Trẻ mắc bệnh tâm thần vì lạm dụng mạng xã hội
![]() |
Bố mẹ thường xuyên công tác xa nhà, Khang ở với bà nội, được "thoải mái" dùng điện thoại và máy tính. Đầu năm nay, người mẹ xin chuyển việc về gần nhà để đưa đón và chăm sóc con, xác định dồn mọi nguồn lực giúp Khang thi đỗ trường chuyên. Thời gian này, chị phát hiện con học hành sa sút, không tập trung, thường xuyên cáu giận, mệt mỏi, có xu hướng rút lui khỏi mọi hoạt động xã hội.
Một lần, vô tình kiểm tra điện thoại, người mẹ phát hiện Khang tham gia vào các hội nhóm tiêu cực trên mạng xã hội, thường xuyên chat online với các ngôn từ tục tĩu. Đặc biệt, lịch sử truy cập xuất hiện nhiều nội dung dạy cách tự làm đau (self harm), các thử thách gây hại, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Khi bị gia đình tịch thu điện thoại, Khang đã phản kháng, thậm chí đòi tự tử.
Đến Bệnh viện Tâm thần Mai Hương đầu tháng 6, nam sinh tâm sự với bác sĩ "thích xem hình ảnh tai nạn, chảy máu vì dễ chịu, thư giãn", thêm rằng "không thể rời bỏ mạng xã hội". Qua khám và làm các xét nghiệm, Khang được chẩn đoán mắc chứng nghiện mạng xã hội, trầm cảm nặng, phải nhập viện điều trị nội trú.
Cũng nghiện mạng xã hội, năm ngoái, con gái 16 tuổi của chị Hồng, ở Thanh Xuân, phải nhập viện vì rối loạn lo âu chỉ sau một tháng nghỉ hè. Người mẹ kể cô bé có thói quen "ôm" điện thoại lúc ăn, ngủ và cả đi tắm. Em thường xuyên thức khuya lướt mạng đến khi ngủ thiếp đi vì mệt. Song chỉ cần nghe chuông báo từ điện thoại, nữ sinh nhanh chóng bật dậy mở xem.
Nhận thấy con lạm dụng mạng xã hội, chị yêu cầu con chỉ được dùng điện thoại mỗi ngày 3 giờ. "Bị giới hạn thời gian, con luôn vùng vằng, khó chịu, thường xuyên lấy máy chơi lúc tôi không có nhà", chị kể.
Dần dần, nữ sinh sụt cân nhanh, tự nhốt mình trong phòng, thường nghe thấy tiếng mắng chửi bên tai. Chị đưa con đi khám, nhận chẩn đoán bị trầm cảm với triệu chứng loạn thần, phải điều trị thuốc kết hợp liệu pháp tâm lý, không được tiếp xúc điện thoại.
Nhiều người Việt Nam nghiện lướt mạng xã hội. Ảnh: Pexels
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nghiện là trạng thái phụ thuộc định kỳ hoặc mãn tính vào các chất hoặc hành vi. Đặc trưng của trạng thái này là việc không thể kiểm soát hành vi nhiều lần, bất chấp những tác động và hậu quả tiêu cực, nhằm đạt mục đích giữ cho con người ở trạng thái vui vẻ ngay lập tức, hoặc giảm cảm giác khó chịu.
Nghiện mạng xã hội được biểu hiện bằng việc luôn bận tâm và liên tục sử dụng internet; nhu cầu dùng ngày càng tăng, "không thể chịu đựng nếu không vào mạng"; buồn, ủ rũ chán nản khi không được dùng; sử dụng mạng như một biện pháp để thoát khỏi các vấn đề bản thân...
Tại Việt Nam, tình trạng lệ thuộc mạng xã hội được các chuyên gia đánh giá là rất phổ biến. Báo cáo Digital 2021 cho thấy mỗi ngày, người Việt dùng Internet trung bình 6 tiếng 47 phút, trong đó 2 tiếng 21 phút dành riêng cho mạng xã hội. Hiện chưa có thống kê về số trẻ vị thành niên nghiện mạng xã hội. Song tỷ lệ học sinh mắc các chứng rối loạn tâm thần ngày càng tăng, và mạng xã hội là một trong nguyên nhân gây ra tình trạng trên.
Mới đây, trên tờ NYtimes, Tổng Y sĩ Mỹ Vivek Murthy đã bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về những tác động tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội quá mức, đặc biệt với giới trẻ. Ông Murthy chỉ ra một loạt nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa việc sử dụng mạng xã hội với các vấn đề sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm.
Nghiên cứu đăng trên American Journal of Preventive Medicine cho thấy, thanh thiếu niên 12-15 tuổi sử dụng mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày, có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần cao gấp đôi so với những người không sử dụng.
Công trình khác đăng trên Nature Communications, do nhóm nghiên cứu từ Đại học Cambridge (Anh) thực hiện, cho thấy nữ giới 11-13 tuổi và nam giới 14-15 tuổi là hai nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi mạng xã hội.
Theo các chuyên gia, việc trẻ tiếp xúc, sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, mạng xã hội quá nhiều sẽ thay thế các hoạt động quan trọng giúp phát triển bộ não như ngủ, tập thể dục, gặp gỡ người thân, bạn bè. Các nền tảng mạng xã hội tràn ngập nội dung cực đoan, có hại, gồm cả những nội dung nguy hiểm nhưng được "bình thường hóa", như hành vi tự làm hại bản thân, rối loạn ăn uống, tự sát...
Không những vậy, người dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội thường so sánh bản thân với người khác, cảm thấy thua kém, dễ dẫn đến thất vọng, trầm cảm. Áp lực trước những hình ảnh đẹp đẽ, hào nhoáng trên mạng xã hội, cũng như áp lực từ lượt thích (like) và bình luận khiến người trẻ đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe tâm lý, điển hình là chứng rối loạn lo âu.
Ngoài ra, sự tập trung quá mức vào mạng xã hội của người trẻ ngăn cản họ hình thành những mối quan hệ thực tế. Nghiện mạng xã hội khiến họ không còn dành thời gian để suy nghĩ về những mục tiêu trong cuộc sống, gây mất động lực, đồng thời kích thích những suy nghĩ tiêu cực. Thể chất của trẻ cũng gặp vấn đề như cận thị, đau cổ, thoái hóa cột sống cổ, hội chứng co cứng cơ cột sống, rối loạn giấc ngủ...
Để phòng ngừa, thạc sĩ Vương Nguyễn Toàn Thiện, Giám đốc chuyên môn Trung tâm tham vấn và trị liệu tâm lý Lumos, cho biết việc giáo dục và truyền thông những tác hại của mạng xã hội cần được đẩy mạnh trong gia đình cũng như nhà trường.
Những kỹ năng về cách tự bảo mật thông tin cá nhân, chống nguy cơ bắt nạt, xâm hại trên không gian mạng cần được chú trọng như một kỹ năng sống cho học sinh trong thời hiện đại. Ngoài ra, những bộ câu hỏi đánh giá nguy cơ nghiện internet cũng cần được các chuyên gia tâm lý xây dựng để giúp thầy cô nhận diện được các học sinh có vấn đề.
Một trong những cách thức cơ bản mà phụ huynh có thể áp dụng là hãy chấp nhận và khen ngợi những điểm tích cực ở con. Đừng so sánh trẻ với "con nhà người ta" hoặc các chuẩn mực mà ba mẹ muốn hướng đến.
Thực tế, mối quan hệ gia đình vẫn là nền tảng cho việc phát triển tinh thần lành mạnh ở trẻ em. Một bữa cơm chung không dùng thiết bị điện tử có thể giúp cha mẹ, con cái lắng nghe và quan tâm nhau hơn. "Đó cũng là cách cha mẹ dạy cho con cái hiểu về những giá trị tốt đẹp thực tế bên ngoài không gian ảo", thạc sĩ Thiện nói.
Theo: Thúy Quỳnh - Mỹ Ý (vnexpress.net)
*Tên nhân vật được thay đổi
vnexpress.net
Tin mới hơn

Ngày 17/6, Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 17/6/2025 Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2025.

“Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân” - Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho báo chí hôm nay
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho ra mắt cuốn sách đặc biệt mang tên “Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”.

Đến năm 2040, AI sẽ đóng góp 120-130 tỷ USD cho kinh tế Việt Nam
Dự báo đến năm 2040, AI sẽ trở thành yếu tố cốt lõi trong quá trình tăng trưởng kinh tế, đóng góp từ 120-130 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam.

Đa dạng thị trường tiêu thụ rau quả
Theo Cục Hải quan, tính sơ bộ trong tháng 5/2025, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt hơn 496 triệu USD, giảm 33,5% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm, khiến 5 tháng đầu năm 2025 chỉ đạt gần 2,2 tỷ USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ.

Chương trình Vinh Quang Việt Nam – tôn vinh công nhân thời chuyển đổi số
GDVN - Chương trình Vinh Quang Việt Nam không chỉ tôn vinh thành tích mà còn khơi dậy khát vọng cống hiến.

23 chính sách đặc thù đầu tư phát triển hệ thống đường sắt
Ngày 16/6, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trình bày tờ trình dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Trong đó, đã luật hóa nội dung dự thảo Nghị quyết các cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt vào 20 Điều của dự thảo Luật. Trong số 23 chính sách đặc thù tại dự thảo Nghị quyết, có 4 chính sách quy định tại dự thảo Luật đã trình trước đó.

Dự báo thời tiết 17/6/2025: Miền Bắc nắng gián đoạn, diễn biến mưa giông
Dự báo thời tiết 17/6/2025, miền Bắc nắng gián đoạn, tiếp tục mưa giông vào chiều tối. Trung Bộ còn nắng nóng mạnh. Tây Nguyên và Nam Bộ mưa to cục bộ.

Từ 1/7, người tham gia BHYT được quỹ BHYT thanh toán các chi phí nào?
Nhiều người thắc mắc, từ tháng 7/2025, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán những khoản nào?
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Quốc hội thông qua sửa 5 điều của Hiến pháp, kết thúc hoạt động cấp huyện từ 1/7
VTV.vn - Sáng 16/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với 100% đại biểu có mặt biểu quyết...

Chính thức: Nhà giáo được hưởng lương cao nhất trong thang bậc lương
VTV.vn - Luật Nhà giáo quy định, lương của nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Trung Bộ nắng cả tuần, trung du Bắc Bộ mưa dông
VTV.vn - Trong tuần này, vùng núi trung du Bắc Bộ sẽ liên tục có mưa dông, còn tại Trung Bộ duy trì nắng nóng cả tuần.

Chạy bộ giúp kích hoạt gene chống lại bệnh Alzheimer
VTV.vn - Một nghiên cứu mới của hệ thống y tế Mass General Brigham (Mỹ) phát hiện việc vận động thể chất tác động trực tiếp đến các tế bào não.

Quảng cáo trên mạng: Loạn thật - giả, thiệt hại thật
VTV.vn - Khi quảng cáo trên mạng tràn lan không kiểm soát, người tiêu dùng lạc vào 'ma trận' hàng giả, thương hiệu uy tín bị ảnh hưởng, còn doanh nghiệp...

Cục Cảnh sát giao thông thông tin về cấp biển số xe sau sáp nhập tỉnh
VTV.vn - Cục Cảnh sát giao thông vừa có thông tin về việc đăng ký, cấp biển số xe sau sáp nhập tỉnh.
Chính sách mới về tinh giản biên chế
VTV.vn - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP ngày 15/6/2025 quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.

Sáp nhập tỉnh, thành không ảnh hưởng đến đề thi tốt nghiệp THPT 2025
VTV.vn - Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, việc sáp nhập tỉnh, thành phố không ảnh hưởng đến đề thi cũng như công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm...