Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Triển khai nhiều phương án bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân

 Nhấn mạnh công tác bảo đảm an toàn cho người dân là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, nhất là người dân vùng dễ xảy ra thiên tai, lũ ống, lũ quét, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các đoàn kiểm tra tập trung kiểm tra các phương án về ứng phó với thiên tai của chính quyền địa phương, phương án sơ tán người dân tại các vùng có nguy cơ thiệt hại...

tin nhap 20180716225201
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trước tình hình diễn biến phức tạp của thiên tai trên thế giới và Việt Nam gần đây, chiều 16/7, tại trụ sở Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (PCTT), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, đã chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành là thành viên Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT, các bộ, ngành liên quan, để đưa ra các giải pháp chỉ đạo, điều hành, ứng phó với thiên tai trong thời gian tới. Cùng dự buổi làm việc có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT- Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT Nguyễn Xuân Cường. Trên thế giới, những tháng đầu năm 2018 đã xuất hiện nhiều thiên tai cực đoan, đặc biệt nghiêm trọng tại Nhật Bản và Trung Quốc. Từ ngày 6-12/7, tại Nhật Bản, lũ, lũ quét, sạt lở đất xảy ra nghiêm trọng tại các tỉnh miền Tây khiến hơn 200 người thiệt mạng và 30 người mất tích. Hiện nay, tại Trung Quốc, lũ lụt tại 241 con sông/16 tỉnh làm hàng chục người thiệt mạng, ảnh hưởng hơn 1 triệu người và gây thiệt hại kinh tế ước tính 3,87 tỷ USD.

Tiếp theo một năm 2017 thiên tai kỷ lục, từ đầu năm 2018 đến nay, trên cả nước đã xảy ra 14 loại hình thiên tai, bao gồm: 2 cơn bão, 3 ATNĐ, 88 trận dông, lốc sét, 7 trận lũ quét, sạt lở đất, 7 đợt gió mạnh trên biển, 4 đợt rét đậm, rét hại… trong đó đặc biệt tại 11 tỉnh miền núi phía bắc đã xảy ra trận lũ quét, sạt lở đất từ ngày 23-26/6 gây thiệt hại lớn về người và tài sản; mưa đá, dông lốc trên diện rộng từ 14-15/4... Thiên tai từ đầu năm đã làm 75 người chết và mất tích, 48 người bị thương; 509 nhà bị đổ, sập và 12.571 nhà bị hư hại, tốc...; tổng thiệt hại về kinh tế ước tính trên 868 tỷ đồng.

Hiện nay, xuất hiện đồng thời 2 ATNĐ: Một ATNĐ hoạt động gần phía nam vịnh Bắc Bộ, cách bờ biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh khoảng 120-150 km. Đồng thời, trên vùng biển Đông Bắc đảo Luzon (Philippines) xuất hiện một ATNĐ. Dự báo, sáng sớm mai ATNĐ sẽ đi vào Biển Đông, di chuyển nhanh theo hướng tây; đến sáng ngày 18/7 có khả năng mạnh lên thành bão trên khu vực phía đông vịnh Bắc Bộ; dự kiến sẽ đổ bộ vào các tỉnh Bắc Bộ trong chiều tối và đêm ngày 18/7.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đánh giá, năm nay thời tiết, thiên tai diễn biến rất phức tạp, bất thường không chỉ ở Việt Nam mà còn thế giới. Tình hình đó đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của người dân, Nhà nước; ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đã lần đầu tiên tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai; sau Hội nghị, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 giao các bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp toàn diện cho công tác phòng, chống thiên tai. Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 13/7/2018 về công tác phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi.

Tuy nhiên công tác phòng chống thiên tai trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, bất cập. Chính quyền, người dân ở một số vùng, địa phương có tư tưởng chủ quan với công tác phòng chống thiên tai, chỉ khi xảy ra sự cố thiên tai mới tập trung ứng phó.

tin nhap 20180716225201
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Công tác dự báo thiên tai, lũ bão trong thời gian qua đã được thực hiện tốt hơn, nhưng một số vấn đề cần dự báo vẫn còn khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu như: Dự báo khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét... gây khó khăn trong công tác ứng phó với thiên tai.

Hệ thống công trình phòng chống thiên tai như hồ đập, đê sông, đê biển... vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế. Nhiều hệ thống đê còn nhỏ, thiếu cao trình chống lũ; phần lớn đê biển mới chống được bão cấp 10, trong khi các cơn bão lớn diễn biến bất thường do biến đổi khí hậu... Đặc biệt nhiều vị trí đê điều, hồ chứa bị sự cố, xung yếu nhưng chưa đủ nguồn lực để khắc phục nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn (244 km đê có nguy cơ bị tràn, 750 km đê có nguy cơ bị sự cố, 700 hồ chứa hư hỏng, xung yếu…)

Phó Thủ tướng cũng cho rằng, một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự chủ động thực hiện chức năng được phân công về công tác phòng chống thiên tai.

Thành lập nhiều đoàn kiểm tra về các địa phương

Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, dự báo năm nay mưa sẽ rất lớn; có khả năng xảy ra lũ lớn. Hiện đang bước vào mùa mưa bão và cao điểm sẽ vào tháng 7-8.

Do đó, trong thời gian trước mắt, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung các phương án nhằm giảm thiểu thiệt hại về tính mạng, tài sản của người dân; bảo vệ an toàn các công trình hạ tầng, giao thông, nhà ở cho người dân; bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Để làm được việc này, Phó Thủ tướng đề nghị ban, các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc triển khai Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai; Chỉ thị 19/CT-TTg năm 2018 về công tác phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu...

Trước mắt, tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới đang vào nước ta để có biện pháp ứng phó kịp thời; lên phương án bảo vệ các phương tiện hoạt động trên biển; sơ tán người dân khỏi những vùng nguy cơ lũ ống, lũ quét...; bên cạnh đó tiếp tục khắc phục hậu quả của đợt mưa lũ vừa qua ở các tỉnh phía bắc.

tin nhap 20180716225201
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nghe báo cáo về tình hình dự báo mưa bão tại phòng trực ban 1 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Từ nay đến cuối năm, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phải phối hợp thành lập các đoàn kiểm tra tất cả các địa phương, chú ý các địa phương dễ xảy ra thiên tai lớn, dễ có thiệt hại.

Trong đó, tập trung kiểm tra các phương án phòng chống thiên tai của các địa phương; kiểm tra các phương tiện tìm kiếm cứu nạn; kiểm tra công tác an toàn hồ đập, nhất là những đập thủy điện yếu, đã xây dựng lâu năm. Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn vận hành hồ chứa; kiểm tra công tác phân lũ, đặc biệt ở các dòng sông lớn, chú ý bảo đảm an toàn cho các vùng hạ lưu. Kiểm tra công tác bảo vệ đê điều, chống sạt lở đất ở bờ sông, bờ biển, kiểm tra các tuyến đê yếu; kiểm tra công tác bảo vệ các công trình hạ tầng quan trọng như hệ thống điện, đường giao thông, trụ sở, bệnh viện, trường học và nhà cửa của người dân...

Nhấn mạnh công tác bảo đảm an toàn cho người dân là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, nhất là người dân vùng dễ xảy ra thiên tai, lũ ống, lũ quét, Phó Thủ tướng yêu cầu các đoàn kiểm tra tập trung kiểm tra các phương án về ứng phó với thiên tai của chính quyền địa phương, phương án sơ tán người dân tại các vùng có nguy cơ thiệt hại...

Phó Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ đôn đốc Bộ Tài chính xem xét, thực hiện bố trí kinh phí kịp thời để xử lý cấp bách các công trình đê điều, hồ chứa bị sự cố trong bão, mưa lũ năm 2017; bố trí kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách 2018 để hỗ trợ các tỉnh miền núi phía bắc bị thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất từ ngày 23-26/6/2018; bố trí kinh phí xây dựng trung tâm điều hành phóng, chống thiên tai cấp quốc gia; hoàn thành trong năm 2020.

Đỗ Hương-Nhật Bắc

Theo (Chinhphu.vn)

Tin mới hơn

Bứt phá từ khởi nghiệp sáng tạo

Bứt phá từ khởi nghiệp sáng tạo

Khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy doanh nghiệp luôn là một nguồn lực quan trọng của mỗi quốc gia, nhất là trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Với thế mạnh đó, việc hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo đặc biệt phù hợp với các quốc gia có thu nhập trung bình.Việt Nam xác định đây là động lực chính để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả cũng như sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Người dân các thành phố lớn về quê dịp nghỉ lễ

Người dân các thành phố lớn về quê dịp nghỉ lễ

Tuy phải sang ngày 27/4 mới bắt đầu dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, song từ đầu giờ chiều 26/4, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ,... người dân đã bắt đầu dồn về các nhà ga, bến xe để về quê hoặc đi du lịch.

Giá vàng hôm nay 27/4: “Đổ xô” mọi kỷ lục?

Giá vàng hôm nay 27/4: “Đổ xô” mọi kỷ lục?

Giá vàng hôm nay 27/4 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Việt Nam có đại diện lọt top “ngôi sao đang lên” của Edtech thế giới

Việt Nam có đại diện lọt top “ngôi sao đang lên” của Edtech thế giới

Nền tảng giáo dục trực tuyến VUIHOC của Việt Nam là đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt bảng xếp hạng “ngôi sao đang lên” về Edtech do tạp chí TIME và Statista bình chọn.

Thời tiết ngày 27/4: Nhiều nơi nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C

Thời tiết ngày 27/4: Nhiều nơi nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C

VTV.vn - Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất 37-39 độ, có nơi trên 39 độ.

Bản hùng ca thời bình trên đất Mường Phăng

Bản hùng ca thời bình trên đất Mường Phăng

Năm tháng qua đi, vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ – nơi đặt Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã khoác lên mình màu áo mới. Những bản hùng ca của thời bình đang được viết tiếp bằng niềm tự hào, sự trân quý của cấp uỷ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.

Nắng nóng gay gắt tiếp diễn ở nhiều khu vực

Nắng nóng gay gắt tiếp diễn ở nhiều khu vực

VOV.VN - Ngày 25/4, khu vực từ Quảng Trị đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39 độ, có nơi trên 39 độ.

Chuyên gia hiến kế bảo vệ an toàn cây xanh trong mùa mưa bão ở đô thị

Chuyên gia hiến kế bảo vệ an toàn cây xanh trong mùa mưa bão ở đô thị

VOV.VN - Mùa mưa bão đang đến gần, đặc biệt dưới tác động của hiện tượng El Nino, các cơn bão cũng bất thường hơn và khó đoán định hơn. Mưa lớn, dông lốc có thể khiến cây xanh đô thị bị gãy đổ, tiềm ẩn nguy hiểm đối với người tham gia giao thông và gây thiệt hại lớn về tài sản. Làm gì để bảo vệ an toàn cây xanh trong mùa mưa bão là vấn đề nhiều người quan tâm.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cuộc đấu trí cân não

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cuộc đấu trí cân não

VOV.VN - Chiến dịch Điện Biên Phủ một cuộc đấu trí vô cùng căng thẳng, khốc liệt, thử thách lòng quả cảm và ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc Việt Nam trước đội quân xâm lược hùng mạnh.

Ma túy núp bóng bánh quy, kẹo dẻo... len lỏi vào giới trẻ

Ma túy núp bóng bánh quy, kẹo dẻo... len lỏi vào giới trẻ

VTV.vn - Mới đây, hơn 10 kg ma túy được tẩm trong bánh quy, kẹo dẻo, thuốc lá điện tử... đã bị Công an tỉnh Tuyên Quang phối hợp với các địa phương phát...

Chiến dịch Trần Đình - Mật danh của Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Trần Đình - Mật danh của Chiến dịch Điện Biên Phủ

VTV.vn - Nhờ tinh thần yêu nước và lòng quả cảm của quân và dân ta, Chiến dịch Trần Đình hay Chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng, ''lừng lẫy năm châu,...

Hiệp định Geneve - Hòa bình cho Việt Nam

Hiệp định Geneve - Hòa bình cho Việt Nam

VTV.vn - Hiệp định Geneve cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc bị áp bức đứng lên giải phóng dân tộc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

VTV.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng...

Nắng nóng kéo dài trong nhiều ngày tới

Nắng nóng kéo dài trong nhiều ngày tới

VTV.vn - Ngày 25/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ. Ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt.

Xe buýt Hà Nội tăng chuyến phục vụ nghỉ lễ 30/4 -1/5

Xe buýt Hà Nội tăng chuyến phục vụ nghỉ lễ 30/4 -1/5

Kinhtedothi - Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân bằng xe buýt trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã tăng cường xe cho các ngày cao điểm.

Các không gian đi bộ tại quận Hoàn Kiếm hoạt động trong suốt kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5

Các không gian đi bộ tại quận Hoàn Kiếm hoạt động trong suốt kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5

NDO - Trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, các không gian đi bộ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) hoạt động từ tối 26/4 đến hết ngày 1/5. Tuy nhiên, trong tuần đầu tiên của tháng 5, các không gian đi bộ này chỉ hoạt động trong hai ngày 4 và 5/5.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại