Xây dựng Quỹ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam
| |
Cổng Ngọ Môn, Kinh thành Huế trong Quần thể di tích Cố đô Huế. (Ảnh: Minh Duy) |
Trong đó, có 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận, 128 di tích quốc gia đặc biệt, 3.614 di tích quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Cùng với đó là khoảng 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, với 498 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh; và 9 di sản tư liệu.
Không chỉ phản ánh bề dày lịch sử văn hóa, hệ thống di sản phong phú, giàu có của Việt Nam còn đóng vai trò là động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội, tạo nền tảng phát triển công nghiệp văn hóa quốc gia.
Bằng chứng là nhiều di sản sau khi được xếp hạng, ghi danh đã trở thành tài nguyên đặc sắc của du lịch, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế địa phương, tạo nhiều sinh kế cho cộng đồng.
Năm 2019, thời điểm trước dịch Covid-19, chỉ riêng 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam đã đón hơn 21,3 triệu lượt khách du lịch, trong đó có gần 11 triệu khách quốc tế, mang lại doanh thu từ vé tham quan và phí dịch vụ trực tiếp khoảng 3.123 tỷ đồng.
Dẫn ra những điều này để khẳng định, càng thấy được giá trị to lớn từ di sản, càng cần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa khai thác và bảo tồn, nếu không muốn di sản bị hư hại hay biến mất.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng công tác bảo tồn di sản. Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, ngân sách nhà nước hằng năm đều quan tâm cấp cho mục tiêu bảo tồn chống xuống cấp di tích. Giai đoạn 2011-2015, kinh phí bảo tồn 1.302 di tích là 1.436,844 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2020, kinh phí bảo tồn 471 di tích là 245 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo nhận định từ các chuyên gia, nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích còn rất thấp so với nhu cầu thực tế.
Thời gian qua, báo chí từng không ít lần phản ánh hiện trạng nhiều di tích, di sản tại các địa phương xuống cấp trầm trọng; nhiều di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một do thiếu chính sách đầu tư cho bảo tồn; không có kinh phí cho công tác sưu tầm hiện vật hay hồi hương di sản...
Thực trạng này đặt ra đòi hỏi cần có một quỹ riêng có khả năng huy động những nguồn lực ngoài ngân sách để nâng cao hiệu quả bảo tồn, phát huy giá trị các di sản. Đây cũng là giải pháp giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong gìn giữ, trân trọng di sản văn hóa.
Trên thực tế, nhiều quỹ phát triển văn hóa sớm đã được các quốc gia thành lập, giúp tăng tính chủ động trong thực hiện các chiến lược đầu tư cho bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa. Tiêu biểu như Quỹ bảo tồn văn hóa của Hoa Kỳ (AFCP) đã hỗ trợ tài chính giúp di sản Việt Nam được hưởng lợi suốt 20 năm qua, với 16 dự án bảo tồn được thực hiện.
Tại nước ta, ở lĩnh vực có liên quan mật thiết tới di sản là du lịch, cũng đã có Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được thành lập nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm, đào tạo nhân lực, xúc tiến, quảng bá du lịch.
Ngay với lĩnh vực di sản, Thừa Thiên Huế đã trở thành địa phương tiên phong khi xây dựng Quỹ bảo tồn di sản Huế để bổ sung nguồn lực đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế. Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, từ khi chính thức hoạt động vào quý II năm 2023, đến nay, được sự quan tâm của cộng đồng, Quỹ tiếp nhận được khoảng 8 tỷ đồng tiền tài trợ và đã sử dụng triển khai trùng tu một số công trình.
Mô hình và kết quả hoạt động bước đầu của những quỹ này càng cho thấy sự cần thiết của việc phải có cơ chế để tích hợp các nguồn tài chính đa dạng từ cộng đồng để nâng cao hiệu quả cho hoạt động văn hóa nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị di sản nói riêng.
Tín hiệu đáng mừng là tại Điều 131 Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đưa vào quy định liên quan Quỹ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam. Theo đó, Quỹ được Chính phủ thành lập, giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhằm huy động nguồn lực cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa mà chưa được ngân sách bố trí kinh phí hoặc kinh phí chưa đủ để tu bổ các di tích quốc gia và quốc gia đặc biệt đang có nguy cơ bị hủy hoại, sưu tầm và bảo quản hiện vật, mua và đưa các hiện vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước, mua và bảo quản các hiện vật, cổ vật có giá trị đặc biệt ở trong nước; để sưu tầm các bộ sưu tập và trưng bày di sản văn hóa Việt Nam tại các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.
Các chuyên gia nhận định, sự xuất hiện của Quỹ sẽ cho phép tích hợp các nguồn tài chính đa dạng như ngân sách công, tài trợ từ doanh nghiệp tư nhân, quỹ từ thiện, đóng góp từ các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng, nguồn thu từ hoạt động văn hóa…, từ đó mở ra nhiều cơ hội bảo tồn đa dạng các giá trị di sản mà việc sử dụng ngân sách đầu tư công không thể đáp ứng, đồng thời giảm bớt thời gian, thủ tục về đầu tư, linh hoạt hơn trong đề xuất, giải quyết kịp thời các nhu cầu cấp thiết.
Để Quỹ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam có thể hoạt động hiệu quả, bền vững, điều quan trọng là cần có những cơ chế, chính sách song hành như tôn vinh, khen thưởng, ưu đãi… để khuyến khích, thu hút các cá nhân, tổ chức cùng đóng góp, tham gia vào công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản. Việc tổ chức, quản lý, điều hành, phân phối quỹ cần được cụ thể hóa bằng những quy định chi tiết nhằm bảo đảm tính minh bạch, công bằng, khách quan, giúp tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và cộng đồng, tạo hành lang pháp lý giúp huy động hiệu quả sự chung tay của cộng đồng vì mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đất nước.
VIỆT ANH
Theo nhandan.vn
Tin mới hơn
EVN tăng giá điện, người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền?
VTV.vn - EVN cho rằng, việc tăng giá điện lên 2.103,11 đồng/kWh, tương ứng 4,8% không làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Hôm nay, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam
VOV.VN - Hôm nay (12/10), Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12-14/10/2024 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Từ đầu năm 2024 đến nay, tại nhiều địa phương đã liên tiếp xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm lớn, làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị, nguy cơ ngộ độc thực phẩm vẫn luôn hiện hữu.
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối với Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng...
Nhiều nơi cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp
SKĐS - Từ đầu năm học đến nay, một số địa phương đã cấm học sinh dùng điện thoại trong lớp, kể cả giờ ra chơi. Việc này nhằm giúp học sinh tập trung học, có thời gian tham gia vào các hoạt động của trường cũng như chơi với bạn bè.
Kết quả Nations League 11/10: ĐT Anh bất ngờ gục ngã
Kết quả Nations League 11/10 nhận được sự quan tâm với sự xuất hiện của những đội bóng lớn ở lượt đấu thứ ba.
Doanh nghiệp vẫn ngóng chương trình hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Nhiều doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề sau bão số 3, hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp mong muốn chương trình hỗ trợ khôi phục sản xuất kinh doanh nhanh chóng được triển khai.
Thời tiết hôm nay 11/10: Bắc Bộ có mưa vài nơi, ngày nắng nóng
VOV.VN - Thời tiết hôm nay 11/10, khu vực Bắc Bộ đêm có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Nhân dân mong muốn Thủ đô Hà Nội phát triển mạnh mẽ trong tương lai
Lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô đã mang lại nhiều cảm xúc cho các tầng lớp nhân dân, mỗi người đều có mong muốn đóng góp dựng xây cho sự phát triển của Thủ đô. Nhìn lại một chặng đường để Thủ đô Anh hùng bước tiếp, viết tiếp những trang sử vẻ vang của hôm nay và ngày mai.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ và ASEAN-Canada
VOV.VN - Chiều 10/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 21 và Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Canada.
Từ ngày 13/10, dừng miễn phí xe chở hàng cứu trợ bão lũ qua trạm thu phí
VTV.vn - Cục Đường bộ Việt Nam cho biết sẽ dừng miễn phí dịch vụ sử dụng đường bộ với các phương tiện vận chuyển hàng cứu trợ khi đi qua trạm thu phí từ...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Hà Nội xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn Thủ đô Hà Nội tiếp tục nỗ lực hơn nữa để trở thành tấm gương mẫu mực, tiêu biểu, là niềm tự hào của đồng bào và...
Cơ hội Vươn tầm cao mới
70 năm qua, kể từ sau Ngày Giải phóng (10-10-1954), Thủ đô Hà Nội đã có những bước phát triển đột phá, linh hoạt, sáng tạo, trong đó có công tác quy hoạch, xây dựng chính quyền đô thị, đầu tư kết cấu hạ tầng và hệ thống văn bản pháp luật...
Thủ đô Hà Nội 70 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển
Ngày Giải phóng Thủ đô 10-10-1954 là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới cho Thủ đô và đất nước.
Giữ vững tăng trưởng nông nghiệp
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2024 ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực nông, lâm, thủy sản chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ cơn bão số 3 vào tháng 9/2024 nên tăng trưởng chậm lại so với cùng kỳ các năm trước. Giá trị tăng thêm khu vực này 3 quý đầu năm 2024 tăng 3,20%, chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2020 trong giai đoạn 2020-2024; đóng góp 5,37% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Định hướng phát triển và hợp tác ASEAN
Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN năm 2025 với mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho hợp tác khu vực