Từ 2025 không còn cơ chế tiền lương, phụ cấp đặc thù với cán bộ, công chức, viên chức
Ngày 22/5/2024, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 17/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Cụ thể, tại Chỉ thị này có nêu: Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 đảm bảo các quy định của pháp luật; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên NSNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách theo Nghị quyết 07-NQ/TW năm 2016 của Bộ Chính trị, gắn với việc đẩy mạnh sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập; Kinh phí về chế độ tiền lương mới, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024.
Bảo đảm nguồn lực để tiếp tục triển khai chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết 27-NQ/TW, Nghị quyết 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII) và Nghị quyết 104/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV.
Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo Nghị quyết 74/2022/QH15 ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN; xây dựng dự toán sát khả năng thực hiện phân bổ trước ngày 31 tháng 12, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau.
Chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ trùng lắp, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm 2025. Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành. Sử dụng hiệu quả nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ lưu ý về chi đầu tư phát triển: Kế hoạch đầu tư công vốn NSNN năm 2025 bố trí cho các nhiệm vụ, dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân của từng nhiệm vụ, dự án, bảo đảm phân bổ, giao chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án trước ngày 31 tháng 12 năm 2024; khắc phục tình trạng phân bổ vốn manh mún, dàn trải, kém hiệu quả, giao vốn nhưng không phân bổ hết nguồn vốn được giao, đảm bảo tiến độ phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng dự toán chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở định hướng tại Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII và các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2024, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN theo đúng Nghị quyết 19-NQ/TW; các đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2024 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN đảm bảo.
Đối với các cơ quan, đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính đặc thù: Từ năm ngân sách 2025, các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước không còn được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù về tiền lương, phụ cấp, thu nhập và kinh phí thường xuyên. Các đơn vị lập dự toán thu, chi năm 2025 trên cơ sở quyết định của có cấp thẩm quyền về cơ chế tài chính áp dụng từ ngày 01/7/2024 và cho năm 2025, phù hợp với Nghị quyết 104/2023/QH15 của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2024.
Chỉ thị cũng nêu rõ, các bộ, cơ quan trung ương căn cứ vào chế độ tiền lương, lương hưu, trợ cấp đối với người có công, các chính sách an sinh xã hội được cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện trong năm 2024 để rà soát, lập dự toán cho năm 2025, chi tiết quỹ lương, các khoản đóng góp, các chính sách, chế độ chi cho con người, kèm theo mức tăng, giảm cụ thể; các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế (nếu có).
Theo: vtv.vn
vtv.vn
Tin mới hơn
Từ hôm nay (1/12), chính thức tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội
VTV.vn - Từ 1/12, tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam theo bậc quân hàm được tăng từ 1 đến 5 tuổi so với trước đây.
Đạt 9,2 tỷ USD sau 11 tháng, xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD
Lũy kế đến cuối tháng 11/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt gần 9,2 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm trước.
Thời tiết ngày 1/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù
VTV.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 1/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm.
Chủ tịch Quốc hội: Khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
VTV.vn - Chiều 30/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8.
Cảnh giác trước thủ đoạn "vé máy bay giá rẻ" dịp cận Tết Nguyên đán
VTV.vn - Trước nhu cầu về quê ăn Tết của người dân, nhiều đối tượng đã sử dụng các biện pháp tinh vi hòng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua "vé máy bay...
Doanh nghiệp đón đầu đường sắt tốc độ cao
VTV.vn - Với tổng mức đầu tư lên tới hàng chục tỷ USD, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là một "cơ hội vàng" của các nhà thầu, doanh nghiệp...
Bắc Bộ đêm và sáng trời rét, Nam Bộ chiều tối mưa dông
VTV.vn - Hôm nay, Bắc Bộ trời hanh khô, rét về đêm và sáng sớm, đến trưa chiều, bầu không khí sẽ ấm lên, nền nhiệt tăng nhanh. Nam Bộ mưa dông trong chiều...
Nợ xấu có thể sẽ tăng
VTV.vn - Khi thông tư hết hiệu lực, đồng nghĩa là những khoản nợ thực chất sẽ được ghi nhận và có thể nợ xấu của tổ chức tín dụng sẽ tăng lên.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Truyền hình trực tiếp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
VTV.vn - Phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV được truyền hình trực tiếp vào lúc 15h30 ngày 30/11 trên kênh VTV1 để cử tri và nhân dân theo dõi.
Lịch thi đấu bóng đá Việt Nam hôm nay 29/11: Đọ sức với đội bóng K-League
VOV.VN - Lịch thi đấu bóng đá Việt Nam hôm nay 29/11 nhận được sự quan tâm khi ĐT Việt Nam sẽ chạm trán đội bóng K-League.
Thời tiết hôm nay 29/11: Hà Nội đêm và sáng rét, ngày nắng
VOV.VN - Thời tiết hôm nay 28/11, Hà Nội có mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3. Đêm và sáng trời rét.
Giá vàng hôm nay 29/11: Vàng thế giới giảm còn 2.644,5 USD/oz
VOV.VN - Giá vàng hôm nay sáng 29/11, SJC đang niêm yết giá vàng miếng 82,9 - 85,4 triệu đồng/lượng, ngang bằng giá mua vào và bán ra so với cuối phiên trước, cùng lúc giá vàng thế giới giảm 2 USD/oz về mức 2.644,5 USD/oz.
Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với những quy định mới từ thị trường EU
VOV.VN - Để ứng phó với những quy định mới từ thị trường EU, các cơ quan quản lý cần có những hướng dẫn và giải pháp hỗ trợ cụ thể. Các DN cần chủ động thay đổi tư duy, chuyển đổi sản xuất theo hướng tuần hoàn, bền vững...
Tinh gọn bộ máy sẽ gỡ “nút thắt của nút thắt” thể chế
VOV.VN - Để thực hiện được kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu chuỗi 7 nhóm vấn đề. Đầu tiên trong đó là nhóm vấn đề thể chế hóa. Tổng Bí thư cho rằng, đây là “nút thắt của nút thắt” và để thể chế hóa lại trước hết phải thực hiện một bước rất quan trọng là tinh gọn lại bộ máy.
Ngày 28/11, Quốc hội tiến hành công tác nhân sự
VTV.vn - Sau khi miễn nhiệm các chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ GTVT, Quốc hội sẽ phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự mới đối với 2 chức danh này.
Tốc độ khai thác tối đa cho phép trên đường cao tốc là 120km/h
(CLO) Theo quy định tại Thông tư mới do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ban hành, tốc độ khai thác tối đa cho phép trên đường cao tốc là 120km/h và đường cao tốc phải được đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa, tốc độ khai thác tối thiểu.