Xây khu công nghiệp sinh thái: Sẽ đẩy mạnh cộng sinh công nghiệp
Ảnh minh họa.
Theo đó, dự thảo quy định chi tiết việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái quy định tại các Điều 36, 37, 38, 40, 41, 42, 43 của Nghị định số 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
CỘNG SINH CÔNG NGHIỆP ĐỂ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN HIỆU QUẢ
Theo dự thảo, nội dung đề xuất xây dựng mới khu công nghiệp sinh thái gồm: Dự kiến các ngành nghề chính thu hút đầu tư vào khu công nghiệp theo quy hoạch phân khu xây dụng của khu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; dự kiến mức phát thải cho các ngành nghề thực hiện cộng sinh công nghiệp.
Phương án xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát đầu vào, đầu ra của khu công nghiệp về sử dụng nguyên vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất, chất thải, phế liệu; phương án thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng xung quanh.
Cam kết đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái trong vòng 08 năm kể từ thời điểm khu công nghiệp được thành lập và lộ trình thực hiện.
Nội dung đề xuất xây dựng mới khu công nghiệp sinh thái nêu trên được giải trình tại Đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương trong đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp được lập theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Dự thảo đề xuất, cộng sinh công nghiệp quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP bao gồm các mạng lưới hợp tác: trao đổi chất thải (rắn, lỏng, khí) giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.
Sử dụng chung hạ tầng phục vụ sản xuất trong khu công nghiệp do các bên thực hiện cộng sinh công nghiệp hoặc bên thứ ba cung cấp (không bao gồm hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội dùng chung của khu công nghiệp do nhà đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp cung cấp).
Sử dụng dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất và kinh doanh trong khu công nghiệp do các bên thực hiện cộng sinh công nghiệp hoặc bên thứ ba cung cấp.
Giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn gồm:
Tứ nhất làc, các giải pháp giảm chất thải tại nguồn: Quản lý nội bộ doanh nghiệp và sử dụng các vật liệu thay thế; kiểm soát quy trình, thiết bị sản xuất; cải tiến, thay thế thiết bị, dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp để giảm tổn thất, giảm chất thải, giảm mức độ nguy hại của chất thải, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, các giải pháp tuần hoàn: Thu gom, xử lý, tái sử dụng các chất thải, phế liệu làm nguyên liệu đầu vào sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp hoặc trao đổi giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Thứ ba, các giải pháp cải thiện sản phẩm thông qua đổi mới sản phẩm, cải tiến bao bì, thiết kế nhằm giảm tác động đến môi trường.
Trong quá trình đánh giá doanh nghiệp thực hiện cộng sinh công nghiệp, áp dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể tham khảo ý kiến của tổ chức, đơn vị chuyên môn trong nước đáp ứng các điều kiện về cung cấp dịch vụ tư vấn về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn hoặc tổ chức, đơn vị quốc tế có năng lực, chuyên môn về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn.
TIẾP CẬN ĐÚNG BẢN CHẤT KHOA HỌC
Trước đó, tại hội thảo "Phát triển khu công nghiệp sinh thái - Hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0" được tổ chức vào tháng 6/2022, tại Hải Phòng, TS. Mai Văn Sỹ, chuyên gia kinh tế, cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn mang tâm lý tính toán lợi nhuận trước khi bắt tay vào làm. Nếu như vậy thì rất khó vì để làm khu công nghiệp sinh thái rất tốn kém. Cụ thể, làm mô hình sinh thái theo các tiêu chí quy định của Bộ Xây dựng thì doanh nghiệp nào cũng muốn đẩy quỹ đất công nghiệp lên 70-75%. Như vậy, tỉ lệ quỹ đất cho cây xanh sẽ không đảm bảo.
Đồng thời, cần có cơ chế, chính sách cụ thể, rõ ràng để hỗ trợ phát triển khu công nghiệp sinh thái. Như câu chuyện ưu đãi, nếu nhận được ưu đãi miễn thuê đất như khu kinh tế thì nhiều doanh nghiệp sẽ tham gia hơn. Việc phát triển kinh tế tuần hoàn đòi hỏi cần công nghệ sản xuất phải cao, vì công nghệ hiện đại mới tận dụng tối đa nguồn lực. Khi được hỗ trợ, doanh nghiệp mới có nguồn kinh phí để quay vòng đầu tư vào sản xuất.
Ông Mai Thế Toản, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường, cho biết để hiểu rõ hơn về kinh tế tuần hoàn cần xác định cấu trúc chung có 3 phần: Ứng dụng vật liệu hữu ích; kéo dài vòng đời sản phẩm; sử dụng và sản xuất sản phẩm thông minh hơn.
Từ 3 cấu trúc này dẫn đến cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn đi từ kinh tế tuyến tính truyền thống đến tăng tính tuần hoàn bằng việc nâng lên các cấp độ được thể hiện trong việc sử dụng ít tài nguyên hơn và ít áp lực với môi trường hơn.
Hiện nay, các cấp độ của kinh tế tuần hoàn đang gồm: Cấp vĩ mô xem xét kinh tế tuần hoàn ở cấp quốc gia, đô thị, vùng, địa phương; cấp trung gian xem xét kinh tế tuần hoàn với góc độ cộng sinh công nghiệp; cấp vi mô xem xét ở cấp độ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; cấp sản phẩm xem xét đến mức độ tuần hoàn của từng sản phẩm, chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm.
Theo ông Toản, mô hình kinh tế tuần hoàn mang tính khuyến khích, do đó trong thủ tục cần thực hiện để xã hội xác nhận kinh tế tuần hoàn nhưng không hành chính hóa việc này. Chính sách ưu đãi của Nhà nước không có quy định rõ ràng nhưng tiệm cận sang các quy định, điều khoản khác có dáng vóc của kinh tế tuần hoàn để được hỗ trợ lãi suất, tín dụng xanh, trái phiếu xanh, ưu đãi thuế VAT… Từ đó, dẫn chiếu sang các quy định của pháp luật về quản lý các khu công nghiệp để tạo sự đồng bộ.
"Nhiều doanh nghiệp muốn hỏi ưu đãi cụ thể của kinh tế tuần hoàn ở mức nào? Điều này phụ thuộc vào cân đối ngân sách Nhà nước. Chúng ta không quá cầu toàn, chỉ cần có góc xuất phát đúng và tiếp cận theo đúng bản chất khoa học để đưa vào Việt Nam", ông Toản cho biết.
Theo vneconomy.vn
Tin mới hơn

