cả, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Cục Viễn thông: Còn khoảng 8% số trạm phát sóng bị mất liên lạc vì bão
Ở thời điểm các trạm phát sóng bị ảnh hưởng nhiều nhất do bão, có những mạng đã mất trên 50% trạm phát sóng. Các doanh nghiệp viễn thông đang phấn đấu trong ngày 13 và 14/9 sẽ khắc phục hoàn tất...
Nhận định Southampton – MU: Quỷ đỏ giải hạn?
VOV.VN - Trận đấu với Southampton là cơ hội để MU thoát khỏi những khó khăn sau hai trận thua đầy thất vọng.