Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, chuyên gia quốc tế nói gì?
Trước đó, Việt Nam cũng đã từng được bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Kể từ đó cho đến nay, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực để bảo vệ quyền con người và cải thiện cuộc sống của người dân. Vì vậy, theo Giáo sư Carl Thayer thuộc trường Đại học New South Wales của Australia, Việt Nam sẽ có những đóng góp tích cực nếu tiếp tục được bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Giáo sư Carl Thayer.
Vào tháng 2/2022, Việt Nam đã thông báo chính thức về việc ứng cử làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nhiệm kỳ 2023-2025, với tư cách là đại diện của ASEAN.
Không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia ASEAN tín nhiệm đề cử Việt Nam là đại diện cho mình tham gia Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc. Những đóng góp của Việt Nam trong khuôn khổ ASEAN trong vấn đề nhân quyền, những việc mà Việt Nam đã làm được để cải thiện cuộc sống của người dân và đảm bảo thực hiện các quyền của người dân trong suốt những năm qua được thể hiện qua các con số thống kê cụ thể chính là những bằng chứng rất rõ ràng cho thấy Việt Nam xứng đáng là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025.
Giáo sư Carl Thayer thuộc trường Đại học New South Wales cho biết Việt Nam có nhiều nỗ lực thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững và đang trên đường đạt được các mục tiêu này. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc về việc thực hiện các mục tiêu này, Việt Nam đang được xếp hạng thứ 51 trong tổng số 165 quốc gia đang nỗ lực để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững với số điểm nhận được là 72.8%. Trong đó, ở mục tiêu phát triển bền vững thứ nhất, Việt Nam đang được đánh giá là đang trên lộ trình hoàn thành mục tiêu này. Với mục tiêu thứ hai, Việt Nam đang từng bước có những cải thiện để đạt được mục tiêu.
Không chỉ vậy, giáo sư Carl Thayer cũng cho biết, Việt Nam cũng đang được đánh giá rất cao ở Chỉ số lan tỏa được dùng để đánh giá chính sách của một quốc gia dựa trên tác động tới môi trường và xã hội thông qua thương mại, kinh tế-tài chính và an ninh khi được đánh giá tới 96.4% điểm.
Vì những nỗ lực và thành tựu này, giáo sư Carl Thayer cho rằng, Việt Nam sẽ có những đóng góp tích cực và thiết thực khi trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc: “Việt Nam là quốc gia đang phát triển có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc vì vậy có thể cung cấp những lời khuyên thiết thực về chính sách trong các vấn đề phức tạp về nhân quyền khi được bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc”.
Những thành quả về phát triển, kinh tế xã hội của Việt Nam không chỉ làm cho nhà nước vững mạnh hơn mà đang tạo ra những thay đổi rõ rệt trong đời sống xã hội của người dân. Giáo sư Carl Thayer dẫn thông tin cho biết, trong giai đoạn 2011 đến 2020, trong 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 6%. Trong năm 2020, Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong 6 nước này tăng trưởng dương với tốc độ 2,9%.
Dẫn kết quả việc thực hiện Chiến lược xóa đói giảm nghèo mà Việt Nam công bố vào năm 2002 Giáo sư Carl Thayer khẳng định, những thành tựu phát triển kinh tế đã góp phần quan trọng làm giảm số lượng người nghèo đói tại Việt Nam.
“Tỷ lệ các hộ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1992 xuống còn 15,5% vào năm 2008 và 7,6% vào năm 2013, và với các tiêu chí mới thì tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam chỉ còn 2,75% vào năm 2020. Kết quả này là bằng chứng rõ nét cho thấy chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam đã được cải thiện mạnh mẽ, đặc biệt là những người dân tộc thiểu số và sống ở vùng sâu, vùng xa”.
Trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, Việt Nam không chỉ đóng góp vào nỗ lực của khu vực và thế giới trong việc kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh mà còn có nhiều hành động thiết thực để bảo vệ sức khỏe của người dân. Giáo sư Carl Thayer khẳng định, với tư cách là Chủ tịch ASEAN vào năm 2020, trong bối cảnh việc đi lại giữa các nước bị hạn chế, Việt Nam đã thể hiện vai trò lãnh đạo khi tổ chức hội nghị trực tuyến giữa Bộ trưởng các nước thành viên ASEAN để bàn cách phối hợp.
Không chỉ dừng lại ở đó, giáo sư Carl Thayer cũng nhấn mạnh, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cũng đã thay mặt các nước phát triển phát biểu tại Liên Hợp Quốc đề nghị các nước chia sẻ quyền sở hữu trí tuệ giúp các quốc gia ứng phó với Covid-19 và tiếp cận vaccine công bằng. Không chỉ vậy, Việt Nam cũng đã rất thành công trong năm đầu tiên ứng phó với dịch bệnh và nỗ lực thuyết phục cộng đồng quốc tế cung cấp vaccine và triển khai các biện pháp giãn cách xã hội khi cần thiết để giảm sự lây lan của dịch bệnh và giúp người dân nâng cao việc bảo vệ sức khỏe
“Việt Nam đã thực hiện chính sách ngoại giao vaccine để có đủ số vaccine cần thiết cung cấp cho người dân. Việt Nam cũng đã ban hành các biện pháp giãn cách xã hội khi cần thiết và kết quả của nó là Việt Nam đã nhanh chóng từ bỏ chính sách zero Covid và ứng phó thành công với biến thể Omicron. Vì những đóng góp tích cực này mà Việt Nam được chọn là nơi đặt trung tâm Kiểm soát dịch bệnh khu vực của Mỹ”, ông Carl Thayer nói.
