Xem xét “trường hợp đặc biệt” đặt ra từ nhu cầu phát triển
Theo thông lệ, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 15, Trung ương sẽ xem xét một số vấn đề còn lại, trong đó có công tác nhân sự để chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng. Cũng như một số nhiệm kỳ trước đây, Hội nghị sẽ xem xét và cho ý kiến về “trường hợp đặc biệt” là các đồng chí tham gia lần đầu, các đồng chí Ủy viên Trung ương quá tuổi theo quy định, tái cử vào Ban chấp hành Trung ương khóa XIII.

Trao đổi với phóng viên VOV.VN, ông Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết, đây là công việc bình thường trong hoạt động của Đảng cầm quyền, đảm bảo cho Đảng ta có đủ sức mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Tiến tới Đại hội XIII của Đảng, cho đến nay, mọi công việc đã được chuẩn bị hết sức công phu, kỹ lưỡng, từ các văn kiện Đảng, cũng như công tác nhân sự của Đảng trong một giai đoạn tiếp theo.
Vì sao cần có “trường hợp đặc biệt”?
Vì sao Đảng lại cần có “trường hợp đặc biệt”, tham gia lần đầu hoặc tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị? Có phải vì chúng ta thiếu cán bộ hay vì lý do nào khác?
Theo ông Phạm Văn Linh, đây là công việc bình thường trong hoạt động của một đảng cầm quyền, dựa trên nhiều quy định đối với công tác nhân sự của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; cũng như những quy định về công tác quy hoạch cán bộ chuẩn bị tham gia cấp ủy các cấp. Ông Phạm Văn Linh cũng nêu rõ, công việc này nhằm thực hiện mục tiêu làm sao để Đảng ta có được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo của nhiệm kỳ mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng cả về phẩm chất lẫn năng lực, cũng như đòi hỏi mới của sự phát triển đất nước.
“Việc chúng ta xem xét trường hợp đặc biệt, ở một số vị trí cụ thể, trường hợp cụ thể trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, hoặc mới tham gia lần đầu vào Ban Chấp hành Trung ương trong điều kiện hiện nay, được đặt ra từ yêu cầu phát triển đất nước, từ nhu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Những vị trí, trường hợp đặc biệt này, đã có sự cân nhắc hết sức kỹ lưỡng, chu đáo, xem xét trên nhiều khía cạnh, đảm bảo sự ổn định, yêu cầu phát triển, tính kế thừa, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, nhất là những vị trí then chốt, những lĩnh vực đặc biệt”.
Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh như vậy, đồng thời cho biết, thực tiễn công tác cán bộ, cũng có những vị trí, những trường hợp cụ thể, không chỉ xem xét, cân nhắc theo những quy định thông thường, đó là trường hợp đặc biệt. Ở đây cũng không đặt vấn đề vì thiếu cán bộ hoặc lý do nào khác, tất cả cũng vì sự lớn mạnh của Đảng, đảm bảo cho Đảng ta thực sự vững mạnh, đủ sức lãnh đạo đất nước phát triển trong giai đoạn mới.

Những trường hợp được xếp vào diện “đặc biệt”
Theo ông Phạm Văn Linh, đối với công tác cán bộ, chúng ta đã có những quy định rất chặt chẽ trong hệ thống các văn bản của Đảng, từ điều lệ Đảng, cho đến các quy định khác của Đảng về vấn đề này. Những trường hợp đặc biệt có thể là những nhân sự đã tham gia một vài khóa mà tái cử trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, hoặc tham gia Ban Chấp hành Trung ương lần đầu.
Theo quy định của Trung ương đối với các trường hợp đặc biệt, Ủy viên Trung ương tái cử nhìn chung không quá 60, thì "trường hợp đặc biệt" là quá 60 vẫn có thể giới thiệu để bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới. Tương tự, Bộ Chính trị, Ban Bí thư là không quá 65, còn quá 65 là "trường hợp đặc biệt".
Kỳ vọng gì ở những “trường hợp đặc biệt”?
Bày tỏ sự kỳ vọng vào những “trường hợp đặc biệt”, ở vị trí của một đảng viên, ông Phạm Văn Linh cho biết, ông hoàn toàn tin tưởng ở sự sáng suốt, trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương, của lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi cân nhắc những vấn đề lớn của đất nước, trong đó có vấn đề xem xét “trường hợp đặc biệt”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, lợi ích của đất nước, yêu cầu phát triển đất nước luôn được đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cho nên việc cân nhắc, xem xét các “trường hợp đặc biệt” cũng xuất phát từ yêu cầu đảm bảo cho sự phát triển của đất nước, ổn định liên tục và đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn mới.
“Bởi vậy, khi Trung ương đã bỏ phiếu, tán thành những trường hợp được coi là đặc biệt, cũng có nghĩa thể hiện sự đánh giá có trách nhiệm, sự xem xét kỹ lưỡng của Đảng khi quyết định một vị trí nào đó, một cá nhân nào đó là trường hợp đặc biệt”.
Ông Phạm Văn Linh nhấn mạnh như vậy và cho rằng, nhiệm kỳ tới đây chúng ta thấy, sẽ có những điều kiện mà trước đây chưa có được. Trước hết, thời điểm Đại hội XIII cũng là thời điểm đất nước đã trải qua chặng đường 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh 91, rồi chúng ta triển khai hàng loạt chiến lược, trong đó có chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030, đặc biệt chúng ta chuẩn bị kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, năm 2045 - 100 năm thành lập nước.
Như vậy có thể thấy, yêu cầu mới của đất nước là hết sức to lớn, là một giai đoạn đòi hỏi chúng ta tiếp tục sự phát triển của cả chặng đường trước đây, phấn đấu để đến năm 2030, với mục tiêu nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Quan trọng là làm sao tiếp tục giữ được sự ổn định của đất nước, trong điều kiện cạnh tranh rất khốc liệt, tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mới, cũng như nhiều yếu tố bất định, khó lường khác. Vì vậy bộ máy lãnh đạo mới, những đồng chí giữ trọng trách phải đáp ứng được những yêu cầu mới, cao hơn, trách nhiệm lớn hơn.
“Với những nhân sự được Trung ương chấp nhận, cũng có nghĩa là đặt lên vai họ những trách nhiệm rất lớn, làm sao phải tiếp tục phát huy được những thành quả của những chặng đường, giai đoạn đã qua, đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước, nhất là những mục tiêu đã đặt ra”, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh./.
Thanh Hà/VOV.VN
Theo: https://vov.vn/
Tin mới hơn

Xe đào vùng cao đầu tiên về Hà Nội có dán tem xuất xứ nguồn gốc
Xe đào vùng cao đầu tiên đã có mặt tại Hà Nội vào sáng nay (21/1). Tất cả các cành đào đều dán tem xuất xứ nguồn gốc để minh chứng là đào trồng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Phải tổ chức bầu cử dân chủ, chọn những đại biểu xứng đáng
VTV.vn - Ngày 21/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và HDND các cấp.

Đưa Việt Nam thành tâm điểm của liên kết kinh tế tầm toàn cầu
Chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện, mở rộng mạng lưới liên kết, hội nhập kinh tế, đưa Việt Nam trở thành tâm điểm của liên kết kinh tế tầm toàn cầu.

Đại hội XIII của Đảng: Kiên định, sáng tạo để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững
VOV.VN - Chúng ta thành công vì vừa kiên định, vừa sáng tạo. Chúng ta biết giữ vững những mục tiêu, lý tưởng, đặc biệt là mục tiêu cuối cùng là độc lập dân tộc và CNXH.

Triển khai các phương án bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội XIII của Đảng
VTV.vn - Các lực lượng công an và quân đội đang tập trung cao độ thực hiện tốt nhất các phương án bảo vệ sự kiện quan trọng này.

Cảnh báo chiêu trò "móc tiền" vì cuộc gọi từ số điện thoại lạ
Dân trí: Sau một thời gian tạm lắng, hình thức lừa đảo bằng cuộc gọi nhỡ để "móc tiền" người dùng đã bắt đầu xuất hiện trở lại tại Việt Nam.

"Thiếu tướng tình báo" lừa đảo gần 100 tỷ, ra tòa vẫn tự xưng là "đặc vụ"
Dân trí: Xác định Hoa Hữu Long giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lên đến gần 100 tỷ đồng, Viện Kiểm sát đề nghị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo này mức án tù chung thân.

60 năm quân giải phóng miền Nam Việt Nam: Sự lựa chọn của lịch sử
VOV.VN - Sự ra đời của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam cho thấy sự chỉ đạo chiến lược rất đúng đắn, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu, quy luật phát triển của chiến tranh, trực tiếp tăng cường sức mạnh của cách mạng miền Nam.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Hôm nay, tiêm liều Nanocovax 50 mcg thứ hai cho các tình nguyện viên
VOV.VN - Hôm nay, 3 tình nguyện viên đầu tiên của nhóm liều 50mcg sẽ được tiêm mũi thứ hai. Trước đó, họ đã được tiêm mũi thứ nhất vào ngày 26/12.

Đại hội XIII của Đảng: Vững bước trên con đường đã chọn, không ngả nghiêng, dao động
VOV.VN - Không cho phép ai ngà nghiêng, dao động, nghĩa là mục tiêu trước sau như một, là chân lý đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn.
Xứng đáng là lực lượng vũ trang đặc biệt, trọng yếu, tin cậy
(Chinhphu.vn) - Sáng nay, 19/1, lực lượng tình báo công an nhân dân (CAND) tổ chức lễ đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất và kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống (21/2/1946 - 21/2/2021). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và phát biểu.

Nghị quyết 01: "Kim chỉ nam" cho nhiệm vụ kép năm 2021
VTV.vn - Chính phủ xác định 8 trọng tâm chỉ đạo điều hành, với 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và 188 nhiệm vụ cụ thể để quyết tâm hoàn 12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2021.

Hội nghị báo công kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2020
Chiều ngày 19/1/2021, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức Hội nghị báo công kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2020 nhằm nhìn nhận, đánh giá và biểu dương, tôn vinh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, nổi bật trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của năm theo Chương trình hành động số 190 của Tỉnh ủy. Dự hội nghị có đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh.

Bắc Bộ ngày nắng, đêm không mưa, vẫn còn rét đậm
VTV.vn - Dù nhiệt độ các tỉnh, thành miền Bắc tăng nhẹ từ 1-2 độ C, tuy nhiên chưa đủ để xua tan lạnh giá, rét buốt.

Thương mại điện tử - Quản lý cần dựa trên động lực phát triển
VTV.vn - Nghị định sửa đổi về thương mại điện tử với nhiều điểm mới đang thu hút sự chú ý về vai trò quyết định trong định hướng phát triển kinh tế số tại Việt Nam trong 5 năm tới.

Dấu ấn 12 lần Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng
VOV.VN - Trong hơn 90 năm thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 12 lần đại hội. Nhiệm vụ của mỗi kỳ đại hội là đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của nhiệm kỳ vừa qua; quyết định đường lối, chính sách của Đảng nhiệm kỳ tới; thực hiện công tác nhân sự và bổ sung, sửa đổi Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng khi cần.