Vùng Đông Nam Bộ hấp dẫn nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Với lợi thế về hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao, các địa phương vùng Đông Nam Bộ đang thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đông Nam Bộ đang dần khẳng định vị thế là đầu tàu của cả nước trong thực hiện giải pháp thúc đẩy tăng trưởng hai con số, đóng góp ngân sách, dẫn dắt liên kết vùng…

Hà Nội xây dựng quảng trường phía Đông hồ Hoàn Kiếm quy mô hơn 2ha
Tổng diện tích dự kiến nghiên cứu thực hiện quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng quảng trường-công viên khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm có quy mô diện tích khoảng 2,14 ha.

Mục tiêu cao cần quyết tâm lớn
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) từ 8% trở lên, thể hiện khát vọng và quyết tâm mạnh mẽ của Thành phố trong việc đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp.

Tăng cường quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Vương quốc Anh
(Chinhphu.vn) - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Vương quốc Anh, chiều 17/3 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã có cuộc gặp với Ngài Lord Livermore – Thứ trưởng Bộ Tài chính Vương quốc Anh nhằm trao đổi về các định hướng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Người Nhật Bản ngày càng 'chuộng' gạo Việt Nam
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong bối cảnh giá gạo tại Nhật Bản vẫn ở mức cao, nhu cầu về gạo nhập khẩu rẻ hơn đang tăng lên.

Từ 18/3/2025: Đường sắt chạy thêm tàu SE11/SE12 trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh
Để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, ngành đường sắt tổ chức chạy thêm tàu SE11/SE12 trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh từ ngày 18/3/2025. Theo đó, tuyến TP Hồ Chí Minh - Hà Nội chạy hàng ngày có các tàu SE1/SE2, SE3/SE4, SE5/SE6, SE7/SE8, SE11/SE12.

Bình yên biển, đảo quê hương Luôn đồng hành, làm điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi
LTS: Để đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền về biển, đảo của Tổ quốc và hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, từ số báo hôm nay, Báo Quân đội nhân dân đổi tên chuyên mục "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân" thành "Bình yên biển, đảo quê hương". Báo Quân đội nhân dân rất mong nhận được nhiều tin, bài cộng tác với chuyên mục của bạn đọc và cộng tác viên trên cả nước.

Thời tiết ngày 18/3: Bắc Bộ, Bắc miền Trung rét cả ngày
VTV.vn - Dự báo hôm nay không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến Thủ đô Hà Nội và các nơi khác ở miền Bắc và Bắc miền Trung, duy trì rét cả ngày.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Long An bứt phá với chiến lược “đón sóng” đầu tư, kiến tạo tương lai
VOV.VN - Năm 2025, Long An đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, bứt phá với chiến lược thu hút đầu tư. Hàng loạt dự án trọng điểm được triển khai, mở ra nhiều dư địa phát triển mới cho tỉnh.

Đèn đỏ mặc định rẽ phải, có nên nhân rộng để giảm ùn tắc?
VOV.VN - Đề xuất đèn đỏ mặc định được rẽ phải, không cần bố trí riêng pha đèn, vạch kẻ đường hay biển báo đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người tham gia giao thông nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc trước đèn tín hiệu.Có nên nhân rộng đề xuất này hay không? Cần lưu ý gì nếu triển khai thực hiện?

Căn cứ Khu Lê ở Bình Thuận: 50 năm chuyển mình từ "bom cày đạn xới"
VOV.VN - Căn cứ Khu Lê Hồng Phong (Khu Lê) là một trong những căn cứ cách mạng ở tỉnh Bình Thuận trong suốt hai cuộc kháng chiến cứu nước. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trải qua bao gian khó, thử thách, ngày nay vùng đất cát, khô hạn này đang vươn mình với những tiềm năng, lợi thế dần được đánh thức.

Phải thông toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị trong tháng 6
VOV.VN - Những vướng mắc liên quan đến thủ tục cấp phép khai thác vật liệu thi công cao tốc Bắc - Nam cần được tháo gỡ ngay. Mục tiêu đến cuối năm 2025 sẽ có 3.000km đường bộ cao tốc.

Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc và miền Trung tiếp tục rét
VOV.VN - Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 14-17 độ, vùng núi cao Bắc Bộ có nơi dưới 10 độ.

Quy đổi điểm tương đương khi xét tuyển ĐH: Có lo mỗi trường tính một kiểu?
VOV.VN - Bộ GD-ĐT cho biết, việc quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển là vấn đề kỹ thuật nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Việc xây dựng phương án quy đổi điểm là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo và Bộ GD-ĐT. Thí sinh sẽ nhận được thông tin quy đổi điểm công khai trước khi đăng ký xét tuyển.

Thuế thu nhập cá nhân: Điều chỉnh thế nào để kích thích lao động và công bằng hơn?
VOV.VN - Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.

“Xanh hóa” để phát triển bền vững
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng trở nên cấp bách, cụm từ “phát triển bền vững” không còn xa lạ với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn trong hành trình “xanh hóa”.