Với nhóm yếu thế là phụ nữ, giáo sư Carl Thayer cho rằng Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực để cải thiện cuộc sống, gia tăng cơ hội và sự đóng góp của phụ nữ trong xã hội khi ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới vào năm 2021-2030 để gia tăng sự đóng góp của phụ nữ tại nơi làm việc, tăng số lượng lãnh đạo là nữ giới lên đến 27% vào năm 2025 và giảm tỷ lệ việc nhà mà phụ nữ phải đảm nhiệm cũng như bảo vệ phụ nữ trong các vụ bạo lực gia đình.
Những thành tựu đã đạt được trong mọi mặt kinh tế, đời sống xã hội đang tạo ra một đất nước Việt Nam có nhiều tiềm năng và được cộng đồng quốc tế tin tưởng. Giáo sư Carl Thayer cho rằng, một trong những biểu hiện rõ nét nhất của điều này chính là việc nhận được sự tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế thông qua số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng. Giáo sư Carl Thayer trích dẫn số liệu cho biết, tính đến tháng 5/2022, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng 10.4% so với năm 2021.
Sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế không chỉ được gửi gắm qua việc đầu tư vào Việt Nam còn thể hiện qua việc các quốc gia lựa chọn Việt Nam là đại diện tại nhiều cơ chế đa phương như Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016 cũng như hai lần Việt Nam được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với nhiệm kỳ gần đây nhất là vào năm 2020-2021.
Mỗi lần đảm nhiệm các cương vị này, Việt Nam lại có thêm những đóng góp cho cộng đồng quốc tế và đều được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Vì vậy, việc Việt Nam ứng cử là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 sẽ tiếp tục trao cho Việt Nam cơ hội để có thể đại diện cho các nước thành viên ASEAN nói lên tiếng nói và sự quan tâm của khu vực tới vấn đề nhân quyền cũng như cùng với các thành viên khác của hội đồng góp phần giải quyết những thách thức về nhân quyền mà thế giới đang phải đối mặt./.
Theo: Việt Nga/VOV-Australia
Tin mới hơn
Danh sách 25 cá nhân được đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 3, năm 2024
Danh sách 25 cá nhân được đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 3, năm 2024
Những gói thầu thiếu sự cạnh tranh của Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia
Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) thực hiện đấu thầu hàng loạt gói thầu nhưng chỉ có duy nhất một đơn vị tham gia khiến mức độ cạnh tranh và tỷ lệ tiết kiệm thầu thấp.
Thời tiết ngày 14/10: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào, có nơi có dông
Thời tiết ngày 14/10, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có rào rải rác và có nơi có dông. Ở khu vực Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm.
Điểm sáng kinh tế - xã hội Việt Nam qua những chỉ số ấn tượng
Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức cả trong và ngoài nước, Việt Nam thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 vẫn đạt nhiều kết quả ấn tượng khi thuộc nhóm ít các nước tăng trưởng cao và ước cả năm 2024 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu.
Tắt sóng 2G: Quyền lợi của người dùng phải được đặt lên hàng đầu
VOV.VN - Từ ngày mai (15/10), các nhà mạng chính thức tắt sóng 2G. Những người còn sử dụng điện thoại “cục gạch” sẽ ra sao? Thuê bao của họ còn được giữ trong bao lâu khi họ quyết định chuyển đổi?
Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8
Ngày 14/10, tiếp tục chương trình Phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
“Gieo” công nghệ, “gặt” mùa vàng trải nghiệm
Trong thời đại 4.0, một cuộc cách mạng về phương thức làm việc âm thầm diễn ra tại ROX Group. Để tăng cường nội lực, ROX Group tập trung đầu tư chuyên sâu vào nền tảng con người, công nghệ. Đi đôi với đó là đưa công nghệ vào các sản phẩm, dịch vụ để “gieo trồng” những trải nghiệm khách hàng xuất sắc.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Nhà máy biến rác thải thành điện
Nhà máy Điện rác Sóc Sơn (đặt tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn) do Công ty cổ phần Năng lượng môi trường Thiên Ý Hà Nội quản lý, vận hành, có 5 lò đốt rác với công suất tiếp nhận và xử lý khoảng 5.000 tấn rác/ngày, công suất phát điện 90MW.
Chuyển đổi công nghiệp: Cơ hội dẫn đầu Đông Nam Á
Mô hình công nghiệp truyền thống phụ thuộc vào lao động giá rẻ và tiêu thụ năng lượng lớn đã trở nên lạc hậu trong thời kỳ kinh tế toàn cầu chuyển dịch sang kinh tế xanh.
Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVS): Backlog mảng xây lắp cơ khí ước đạt 5,5 tỷ USD trong 4 năm tới
TCCT chuỗi dự án Lô B - Ô Môn cùng với nhu cầu phát triển điện gió ngoài khơi tại thị trường trong nước lẫn quốc tế dự kiến sẽ tạo ra lượng việc khổng lồ cho Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã cổ phiếu PVS).
Thời tiết ngày 13/10: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng hanh
VTV.vn - Phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác; ngày nắng. Nhiệt độ thấp nhất từ 22-25 độ C, vùng núi có nơi dưới 22 độ C.
EVN tăng giá điện, người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền?
VTV.vn - EVN cho rằng, việc tăng giá điện lên 2.103,11 đồng/kWh, tương ứng 4,8% không làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Hôm nay, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam
VOV.VN - Hôm nay (12/10), Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12-14/10/2024 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Từ đầu năm 2024 đến nay, tại nhiều địa phương đã liên tiếp xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm lớn, làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị, nguy cơ ngộ độc thực phẩm vẫn luôn hiện hữu.
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối với Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng...