Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa như một mặt trận

VTV.vn - Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng ngòi bút như một vũ khí sắc bén, khích lệ đội ngũ văn nghệ sỹ trên mặt trận...
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa như một mặt trận

Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới, dù sinh thời, Người không có ý định dùng văn chương, nghệ thuật để lập thân lập nghiệp, cũng không nhận mình là một nhà thơ, nhà văn. Nhưng trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Người đã dùng ngòi bút như một vũ khí sắc bén, khích lệ đội ngũ văn nghệ sỹ trên mặt trận văn hóa văn nghệ sáng tác nên nhiều tác phẩm có giá trị thời đại, đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Đường Kách mệnh, Nhật ký trong tù, Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước; và Di Chúc. 5 tác phẩm, 5 di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận Bảo vật Quốc gia, thể hiện những giá trị lớn lao trong tư tưởng của Người về công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân.

GS. William Duiker, nhà sử học Hoa Kỳ chia sẻ: "Mỗi tác phẩm đều thể hiện ý chí sắt đá vượt qua khó khăn, nghịch cảnh của con người Việt Nam, hướng đến khát vọng độc lập tự do. Ý chí đó, khát vọng đó tác động đến cả dòng chảy lịch sử của cả nhân loại".

Qua nhiều tác phẩm thơ, bút ký, báo chí, với ngòi bút tố cáo tội ác thực dân, thức tỉnh dân tộc, Người đã mở đường trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

Theo GS.TS. Hoàng Chí Bảo: "Mỗi lời nói, mỗi câu văn của Bác có sức thuyết phục lạ lùng, mang cho chúng ta niềm tin".

"Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" là quan điểm xuyên suốt và nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Với trí tuệ và sức cảm hóa đặc biệt của một nhà văn hóa lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khích lệ, lôi cuốn đội ngũ văn nghệ sĩ tài năng đi theo Cách mạng, hình thành nên một nền văn nghệ cách mạng rực rỡ.

"Bác là người chiến sĩ tiên phong, người mở đường trên mặt trận văn hóa, văn nghệ của Đảng" - GS. Đinh Xuân Dũng, Nguyên Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương cho biết.

Từ một thanh niên yêu nước đến vị lãnh tụ vĩ đại, nhà văn hóa lớn, Bác luôn đề cao văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo nên văn hóa Hồ Chí Minh, hiện thân của văn hóa dân tộc. Như một học giả từng ca ngợi: Đó là văn hóa của tương lai.

Theo: vtv.vn

vtv.vn

Tin mới hơn

Thực hiện tốt chính sách tri ân người có công với cách mạng

Thực hiện tốt chính sách tri ân người có công với cách mạng

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân. Đối tượng người có công ngày càng được mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự bảo đảm công bằng và sự đồng thuận của xã hội.

Chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng

Chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng

VOV.VN - Thấm nhuần sâu sắc đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 77 năm qua, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tấm gương sáng của nền Báo chí cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tấm gương sáng của nền Báo chí cách mạng Việt Nam

VOV.VN - 30 năm (từ 1967 đến 1997), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho nghề báo và gắn bó với nghề báo ở Tạp chí Cộng sản. Sự nghiệp báo chí của đồng chí Nguyễn Phú Trọng gắn liền với sự nghiệp báo chí cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Các tổ chức quốc tế đánh giá cao những dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các tổ chức quốc tế đánh giá cao những dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các tổ chức quốc tế đã gửi điện chia buồn và đến viếng tại Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người phất cao ngọn cờ chống "giặc nội xâm"

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người phất cao ngọn cờ chống "giặc nội xâm"

Trên cương vị người đứng đầu Đảng CS Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó trọng tâm là phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 7 giờ ngày 25/7 đến 12 giờ ngày 26/7, có hơn 5.600 đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Đoàn ngoại giao, bạn bè quốc tế và đồng bào đã đến tiễn biệt Tổng Bí thư.

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

VTV.vn - Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h hôm nay (26/7) tại Nhà tang lễ Quốc gia. Lễ an táng diễn ra lúc 15h cùng ngày tại...

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Theo thống kê của UBND huyện Đông Anh (TP Hà Nội), tính đến 18h30 ngày 25/7, có hơn 36 nghìn người đến làng Lại Đà (xã Đông Hội) viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

VTV.vn - Tối 25/7, dòng người xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh vẫn đang nối dài.

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Dù nắm giữ các chức vụ cao của Đảng, công việc bộn bề những khi còn khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thường xuyên về làng Lại Đà (Đông Anh, Hà Nội) thăm hỏi người thân, bạn bè mỗi dịp lễ, Tết. Đó là những kỷ niệm không thể quên với họ hàng, làng xóm…

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Theo thông báo của Ban Tổ chức Lễ tang, lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 25/7 sẽ đến 22h nhưng càng về đêm, dòng người hướng về Nhà Tang...

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế mang dấu ấn thời đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện đậm nét và sâu sắc trong cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Nhân dân cả nước thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dân cả nước thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, nhớ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi tìm đọc những bài viết, những thước phim và những chỉ đạo của Tổng Bí thư trên các phương tiện thông tin, càng hiểu sâu sắc hơn về nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng ta - người đã dành trọn vẹn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân đến giây phút cuối cùng.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại